Thứ Tư, Tháng Năm 22, 2024

Mạng xã hội thay đổi thói quen giao tiếp

KIM AN –

Một cuộc nghiên cứu toàn cầu tiết lộ cách con người chấp nhận mạng xã hội vào cuộc sống của mình như thế nào.

Mang-xa-hoi

Đối với một số người, mạng xã hội như Facebook, Twitter và các trang xã hội tương tự là nơi tốt nhất để giao tiếp, hơn cả việc đối thoại trực tiếp, bởi số lượng người có thể tham gia. Những người khác lại nghĩ mạng xã hội như những mụn nhọt, loại bệnh dịch lây lan chứa chấp sự tự kiêu, đe dọa quyền riêng tư và làm giảm đi các cuộc đàm thoại có ý nghĩa để đổi lấy những yếu tố rẻ tiền. Khi những tranh luận này vẫn còn đang tiếp tục thì những trang xã hội thậm chí đang tạo ra một thế hệ nghiện công nghệ không có khả năng đưa ra chính kiến, hay ý kiến cá nhân.

Theo đó, một chủ đề về nhân học được đưa ra. Và cuộc nghiên cứu được viết trong quyển sách Why We Post (tạm dịch: Vì sao chúng ta đăng lên mạng) đã được xuất bản do chín nhà nhân học nghiên cứu, đứng đầu là Daniel Miller thuộc Đại học College, London, Anh.

Những người tham gia cuộc nghiên cứu và viết thành sách Why We Post làm việc độc lập trong vòng 15 tháng tại các khu vực ở Brazil, Anh, Chile, Trung Quốc (một nơi thành thị và một nơi thôn quê), Ấn Độ, Ý, Trinidad & Tobago và Thổ Nhĩ Kỳ. Những người được khảo sát sống với gia đình và chỉ giao tiếp với cộng đồng xung quanh. Nhóm nghiên cứu tin rằng điều này giúp họ có cái nhìn khách quan hơn bởi vai trò của mạng xã hội trong cuộc nghiên cứu có thể không thể hiện ra khi phân tích những người hay dùng mạng xã hội.

Những dòng quan điểm (status) viết trên tường (wall) thường mang tính bắt bẻ lại một ý kiến nào đó. Một trong những loại status thường gặp nhất là “tự sướng”, thường được cho là đầy tính tự tôn và chú ý đến bản thân một cách quá khích. Tuy nhiên, cuốn Why We Post lại cho rằng việc tự sướng sẽ khác nhau ở mỗi nơi. Tại Ý, các cô gái thực ra tự chụp hàng tá bức hình trước khi chọn ra một tấm để đăng lên mạng. Tại Brazil, nhiều tấm tự sướng của các chàng trai tại phòng tập thể hình được đăng lên. Nhưng ở Anh, Tiến sĩ Miller lại phát hiện ra những học sinh đăng lên mạng hình của cả nhóm nhiều gấp năm lần họ tự chụp chính họ. Người Anh cũng tạo ra mục kiểu như “xấu xí” để đăng những tấm hình tự chụp, không chỉnh sửa. Và tại Chile, một xu hướng đặc biệt hơn đó là chụp chân, giày để đăng lên mạng. Ý nghĩa của chúng như muốn nói đến việc thư giãn.

Những hình ảnh, tranh vẽ hài hước, nhưng nhiều lúc cũng mang ý châm biếm, chỉ trích. Qua đó, chúng làm giảm phần nào cách tranh luận truyền thống trong công chúng, hay việc than thở trên mạng cũng lan truyền xa rộng, nhưng ngữ cảnh cho câu chuyện buồn ấy lại không được đề cập. Những biểu tượng, hình ảnh dùng cho những mục đích khác nhau tùy theo văn hóa khác nhau. Ấn Độ có xu hướng tập trung vào các vấn đề nghiêm trọng và tôn giáo, các hình ảnh minh họa thường nói về chính trị. Nhưng trong tất cả các trường hợp, tiến sĩ Miller nhận ra rằng việc truyền bá các hình ảnh này không giới hạn bởi những gì mà người sử dụng trang xã hội nghĩ và nói lên, nhưng đó là cách để tạo chủ đề bàn luận. Nhiều người cảm thấy vui vẻ khi chia sẻ các hình ảnh với tư tưởng quyết đoán về vấn đề mà họ không dám tự mình bình luận.

