Thứ Hai, Tháng Năm 13, 2024

8 lưu ý để tránh thức ăn trở nên độc hại

(SGTTO) – Trong chuyện nấu nướng, không phải ai trong chúng ta cũng đều có thể nấu ăn giỏi như những đầu bếp chuyên nghiệp. Với 8 mẹo lưu ý dưới đây từ các chuyên gia, bạn có thể tránh những rủi ro biến thức ăn thành thực phẩm độc hại.

Tham khảo các loại dầu ăn

Maggie Michalczyk, Chuyên gia dinh dưỡng và là tác giả của cuốn sách về nấu ăn Once a Upon a Pumpkin sống ở Chicago (Mỹ), khuyên bạn nên tham khảo về cách sử dụng các loại dầu ăn trước khi mua một can dầu thật lớn về và sử dụng để chế biến mọi món ăn.

Bà nói: “Các loại dầu có các điểm bốc khói khác nhau, đó là nhiệt độ mà chúng bắt đầu đốt cháy và khi chúng bắt đầu bốc khói, chất béo sẽ bị phân hủy và giải phóng các gốc tự do có hại vào không khí”.

Nên dùng dầu trung tính

Ben Roche, đầu bếp được nhận sao Michelin (đánh gia sao đầu bếp chuyên nghiệp danh tiếng) chia sẻ, để nấu các món ăn thông thường ở nhà như áp chảo, chiên, quay, bạn nên sử dụng các loại dầu trung tính, như dầu hạt nho hoặc dầu hướng dương.

Để tạo hương vị cho nước sốt lạnh và làm tăng độ béo của các loại thức ăn đã chế biến, bạn có thể sử dụng dầu ô liu nguyên chất hoặc dầu hạt lanh, vừa giữ hương vị vừa đảm bảo dinh dưỡng cho món ăn.

Hạn chế chiên, rán thực phẩm

Các món chiên rán thường rất ngon miệng, nhưng ăn đồ chiên rán thường xuyên sẽ không tốt cho sức khỏe của bạn. Jeanette Kimszal, sáng lập viên của Dịch vụ Tư vấn & Giáo dục Dinh dưỡng Gốc (Root Nutrition Education & Counseling Services), cho biết: “Việc chiên rán sẽ biến những thực phẩm lành mạnh, như rau và thịt nạc, thành những món ăn không lành mạnh, chứa nhiều chất béo chuyển hóa”.

Nếu không thể từ bỏ đam mê với các món ăn chiên rán, Jeanette Kimszal khuyên bạn nên mua một nồi chiên không dầu. Loại nồi này có thể chế biến các món ăn mà không cần bất kỳ loại dầu nào, vì vậy bạn vẫn có thể thưởng thức các món ăn yêu thích của mình mà không sợ có thêm chất béo gây hại cho sức khỏe.

Nướng thịt cháy thành than

Mặc dù thịt sống hoặc nấu chưa chín có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe, nhưng thịt quá chín hoặc bị cháy cũng có những tác hại tương tự. “Nấu thịt trên 149 độ C, thường là do nướng hoặc rán, có thể tạo thành các hợp chất gọi là HCAs (amin dị vòng) và PAHs (hydrocacbon thơm đa vòng), có thể gây hại cho DNA của con người,” Christen Cupples Cooper, Trợ lý giáo sư và là Giám đốc sáng lập Chương trình Dinh dưỡng và Ăn kiêng tại Trường Cao đẳng Y tế Chuyên nghiệp tại Đại học Pace cảnh báo.

Nêm quá nhiều muối

Nếu có một loại gia vị mà người Mỹ yêu thích trong món ăn, thì đó chính là muối. Trên thực tế, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, khoảng 90% những người sống ở Mỹ trên 2 tuổi tiêu thụ quá nhiều muối.

Bà Maggie Michalczyk nói: “Trong một số trường hợp, vị giác của chúng ta có thể bị mẫn cảm với hương vị của muối”. Vấn đề là thực phẩm đóng gói sẵn có chứa rất nhiều muối. Theo một nghiên cứu năm 2017 được công bố trên tạp chí Circulation, 70% natri trong chế độ ăn uống trung bình của người Mỹ đến từ thực phẩm chế biến.

