Thứ Sáu, Tháng Năm 17, 2024

Đường hoa Nguyễn Huệ sẽ mở cửa đón du khách trong 8 ngày

(SGTT) – Với chủ đề “Xuân yêu thương, Tết sum vầy”, đường hoa Nguyễn Huệ Tết Giáp Thìn 2024 sẽ mở cửa phục vụ người dân và du khách trong 8 ngày, từ ngày 7 đến ngày 14-2.

Chiều 23-1, Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist Group) đã công bố về những nét mới của đường hoa Nguyễn Huệ Tết Giáp Thìn 2024.

Ông Nguyễn Đông Hòa, Phó tổng giám đốc Saigontourist Group, thông tin về đường hoa Nguyễn Huệ trong dịp Tết Giáp Thìn 2024. Ảnh: Lê Vũ

Cụ thể, đường hoa năm nay có chủ đề “Xuân yêu thương, Tết sum vầy”, sẽ mở cửa phục vụ người dân và du khách từ ngày 7-2 đến ngày 14-2. Thời gian thi công diễn ra từ 21-1 đến 7-2.

Bố cục của đường hoa Nguyễn Huệ chia thành 3 phần. Theo đó, phân đoạn mở đầu có tên là “Nguồn cội quê hương”, kế đến cao trào là “Băng sông vượt biển” và hạ màn là “Vươn mình hội nhập”. Ba gam màu chủ đạo là đỏ, cam, vàng được kết tinh từ 99 loại hoa.

Tại buổi họp, ông Nguyễn Đông Hòa, Phó tổng giám đốc Saigontourist Group, Phó trưởng ban Ban tổ chức, cho biết một trong những điểm đặc sắc của đường hoa Tết 2024 là sự sáng tạo trong việc liên tưởng giữa hình ảnh phố đi bộ cùng những trục đường với hình ảnh của chín nhánh sông Cửu Long đang chảy ra biển.

Phối cảnh của đường hoa Nguyễn Huệ.

Ban tổ chức cũng đã hé lộ những điểm đáng chú ý khác của đường hoa. Theo đó, 3 linh vật rồng tại đại cảnh cổng chào (giao lộ Nguyễn Huệ – Lê Lợi) và cổng kết (giao lộ Nguyễn Huệ – Tôn Đức Thắng) có độ dài hơn 100m, xác lập kỷ lục kích thước con giáp, vượt qua Nhâm Thìn 2012 và hổ sỏi Nhâm Dần 2022. Linh vật rồng được chế tác từ vật liệu thân thiện với môi trường với hơn 90% là thép tạo hình và hệ thống mành quạt nan bao phủ toàn thân giả vẩy.

Đường hoa Tết 2024 cũng lần đầu tiên có 9 cây hoàng kim do những nghệ nhân Việt Nam tạo hình. Những cây này có chiều cao từ 1-3,6m với những cái tên như Mai Đại Phúc, Mai Rồng Việt, Đào Trường Xuân, Đào Phước Lộc, Bồ Đề Đại Cát…

Bên cạnh đó, du khách khi tham quan đường hoa năm nay sẽ có cơ hội trải nghiệm công nghệ thực tế ảo (AR), giúp khách du lịch vừa có thể quan sát vừa chụp ảnh. Ứng dụng này được áp dụng tại ba đại cảnh chính của đường hoa là cổng chào “Lưỡng Long Triều Liên”, đại cảnh “Thuyền Hoa Xuân” và cổng kết “Nhất Đại Thăng Long”.

Thu Trần

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Buýt vi vu: Cùng buýt 53 khám phá những bảo tàng...

0
(SGTT) - Tuyến xe buýt số 53 có lộ trình đi từ trạm Lê Hồng Phong đến bến xe Đại học Quốc gia TPHCM....

TPHCM đề xuất bắn pháo hoa 3 điểm trong đêm khai...

0
UBND TPHCM vừa có văn bản gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về đề xuất tổ chức bắn pháo hoa 3...

17 hoạt động nổi bật tại Lễ hội Sông nước TPHCM...

0
(SGTT) - Lễ hội Sông nước TPHCM lần thứ 2 sẽ diễn ra từ ngày 31-5 đến ngày 9-6-2024 với khoảng 17 hoạt động...

Một ngày dạo quanh ‘phố đàn’ trên đường Nguyễn Thiện Thuật

0
(SGTT) – Đường Nguyễn Thiện Thuật (quận 3, TPHCM) được mệnh danh là “phố đàn” hay “phố guitar”… bởi nơi đây tập trung hàng...

Dấu xưa trên bến Bình Đông

0
(SGTT) - Bến Bình Đông được ví như một “không gian di sản” với các dãy nhà đậm nét kiến trúc đặc thù của...

Buýt vi vu: Khám phá bảo tàng Áo dài, nhà thờ...

0
(SGTT) - Trên tuyến xe buýt 88, du khách sẽ có dịp đi qua nhiều địa điểm thú vị tại thành phố Thủ Đức...

Kết nối