Các nhà phê bình thường cho rằng các hình ảnh đại diện trên mạng với các câu status như là sự giả dối. Tuy nhiên, người dân Trinidad & Tobago lại không đồng tình, họ cho rằng hình ảnh trên mạng của mỗi người còn thể hiện đậm nét hơn hình ảnh đời thực. Tại phương Tây, khi các mạng xã hội cho phép có thể giấu tên, hay có nhân vật ảo nào đó khiến mọi người lo lắng thì các học sinh tại Thổ Nhĩ Kỳ lại xem việc này hoàn toàn khác. Mạng xã hội cho phép họ có thể liên lạc lập tức với người khác, trong tầm kiểm soát của cha mẹ, nhưng vẫn giữ được các đoạn hội thoại và hình ảnh riêng tư của chính mình.

Tại vùng nông thôn Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ, mạng xã hội bị cho là làm xao lãng chuyện học hành. Nhưng ở nơi thành thị Trung Quốc và Brazil, mạng xã hội được xem như là nơi để học tập. Như việc phân hóa tại Ấn Độ, những gia đình có thu nhập cao tự tách biệt mình, nhưng đối với gia đình có thu nhập thấp thì xem mạng xã hội như là nơi để học tập, giao lưu. Tại Anh, mạng xã hội không trực tiếp được cho là một cách để giáo dục, nhưng lại là nơi để học sinh, phụ huynh và thầy cô giáo giao tiếp.
Vì vậy, Why We Post cho rằng việc chấp nhận mạng xã hội tiếp theo vẫn còn dự đoán được. Thật vậy, các trang mạng Trung Quốc cho thấy việc sử dụng loại truyền thông này có thể khác nhau từ nơi này đến nơi khác chỉ trong một quốc gia. Cuộc nghiên cứu cũng bác bỏ quan niệm rằng mạng xã hội sẽ làm con người ít giao tiếp hơn. Theo tiến sĩ Miller viết, những người sử dụng mạng xã hội “chỉ muốn đạt thứ gì đó mà họ cảm thấy còn thiếu trong thế giới thực”.

Tính hoài nghi đối với công nghệ mới có vẻ như ăn sâu vào tâm thức của con người. Trước đây, những phương tiện mới như đường ray xe lửa hay công nghệ điện tín từng bị chỉ trích. Sớm hay muộn, sự nghi ngờ có thể thay đổi hoặc bị nhấn chìm. Trong khi đó, những người sử dụng mạng xã hội vẫn còn tiếp tục dùng cho đến khi có một xu hướng mới sẽ khiến vài người phải từ bỏ khi thấy mối nguy hiểm tiềm tàng hoặc cảm thấy không cần thiết nữa.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Các công ty điện lực châu Âu giảm mục tiêu năng...

0
(SGTT) - Một loạt các công ty điện lực lớn ở châu Âu thu hẹp hoặc xem xét lại mục tiêu phát triển năng...

Đến thăm lăng Võ Tánh, di tích kiến trúc nghệ thuật...

0
(SGTT) - Lăng Võ Tánh tọa lạc tại quận Phú Nhuận, TPHCM, được vua Gia Long cho xây dựng từ năm 1802 nhằm tưởng...

Kết nối người trẻ cùng làm du lịch bền vững tại...

0
(SGTT) -  Cù lao Cồn Sơn ở thành phố Cần Thơ từng là vùng đất nghèo khó nhưng giờ đã đổi thay nhờ du...

Lễ hội Trái cây Nam Bộ sẽ diễn ra suốt 3...

0
(SGTT) - Lễ hội trái cây Nam Bộ năm 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 1-6 đến 31-8, tại Khu Du lịch Văn...

Nhà tuyển dụng tiếp cận nhân sự Gen Z qua nền...

0
(SGTT) – Với khoảng 150 triệu người dùng, mạng xã hội Threads nhanh chóng trở thành nơi nhà tuyển dụng có thể tìm kiếm...

Đi tìm ý nghĩa công việc

0
(SGTT) - Ngày càng nhiều người đi làm không chỉ để mưu sinh. Hơn thế, họ mong muốn theo đuổi một công việc có...

Kết nối