Chủ Nhật, Tháng Năm 12, 2024

Cảm nhận bóng đêm cùng người khiếm thị

(SGTTO) – Trong con hẻm nhỏ số 180 đường Hai Bà Trưng, quận 1, TPHCM có một cụm nhỏ quán xá được phục vụ bởi người khiếm thị và khiếm thính. Trong đó, Noir. Dinning in the Dark – nhà hàng phục vụ thực khách trong bóng tối đã thu hút được sự quan tâm của nhiều người ở ý nghĩa nhân văn của mình.

Một góc trong nhà hàng Noir. Dining in the Dark.

Khách vào nhà hàng được một người phục vụ khiếm thị dẫn vào bàn trong phòng chờ để làm quen với bóng tối. Tại đây, thực khách sẽ chơi trò ghép hình vào khung gỗ trong khi đeo miếng bịt mắt để làm quen với cách sử dụng mọi thứ trong bóng tối rồi mới bám vào vai người phục vụ để đi vào trong bàn ăn bên trong.

Khách được bịt mắt và chơi trò xếp hình để làm quen với bóng tối. Ảnh: Mỹ Huyền

Trong phòng ăn tối om, chỉ le lói một ánh đèn từ máy camera giám sát để phòng trường hợp bất trắc. Khách cũng được nhắc nhở không sử dụng điện thoại để tránh ánh sáng từ đèn trên điện thoại hắt sang bàn bên cạnh.

Khi người phục vụ mang món ăn ra, họ sẽ đọc tên các dụng cụ và món ăn được đặt ở đâu, nếu khách không tìm được thì có thể đưa tay cho người phục vụ để họ cầm tay để lên đúng chỗ có muỗng hoặc đĩa.

Các món ăn ở đây được nấu theo kiểu Âu – Á và không thật quá nóng để người ăn không bị phỏng tay khi lỡ đụng vào trong bóng tối. Quán có nhiều phòng tối và mỗi phòng có 10 bàn (ngồi khoảng 2 người/bàn) được sắp dọc theo cạnh các bức tường. Tuy nhiên, họ cũng khuyến cáo khách không nên tự ý đi lại mà nên gọi người phục vụ đến giúp nếu muốn đi ra ngoài vì bố cục các bàn ăn có thể thay đổi vị trí tùy theo nhu cầu đặt tiệc của thực khách nếu đoàn khách đông người.

Blanc. do người khiếm thính phục vụ. Ảnh: Mỹ Huyền

Bên cạnh Noir. Dinning in the Dark là nhà hàng Blanc. do người khiếm thính phục vụ. Cũng như Noir. Dinning in the Dark, Blanc. cũng là nơi tạo công ăn việc làm cho người khiếm thính. Khách vào đây sẽ được học một số dấu hiệu cơ bản của ngôn ngữ ra dấu dành cho người khiếm thính để giao tiếp với phục vụ khi cần gọi món.

Sổ tay ghi chú các ký hiệu giao tiếp với người khiếm thính trong nhà hàng Blanc. Ảnh: Mỹ Huyền

Ngoài ra, trong con hẻm này còn có Noir spa do người khiếm thị làm dịch vụ xoa bóp và shop hoa tươi Lá Hoa do người khiếm thính cắm hoa. Những nhân viên ở đây đã được đào tạo bài bản và phục vụ rất ân cần. Các nơi này mở cửa từ 8:30 đến 21:00 giờ tùy theo ngày trong tuần.

Mỹ Huyền

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Tìm hiểu 3 phòng tranh đậm nét nghệ thuật ở TPHCM

0
(SGTTO) - Phòng tranh không chỉ trưng bày các tác phẩm mà còn là nơi các nghệ sĩ chia sẻ cảm xúc của mình...

Những ngày sống giãn cách xã hội của một blogger du...

0
(SGTTO) - Dù phải hủy nhiều chuyến đi do ảnh hưởng dịch Covid-19 nhưng blogger du lịch Bùi Thanh Tâm (Tâm Bùi) không nản lòng mà...

Không gian đô thị tại các hẻm Sài Gòn thu hút...

0
(SGTTO) - Dạo chơi Sài Gòn, khám phá những con hẻm luôn mang lại nhiều điều mới mẻ. Ông Andrew Stiff, người Anh, sau...

Nhiều hoạt động liên quan đến bánh mì trong tuần lễ...

0
(SGTTO) - Nhân kỷ niệm năm thứ 9 mục từ “bánh mì” được từ điển Oxford ghi nhận (24-3-2011 đến 24-3-2020) và hiện tượng...

Biệt thự cổ qua lời kể của vị kiến trúc sư...

0
(SGTTO) - Những ngôi biệt thự cổ trên các tuyến đường quận 3 luôn nằm trong những bài giảng của Kiến trúc sư Nguyễn...

Covid-19 như cơn bão quét qua ngành du lịch Bali

0
(SGTTO) - Gia đình chị Carolina, anh Francisco và bé Sebastian đến du lịch ở Bali (Indonesia) cả tháng nay. Họ vẫn xem đây...

Kết nối