Thứ Sáu, Tháng Năm 17, 2024

WB chi trả gần 1.000 tỉ đồng cho giảm phát thải khí nhà kính tại Việt Nam

(SGTT) – Ngân hàng Thế giới đã chuyển trả cho Việt Nam gần 1.000 tỉ đồng để mua CO2 và số tiền mà định chế tài chính này trả cho Việt Nam có thể tăng thêm trong thời gian tới. Nguồn tiền này phần lớn được thụ hưởng bởi người dân các tỉnh Bắc Trung bộ.
Theo Bộ NN&PTNT, sau khi nhận được tiền từ WB, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam đã thực hiện điều phối hơn 962 tỉ đồng, tương đương 96,55% số tiền cho Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng 6 tỉnh Bắc Trung bộ. Ảnh: TL.

Đây là thông tin có trong Báo cáo số 9503/BNN-LN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) gửi Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện Thoả thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính Bắc Trung bộ trong ngày 27-12.

Thoả thuận thực hiện chi trả giảm phát thải khí nhà kính (ERPA) được ký vào ngày 22-10-2020 giữa Bộ NN&PTNT và Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế (IBRD) thuộc nhóm Ngân hàng Thế giới (WB) với tư cách là bên được ủy thác của Quỹ Đối tác carbon lâm nghiệp (FCPF).

Theo đó, Việt Nam chuyển nhượng lượng giảm phát thải (GPT) 10,3 triệu tấn carbon dioxide (CO2) ở vùng Bắc Trung bộ giai đoạn 2018-2024 cho FCPF thông qua WB, với đơn giá 5 đô la Mỹ /tấn CO2 tương đương 51,5 triệu đô la Mỹ, khoảng 95% kết quả chuyển nhượng sẽ được chuyển giao lại cho Việt Nam để đóng góp vào NDC. NDC là cam kết của Quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính để đạt mục tiêu của Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu được thông qua tại Hội nghị lần thứ 21 (COP21).

Theo quy định tại Nghị định số 107/2022/NĐ-CP, nguồn thu từ ERPA là nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam là cơ quan đầu mối tiếp nhận, quản lý, sử dụng nguồn tiền từ ERPA và thực hiện điều phối cho Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng 6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế) để chi trả cho các chủ rừng được giao quản lý rừng tự nhiên,

Theo Bộ NN&PTNT, tính đến nay WB đã thanh toán tiền ERPA đợt 1 là 41,2 triệu đô la Mỹ tương đương 997 tỉ đồng, (tương ứng với 80% kết quả GPT theo ERPA đã ký). Số tiền còn lại 10,3 triệu đô la Mỹ, tương đương hơn 249 tỉ đồng (tương ứng với 20% kết quả GPT còn lại), Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp với WB thực hiện các thủ tục thanh toán sau khi hoàn thành việc chuyển giao 10,3 triệu tấn CO2 theo ERPA đã ký.

Ngoài ra, WB có quyền mua bổ sung tối đa 5 triệu tấn CO2 với đơn giá 5 đô la Mỹ/tấn CO2 theo cơ chế ERPA đã ký.

Nam Nguyên

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Vì sao các tập đoàn lớn chưa muốn mua tín chỉ...

0
(SGTT) - Giá tín chỉ carbon trên thị trường đang có xu hướng giảm khiến công cụ tài chính này đang bị “nghi ngờ”...

‘Gạo xanh – sống lành’ cho mục tiêu tăng trưởng bền...

0
(SGTT) - Phát triển bền vững 1 triệu héc ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh...

Quảng Bình: Hơn 10.700 chủ rừng hưởng lợi từ bán tín...

0
Có 10.762 chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng và 16 chủ rừng là tổ chức... tại Quảng Bình được chi...

Nhà sản xuất thực phẩm chuyển sang sử dụng ‘phân bón...

0
(SGTT) - Các nhà sản xuất thực phẩm hàng đầu thế giới đang nỗ lực giảm lượng khí thải nhà kính bằng cách sử...

Cơn bùng nổ thị trường tín chỉ carbon giúp Brazil tái...

0
(SGTT) - Với giá tín chỉ carbon rừng đang tăng lên, các công ty tái tạo rừng ở Brazil, nơi có rừng nhiệt đới...

Nhật Bản mở sàn giao dịch tín chỉ carbon trong nỗ...

0
(SGTT) - Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo (TSE) đã khai trương sàn giao dịch tín chỉ carbon có xác thực của chính phủ...

Kết nối