Thứ Năm, Tháng Năm 9, 2024

Đừng tưởng thực phẩm chức năng chỉ có tốt

DS. Lê Kim Phụng (*) –  

Ước tính có khoảng 75% dân số Úc sử dụng thực phẩm chức năng bao gồm vitamin, khoáng tố, thảo dược, hương liệu và các sản phẩm vi lượng. Cây cỏ làm thuốc cũng phát triển nhanh với hơn 29.000 loại thảo dược được bán trên thị trường thế giới để thay thế tân dược ở Bắc Mỹ. Trong thực tế, ngành công nghiệp toàn cầu hiện nay bao gồm hơn 1.000 công ty sản xuất các sản phẩm từ cây cỏ mang lại lợi nhuận nhiều hơn 60 tỉ đô la Mỹ mỗi năm.

foodnutraceuticals

Thành phần không đúng như đăng ký

Việc sử dụng thực phẩm chức năng qua con đường mua trực tuyến hoặc thuốc không kê đơn có liên quan đến việc ít nhất có 6 trường hợp phải bị cấy ghép nội tạng tại Úc kể từ năm 2011. Một trong những trường hợp gần đây là một người đàn ông ở Perth được chẩn đoán chỉ còn 2 tuần để sống và được yêu cầu ghép gan cấp cứu sau khi uống một loại bột protein có chứa chiết xuất trà xanh và thực phẩm bổ sung có chứa thảo dược garcinia cambogia để giảm cân.

Điều quan trọng cần chú ý là các thành phần trong thực phẩm bổ sung đa số được kê khai từ thảo dược nhưng tác dụng riêng lẻ của từng vị lại không thể hoàn toàn là tác dụng được cộng lại khi chúng được kết hợp trong một bài thuốc. Các công dụng này sẽ được liệt kê trên nhãn của sản phẩm trước khi bán ra thị trường. Việc kiểm định tại Úc cần được chấp nhận của Australian Register of Therapeutic Goods (ARTG). Trong quá trình này có khi hàng chục sản phẩm bị hủy bỏ với nhiều lý do khác nhau, từ tuyên bố vô căn cứ trên nhãn, chất lượng không đạt, độ nhiễm khuẩn, tính an toàn hoặc hiệu quả của sản phẩm.

Thậm chí nhiều sản phẩm không được liệt kê trên ARTG, chẳng hạn như các sản phẩm y học cổ truyền Trung Quốc đã được tìm thấy có dấu vết của thuốc giảm đau hạ sốt như paracetamol, thuốc kháng histamin, corticoid, thuốc kháng sinh và máu pha loãng, cũng như nồng độ cao của các chất gây độc hại như các kim loại nặng gồm asen, cadimi và chì. Trong khi đó, các nhà sản xuất thực phẩm bổ sung Úc được yêu cầu phải tuân thủ thực hành sản xuất tốt (GMP) và các trang web bán hàng của họ cũng phải được kiểm tra và cấp giấy phép.

Nghiên cứu của Đại học Guelph của Úc phát hiện nhiều sản phẩm thảo dược có chứa các chất thay thế rẻ tiền hoặc chất độn mà không được liệt kê trên nhãn. Tình hình nguy hiểm tới mức, có nhà khoa học của Úc đã nói rằng hiện nay không có tiêu chuẩn để xác định các sản phẩm chức năng từ thảo dược.

Độc do nhiễm khuẩn từ chất độn

Một nhóm nhà nghiên cứu đã thử nghiệm 44 sản phẩm thảo dược được 12 công ty tại Úc bán và phát hiện ra gần 60% của các sản phẩm thảo dược từ các loài thực vật không được liệt kê trên nhãn. Gần 1/3 các mẫu chứa chất độn như gạo, đậu nành, lúa mì, không được liệt kê trên nhãn, có thể gây dị ứng với một số người. Các nhà nghiên cứu còn tìm thấy ô nhiễm trong một số sản phẩm gây ra độc tính, tác dụng phụ, dị ứng thuốc hoặc gây tương tác tiêu cực với các loại thảo mộc, thực phẩm bổ sung với các thuốc khác.

Ví dụ, sản phẩm chứa senna alexandrina, thảo dược có tính nhuận tràng mà không được dùng lâu dài vì nó có thể gây tiêu chảy mãn tính, tổn thương gan và tương tác tiêu cực với các tế bào miễn dịch trong ruột kết. Loài cúc (parthenium hysterophorus) có thể gây ra sưng và tê trong miệng, loét miệng và buồn nôn và phản ứng với các thuốc chuyển hóa ở gan. Bạch quả bị ô nhiễm bởi juglans nigra (quả óc chó màu đen), gây ra dị ứng trên một số người.

Và nhóm nghiên cứu nhận thấy, trong 44 sản phẩm thảo dược được bán từ 12 công ty, chỉ có 2 trong số những công ty cung cấp sản phẩm đích thực mà không gây ô nhiễm, thay thế hoặc chất độn.