Tiêu thụ quá nhiều đường

Bạn có biết rằng một người Mỹ trung bình tiêu thụ hơn 150 lbs (khoảng 68kg) đường mỗi năm? Con số đó gấp năm lần số đường được đề nghị. Maya Krampf, người sáng lập Wholesome Yum-trang web chuyên về thực phẩm low carb, cảnh báo: “Các món tráng miệng là một thủ phạm dễ nhận ra, nhưng ngoài ra đường còn thường ẩn náu trong các loại thực phẩm chúng ta ít để ý, chẳng hạn như các loại nước sốt. Các dạng đường tự nhiên, như mật ong, tốt hơn một chút, nhưng chúng vẫn làm tăng nồng độ insulin theo cách tương tự như đường tinh luyện”.

Thay vào đó, cô ấy khuyên bạn nên hạn chế các món ngọt và thay vào đó là các món tráng miệng với trái cây là chính bất cứ khi nào có thể.

Cân nhắc dùng nhiều thực phẩm đông lạnh

Thật đơn giản khi chỉ cần mất vài phút để hâm nóng một bữa ăn đông lạnh trong lò vi sóng. Điều này là một lựa chọn tuyệt vời đặc biệt là sau một ngày dài làm việc căng thẳng. Nhưng thường thì những thực phẩm này có chứa chất bảo quản và hóa chất.

Maya Krampf nói: “Thực phẩm chế biến không chỉ choán chỗ của thực phẩm lành mạnh trong chế độ ăn uống của bạn mà còn chứa nhiều thành phần như chất bảo quản nhân tạo, đường tinh luyện và bột mì trắng”. Thay vì sử dụng loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe đó, cô ấy khuyên bạn nên chọn thực phẩm toàn phần như rau, trái cây, trứng và thịt bất cứ khi nào có thể. Và, nếu phải mua thực phẩm đóng hộp, hãy chú ý đọc kỹ các thành phần trên nhãn dán.

Ưu tiên dùng thực phẩm “ít chất béo”

Đã có một thời, các chuyên gia dinh dưỡng tin rằng chất béo là kẻ thù của sức khỏe. Nhưng, may mắn thay, điều đó là không chính xác. Chúng ta đã biết rằng có một số chất béo tốt cho sức khỏe. Ví dụ, trái bơ và cá chứa nhiều chất béo tốt (axit béo omega-3). Maya Krampf cảnh báo rằng không thêm đủ chất béo khi nấu ăn là một sai lầm. Bà nói: “Ngoài vai trò là nguồn năng lượng và bảo vệ các cơ quan, chất béo được sử dụng trong chức năng màng tế bào, khởi động các phản ứng ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và sự trao đổi chất, đồng thời cho phép hấp thụ vitamin A, D, E và K”.

Thanh Thảo

Theo The Healthy

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Thủ tướng yêu cầu truy xuất nguồn gốc thực phẩm

0
(SGTT) - Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế tuyên truyền việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa, khắc phục sự cố về...

Singapore thu hồi ba loại thực phẩm có xuất xứ từ...

0
Cơ quan Quản lý Thực phẩm Singapore thông báo thu hồi một số thực phẩm có xuất xứ từ Việt Nam gồm nem cuốn...

Tháng 3, cả nước có gần 400 người bị ngộ độc...

0
Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, riêng trong tháng 3-2024, cả nước xảy ra sáu vụ ngộ độc thực phẩm, khiến...

Lập 5 đoàn liên ngành kiểm tra an toàn thực phẩm

0
(SGTT) - Các bộ Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương sẽ lập 5 đoàn kiểm tra liên ngành công...

Thực phẩm chiên rán sẽ được ghi thêm thông tin chất...

0
(SGTT) - Từ 15-2 tới đây, với sản phẩm là nước giải khát, sữa chế biến mà cho thêm đường thì cần ghi thêm...

Sở An toàn thực phẩm đầu tiên của cả nước hoạt...

0
(SGTT) - UBND TPHCM vừa tổ chức hội nghị công bố thành lập Sở An toàn thực phẩm. Bà Phạm Khánh Phong Lan được...

Kết nối