Thứ Sáu, Tháng Tư 26, 2024

“Kể chuyện” trong kinh doanh trực tuyến

(SGTT) – Sài Gòn Tiếp Thị đã trò chuyện với chị Trịnh Thu Trang, Giám đốc sáng tạo của S-River Agency, về một trong những yếu tố tạo nên thành công trong kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT). Đó là tiếp thị và định vị sản phẩm thông qua “kể chuyện” những sản phẩm thực sự chất lượng.

Đôi điều về chị Trịnh Thu Trang
Nhà thiết kế Trịnh Thu Trang có 12 năm làm việc trong ngành thiết kế và tìm hiểu về văn hóa. Chị là Giám đốc sáng tạo của S-River, chuyên gia thiết kế tại Cục Xúc tiến thương mại – Bộ Công Thương, tham gia cố vấn về thiết kế cho nhiều doanh nghiệp. Trịnh Thu Trang là tác giả của cuốn sách “Họa sắc Việt từ tranh Hàng Trống”. Chị là giảng viên của trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Vừa qua, chị Trang đã có bài phát biểu tại Hội thảo “Nâng cao hiệu quả xuất khẩu thông qua Thương mại điện tử cho SMEs” do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương và công ty Fado tổ chức.

– SGTT: Đâu là quy trình tiếp thị và định vị hình ảnh sản phẩm hiệu quả dành cho doanh nghiệp?
– Chị Trịnh Thu Trang: Tiếp thị là một quá trình các hoạt động liên tiếp từ lúc nghiên cứu thị trường đến lúc thỏa mãn được nhu cầu đó. Thông thường, quy trình này bao gồm tám bước. Đó là nghiên cứu thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu, định vị, tạo sản phẩm, chào bán, xúc tiến quảng bá, phân phối và dịch vụ hậu mãi. Trong quy trình này, phần thiết kế rất quan trọng vì góp phần kể những câu chuyện hay, giúp quảng bá sản phẩm hiệu quả.

– Theo trình tự này, việc thực hiện dành cho các doanh nghiệp kinh doanh TMĐT sẽ có những khác biệt đáng kể nào với doanh nghiệp thông thường?

– Cả hai đối tượng doanh nghiệp này đều có thể theo quy trình này và có những lợi thế riêng. Lợi thế của doanh nghiệp thông thường là sở hữu trụ sở công ty và cửa hàng, tạo sự thuận tiện cho người tiêu dùng xem xét trực tiếp sản phẩm. Trong khi đó, doanh nghiệp kinh doanh TMĐT thực hiện nhiều hoạt động trực tuyến hơn. Lợi thế của nhóm doanh nghiệp này là có thể kết nối với nhiều doanh nghiệp ở nhiều quốc gia trên thế giới. Họ có thể cùng một lúc giới thiệu nhiều bao bì sản phẩm với hình ảnh đẹp.

Vì là hoạt động kinh doanh xuyên biên giới – diễn ra chủ yếu qua nền tảng trực tuyến – nên xây dựng một trang web chuyên nghiệp để làm nền tảng cho mọi giao dịch là điều phải làm và nên làm một cách có nghiên cứu bài bản. Sau khi trao đổi trực tuyến qua lại, khách hàng thường sẽ vào website xem kỹ hình ảnh và nội dung. Đây là bước cốt lõi để giúp khách hàng dễ nhận diện thương hiệu.

– Có một thực tế, hiện nay các doanh nghiệp kinh doanh TMĐT không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với những “doanh nghiệp một người” – đó là những người bán hàng trực tuyến, chủ yếu trên các mạng xã hội. Vậy họ phải đối phó như thế nào?

– Đầu tư sản phẩm quy mô lớn, đẩy mạnh thiết kế khác biệt và có cá tính riêng, không trộn lẫn sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh. Trước khi thiết kế, công tác khảo sát thị trường rất quan trọng. Cần bỏ nhiều công sức và thời gian để khảo sát thị trường, hình ảnh, thiết kế trong nước ngoài để có thể định vị chính xác sản phẩm của mình. Sản phