Thứ Sáu, Tháng Tư 26, 2024

Cảnh giác với làm từ thiện online

Thời gian gần đây, một số cá nhân và tổ chức đã làm từ thiện qua mạng nhằm quyên góp tiền từ thiện cho những người thiếu may mắn hoặc quyên góp tiền cho một số mục đích nhân đạo khác. Bên cạnh việc quyên góp từ thiện qua mạng rất có ý nghĩa, thiết thực thì cũng có không ít người lợi dụng hình thức làm từ thiện qua mạng để trục lợi.

Bằng cách đưa lên mạng những hình ảnh, video về người bệnh, người nghèo, người khuyết tật… đang trong hoàn cảnh khó khăn, cần giúp đỡ, những nhóm người này kêu gọi cộng đồng mạng ủng hộ tiền bạc, vật chất với địa chỉ nhận tiền, tài khoản ngân hàng của bản thân mình, kèm theo một số đặc điểm làm tin. Một trong số các thủ đoạn mà những kẻ núp bóng làm từ thiện trên mạng xã hội thường xuyên sử dụng là tìm đến những mảnh đời thực sự khó khăn, bệnh tật nhằm mục đích đánh động đến lòng thương người, sự nhân ái của đông đảo thành viên trên mạng xã hội.

Sau khi quyên góp được tiền từ cộng đồng, họ chỉ trích một phần ít trong số đó dành cho những người khó khăn, còn phần lớn giữ lại, theo kiểu ăn chặn. Hành vi này là khá phổ biến bởi người được nhận không có khả năng tìm hiểu những thông tin khác và những người bỏ tiền ra giúp đỡ cũng không có điều kiện để kiểm chứng hay nắm rõ số tiền của mình đã được chi tiêu vào việc gì.

Ngoài ra, những kẻ lợi dụng việc làm từ thiện qua mạng thường đưa thông tin mập mờ, không rõ ràng về các chương trình từ thiện. Là người yêu thích các hoạt động từ thiện, vừa qua tôi đã liên hệ với một nhóm từ thiện chuyên đi quyên góp tiền để mổ tim, phẫu thuật hở hàm ếch cho những trẻ em nghèo, tôi nhận thấy nhiều thông tin khuất tất, giấu giếm. Cụ thể là nhóm này chụp hình và đưa lên mạng hàng trăm mảnh đời của trẻ bị sứt môi, hở hàm ếch và nêu chi phí cho một ca phẫu thuật trị giá bao nhiêu tiền, kêu gọi cộng đồng ủng hộ, mang đến nụ cười cho những em nhỏ bất hạnh. Tuy nhiên, khi tôi đề nghị được liên hệ với nhóm bác sĩ phẫu thuật, và cơ quan chức năng để tìm hiểu thông tin thì những người làm từ thiện này không đưa ra được những số liệu cụ thể và sau đó cắt đứt liên lạc.

Việc lợi dụng lòng nhân ái của người dân đã giúp những kẻ núp bóng làm từ thiện trên mạng có thể dễ dàng kiếm quyên góp được hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng. Thế nhưng, số tiền cụ thể mà những người bất hạnh nhận được lại rất nhỏ bé so với số tiền mà cộng đồng đã dành cho họ. Vì thế khi người dân tham gia đóng góp từ thiện cần tỉnh táo, kiểm chứng các thông tin liên quan chứ không chỉ đơn thuần thấy đau khổ là giúp đỡ. Để những đồng tiền từ thiện đến đúng với người nghèo, người bất hạnh, thì cộng đồng cần có sự chung tay thông qua những cơ quan địa phương cụ thể, tránh sự trục lợi từ những kẻ xấu kiếm tiền trên sự bất hạnh của người khác.

Đại Dương

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Cựu thanh niên xung phong và hành trình 27 năm xây...

0
(SGTT) - Trên tuyến đường từ TP Phan Rang - Tháp Chàm đi Đà Lạt, đoạn qua địa phận xã Quảng Sơn, huyện Ninh...

Câu chuyện du lịch: Những dấu chân thầm lặng mùa dịch

0
(SGTT) - Bên cạnh lực lượng y bác sĩ, nhân viên y tế, các tình nguyện viên nơi tuyến đầu; các chiến sĩ trẻ...

Hơn 80.000 “phần ăn nghĩa tình” được trao đến tay người...

1
(SGTT) - Mỗi ngày, 1.000 suất ăn đã được trao đến cho người dân ở khu phong tỏa, những người thất nghiệp và các...

Gặp gỡ vị doanh nhân “không chịu ngồi yên” trong những...

0
(SGTT) - Mặc dù luôn bận rộn với công việc kinh doanh, nhưng với tấm lòng nhân ái, ông Nguyễn Thế Lợi, Chủ tịch...

Khoảng 300 phần ăn mỗi ngày được nhóm thiện nguyện gửi...

0
(SGTT) - Mỗi bữa mọi người sẽ chuẩn bị khoảng 300 các phần ăn là những ổ bánh mì, gói xôi, bún, bánh ướt…...

Một công ty du lịch mở “siêu thị 0 đồng” cho...

0
(SGTT) - Những người khó khăn có thể đến 91-93 Lê Quốc Hưng, quận 4, TPHCM để nhận những gói mì, trứng... sống tạm...

Kết nối