Thứ Bảy, Tháng Chín 7, 2024

Xử lý lừa đảo trực tuyến vẫn khó khăn, hiệu quả chưa cao

(SGTT) –  Quy trình xử lý các vụ việc lừa đảo còn khó khăn, nhất là phối hợp với các tổ chức tín dụng, ngân hàng để truy vết dòng tiền lừa đảo mất nhiều thời gian, tỷ lệ thu hồi thấp. Việc phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến cũng mất nhiều thời gian và hiệu quả chưa cao.
Hiệp hội An ninh mạng Việt Nam dự kiến tháng 7-2024 sẽ cung cấp phần mềm phòng chống lừa đảo dùng trên điện thoại thông minh. Ảnh minh họa: TTXVN

TTXVN dẫn số liệu thống kê tại hội thảo phòng chống lừa đảo trên không gian mạng do Hiệp hội An ninh mạng quốc gia tổ chức ngày 13-5 cho biết, trong năm 2023 ngành Công an đã khởi tố 1.500 vụ án vì tội lừa đảo trên không gian mạng.

Có gần 16.000 phản ánh lừa đảo trực tuyến được ghi nhận trong năm 2023, trong đó có 91% thông tin liên quan lĩnh vực tài chính, tăng 64,78% so với năm 2022. Tỷ lệ người dùng nhận tin nhắn, cuộc gọi lừa đảo trực tuyến là 73%.

Đối tượng mà tội phạm lừa đảo qua mạng hướng tới chủ yếu là nhóm người cao tuổi, sinh viên, người lao động có công việc không ổn định, thu nhập thấp, thậm chí cả trẻ em.

Các đối tượng lừa đảo sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi, liên tục thay đổi, sử dụng số điện thoại rác, tài khoản ngân hàng, tài khoản mạng xã hội ảo nhằm trốn tránh, xóa dấu vết sau khi chiếm đoạt tiền.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, công tác phòng chống lừa đảo trên không gian mạng còn nhiều khó khăn, hành lang pháp lý chưa điều chỉnh theo kịp với các vấn đề mới phát sinh. Quy trình xử lý các vụ việc lừa đảo còn tồn tại một số khó khăn, nhất là phối hợp với các tổ chức tín dụng, ngân hàng để truy vết dòng tiền lừa đảo mất nhiều thời gian, hiệu quả thu hồi kém.

Việc phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến cũng mất nhiều thời gian và hiệu quả chưa cao, thông tin cung cấp chậm và chưa xác định được địa chỉ IP của đối tượng khi dùng mạng qua 3G, 4G.

Tình trạng SIM điện thoại “rác”, mua bán tài khoản ngân hàng tuy đã được tập trung xử lý, song vẫn còn tràn lan, khiến hoạt động điều tra tội phạm gặp nhiều khó khăn. Qua rà soát, các kênh bán SIM không chính chủ qua đại lý, các trang thương mại điện tử, trang mạng xã hội vẫn phổ biến, dễ dàng tiếp cận mua với số lượng lớn; các kênh chợ đen, Facebook, Telegram, Twitter… buôn bán hàng ngàn tài khoản ngân hàng với giá thấp, chỉ từ 200.000 đồng/tài khoản.

Hệ thống cơ sở dữ liệu chia sẻ, kết nối thông tin tội phạm vẫn còn bất cập, chưa xây dựng cơ sở chuyên ngành, dữ liệu chưa được chuẩn hóa, các quy định về kết nối, chia sẻ dữ liệu còn thiếu.

Tại hội thảo, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia đã giới thiệu phần mềm phòng chống lừa đảo trên điện thoại di động, dự kiến sẽ ra mắt vào tháng 7-2024, chạy trên các hệ điều hành di động Android và iOS. Dự kiến, phần mềm sẽ kết nối với cơ sở dữ liệu về phòng, chống lừa đảo của các bộ, ngành cũng như các công ty an ninh mạng thành viên.

Nguyên Tân

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Ra mắt ứng dụng miễn phí nTrust chống lừa đảo trực...

0
(SGTT) - Phần mềm phòng chống lừa đảo nTrust là ứng dụng miễn phí sử dụng cho điện thoại thông minh, giúp phát hiện...

Báo động lừa đảo qua app cho vay tiền cài iCloud

0
(SGTT) - Để tránh sập bẫy lừa đảo, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân không sử dụng dịch vay tiền qua...

Bắt đầu áp dụng cuộc gọi định danh để chống tình...

0
(SGTT) - Từ ngày 27-10, tất cả các số điện thoại của các doanh nghiệp viễn thông, các đơn vị thuộc Bộ Thông tin...

Ba bộ ngành liên thông dữ liệu để ngăn chặn lừa...

0
(SGTT) - Ba cơ quan gồm Bộ Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Công an đang phối hợp làm...

Bùng phát chiêu trò lừa đảo, gian lận qua mạng

0
(SGTT) - Sự lên ngôi của các nền tảng, ứng dụng số, công cụ thanh toán tức thời ngày càng phổ biến, cuộc chạy...

Đề xuất chuyển tiền trên 10 triệu đồng phải xác thực...

0
(SGTT) - Để ngăn chặn các vụ lừa đảo, Ngân hàng Nhà nước cho biết sắp tới đây sẽ có quy định hạn mức...

Kết nối