Chủ Nhật, Tháng Năm 19, 2024

Những mảng xanh đang nối dài ở mũi Cà Mau

(SGTT) – Từ năm 2020, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau đã nhận được sự hỗ trợ của nhiều tổ chức, cá nhân thực hiện khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng ngập mặn, đến nay đã có hơn 300ha bãi bồi được thực hiện. 

Hệ sinh thái rừng ngập mặn giúp “khóa” được carbon hiệu quả gấp 4 lần so với rừng trên cạn tùy thuộc các khu vực khác nhau. Rừng ngập mặn không chỉ lưu trữ carbon trong sinh khối của cây mà còn trong trầm tích rừng ngập mặn, đầm lầy thủy triều và đồng cỏ biển.

Tuy nhiên, để có được hệ sinh thái rừng ngập mặn là một quá trình thách thức, những hạt mắm giống rụng xuống có thể bị sóng cuốn trôi và không thể nảy mầm ở khu vực phù hợp. Mặt khác, người dân khai thác thủy, hải sản có thể giẫm đạp hoặc làm xáo động môi trường phát triển của cây con. Nhằm phục hồi và phát triển diện tích rừng, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, thành viên Sáng kiến Điểm đến An toàn đã triển khai nhiều chương trình tái sinh rừng ngập mặn trong những năm qua. 

Hàng năm Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau thực hiện khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên chuyển tiếp theo chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững với diện tích 300ha (chuyển tiếp năm 2018, 2019, 2020).

Ngoài ra, hoạt động khoanh nuôi cũng nhận được sự quan tâm và hưởng ứng tích cực từ các cấp chính quyền, tổ chức xã hội và người dân địa phương. Giai đoạn 2020 – 2023, vườn quốc gia đã phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước thực hiên khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên rừng với tổng diện tích hơn 300ha. 

Hệ sinh thái rừng ngập mặn tái sinh tự nhiên Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.

Trong số những bãi bồi được khoanh nuôi ở xã Đất Mũi, Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia là một trong những tổ chức tích cực vận động và hỗ trợ thực hiện. Đến nay, Gaia đã đóng góp khoanh nuôi 160ha bãi bồi ở Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau. Trong đó, năm 2020, có 50ha bãi bồi được khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng. Đến năm 2022, nhờ sự hỗ trợ của Tập đoàn British American Tobacco, có thêm 40ha và năm ngoái, tập đoàn này tiếp tục hỗ trợ khoanh nuôi cho 40ha bãi bồi. 

Cũng trong năm ngoái, Gaia đã tổ chức đợt  khoanh nuôi rừng cộng đồng do công ty sữa Vinamilk tài trợ 25ha, công ty bảo hiểm Manulife 3ha và cùng 363 cá nhân, đội nhóm thực hiện. Sau hơn 6 tháng hoạt động tổ chức khoanh nuôi xúc tiến, qua điều tra giám sát, tổng số cây hiện tại là khoảng 85.517 cây, trong đó số cây mới mọc lên là hơn 84.542 cây.

Theo đại diện của Vinamilk, 25ha rừng ngập mặn này ở Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau có thể hình thành một bể hấp thụ carbon quy mô 17.000-20.000 tấn CO2, bằng với lượng phát thải của 16.000 chiếc xe ô tô mỗi năm.

Hình ảnh cây mắm vươn mình trong khu vực khoanh nuôi tái sinh rừng. Ảnh: Gaia

Tương tự Gaia, 150ha bãi bồi cũng được Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWFViệt Nam) phối hợp với ngân hàng HSBC Việt Nam thực hiện khoanh nuôi vào năm 2020. 

Khu vực khoanh nuôi rừng tại VQG Mũi Cà Mau. Ảnh: Gaia

Vườn quốc gia Mũi Cà Mau là vùng trọng điểm của Khu dự trữ sinh quyển thế giới tại huyện Đất Mũi, Cà Mau, một trong khu Ramsar của Việt Nam (vùng đất ngập nước có tầm quan trọng thế giới). Đây cũng là nơi bảo tồn nguồn gen, bảo vệ các hệ sinh thái đa dạng với hơn 400 loài, trong đó có hơn 40 loài quý hiếm bị đe dọa tuyệt chủng như rái cá, mèo cá, trăn gấm..

Việc khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên rừng ngập mặn là giải pháp thân thiện môi trường nhưng rất hiệu quả trong việc đẩy nhanh quá trình bồi tụ và phát triển cây rừng. Không chỉ vậy, hoạt động còn góp phần duy trì ổn định tỷ lệ che phủ rừng, lấn dần ra biển, chống xâm nhập mặn, tăng khả năng chắn sóng bảo vệ bời và hình thành sinh thái của rừng ngặp mặn. Hoạt động này còn giúp trung hòa carbon, giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu.

Trung tâm bảo tồn thiên nhiên Gaia (Gaia Nature Conservation) là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập vào năm 2016 bởi Hội liên hiệp khoa học kỹ thuật Việt Nam (VUSTA). Thông qua các hoạt động như trồng rừng, bảo vệ đa dạng sinh học, giáo dục, nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. Ngoài ra, trung tâm còn kết nối và khích lệ sự tham gia của đông đảo công chúng, cộng đồng, doanh nghiệp, trường học, cơ quan đơn vị vào công tác trồng rừng và bảo vệ thiên nhiên… từ đó góp phần tạo dựng một tương lai trong đó con người sống hoà hợp với thiên nhiên

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) là một trong những tổ chức bảo tồn hàng đầu tại Việt Nam, tư vấn các giải pháp và hỗ trợ chính phủ và các đối tác giải quyết các thách thức của quá trình phát triển quốc gia. WWF-Việt Nam được thành lập với sứ mệnh bảo tồn đa dạng sinh học của khu vực và xây dựng một tương lai phát triển bền vững cho con người nơi đây. Đồng thời, tổ chức hướng tới việc ngăn chặn sự xuống cấp của môi trường tự nhiên tại Việt Nam và xây dựng một tương lai trong đó con người sống hài hòa với thiên nhiên.

Ngọc Khuyến

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Gắn kết vườn quốc gia với cộng đồng dân cư để...

0
(SGTT) - Nhiều du khách lựa chọn các vườn quốc gia để trải nghiệm thiên nhiên, đồng thời khám phá nét văn hóa của...

Nghề đan gùi và dệt thổ cẩm của người S’tiêng ở...

0
(SGTT) - Sáng ngày 15-5, tại không gian sinh hoạt của Vườn Quốc gia Bù Gia Mập diễn ra lễ công bố nghề truyền...

Người đi ‘góp’ màu xanh cho đời

0
(SGTT) - Hơn 50.000 người đang được dùng nước sạch, hơn 136.000 cây trồng được phủ xanh thêm cho những cánh rừng và còn...

Mẹ rùa Malaysia vượt biển đến Côn Đảo đẻ trứng

0
(SGTT) - Ngày 22-4, một rùa mẹ đeo thẻ quốc gia Malaysia đã bơi vào bãi Cát Lớn tại hòn Bảy Cạnh, thuộc Vườn...

Tăng cường đối thoại công-tư để tránh hàng xuất khẩu bị...

0
(SGTT) - Yêu cầu chống phá rừng và giảm phát thải carbon từ thị trường EU buộc các nhà quản lý phải thảo luận...

Mùa xuân tìm về Bù Gia Mập ngắm những ‘nàng xuân’...

0
(SGTT) - Những ngày cuối tuần của mùa xuân, nếu du khách vẫn chưa tìm được những điểm đến phù hợp, có thể Vườn...

Kết nối