Dị ứng do tự ý sử dụng

Một số cá nhân than phiền về dị ứng từ thực phẩm bổ sung dinh dưỡng. Đó là do bổ sung thực phẩm chức năng không đúng, tạo ra mất thăng bằng hóa học cơ thể, chắc chắn sẽ gây ra phản ứng dị ứng. Ví dụ phổ biến là dùng liều cao vitamin B để tăng tính chống ô xy hóa và dùng thêm khoáng tố đồng để làm chậm quá trình ô xy hóa, cả hai chất dinh dưỡng bổ sung này có thể gây ra những phản ứng nghiêm trọng, bởi vì dùng không đúng cách.

Mặc dù ô nhiễm từ các chất bổ sung trong chế độ ăn uống là cực kỳ hiếm. Tuy nhiên đã từng xảy ra ở Mỹ. Năm 1989, một chất độc bị nhiễm vào thực phẩm bổ sung tryptophan nhập khẩu từ Nhật bản. Điều này dẫn đến một đợt bùng phát hội chứng tăng bạch cầu eosin, đau cơ đã giết chết 40 người Mỹ và 1.000 người bị ảnh hưởng. Tính trung bình, khoảng 2 người chết mỗi năm tại Mỹ vì ô nhiễm từ các thực phẩm bổ sung. Điều này có ý nghĩa thống kê khi so sánh với ô nhiễm thực phẩm có thể giết chết hàng ngàn người Mỹ mỗi năm.

[box] Tại Mỹ, các nhà sản xuất thực phẩm bổ sung không cần thiết để có được sự chấp thuận của Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) trước khi tung ra sản phẩm của họ trên thị trường. Với chiêu bài “100% từ thiên nhiên” nhưng thống kê cho thấy một số trong đó không cho tác dụng tốt mà ngược lại còn có thể gây ra độc hại.[/box]

Sự lây nhiễm có thể xảy ra bất cứ nơi nào trong chu kỳ sản xuất. Do dư lượng thuốc trừ sâu và các chất ô nhiễm kim loại nặng có thể liên quan đến cây cỏ của người trồng, hoặc có thể do thâm nhập vào từ môi trường hoặc nước ngầm của nhà lân cận. Khoáng chất có thể bị ô nhiễm bởi các quá trình hóa học để trích ly chúng từ đá và quặng.

Nổi mẩn da là một dấu hiệu phổ biến của một phản ứng dị ứng khi sử dụng một loại thực phẩm bổ sung mới. Khi đó, cần phải ngưng ngay và tham khảo bác sĩ của bạn. Các triệu chứng khác có thể bao gồm suyễn, tắc nghẽn xoang các rối loạn tiêu hóa, nổi mề đay. Nếu một người được chẩn đoán mắc bệnh chàm, một phản ứng dị ứng với một thực phẩm bổ sung có thể gây ra tình trạng nặng thêm. Phản ứng có thể xảy ra ở người lớn cũng như trẻ nhỏ, mụn nước bắt đầu nổi ở cánh tay, chân và mặt.

Sử dụng các loại thực phẩm chức năng với vai trò bổ sung cho dinh dưỡng hàng ngày là điều tốt cho cơ thể nhưng nếu vượt trên mức cho phép có khả năng dẫn đến một sự tích tụ độc tính. Điều quan trọng cần nhớ là nếu bạn đang dùng thực phẩm chức năng, tốt nhất là tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

(*) Nguyên giảng viên Đại học Y Dược TPHCM

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Khung cảnh thanh bình làng quê La Chử mùa sen

0
(SGTT) – Vào tháng Năm, những cánh đồng sen ở làng La Chử, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế lại rực rỡ...

Nhiều doanh nghiệp Đồng Nai có nhu cầu tuyển hàng ngàn...

0
(SGTT) - Nhiều doanh nghiệp thuộc lĩnh vực da giày, gỗ, sản xuất điện tử, may mặc ở Đồng Nai đang có nhu cầu...

4 loại bánh mì Việt phải thử từ gợi ý của...

0
Bánh mì heo quay, chảo, phá lấu hay bánh mì que Hải Phòng là những món bánh mì Việt Nam được đầu bếp người...

Chi hội HDV du lịch TPHCM sẽ đẩy mạnh công tác...

0
(SGTT) - Sáng nay, 8-5-2024, chi hội Hướng dẫn viên du lịch TPHCM, trực thuộc Hiệp hội Du lịch TPHCM, đã tổ chức Đại...

Thừa Thiên Huế có thêm di sản tư liệu thế giới

0
(SGTT) - Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế vừa được UNESCO vinh danh là di sản tư liệu...

Phân lại hạng bằng lái: Đừng gây bất lợi và tốn...

0
(SGTT) - Ít nhất 50 triệu người, tức một nửa dân số Việt Nam, sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp từ quy định phân...

Kết nối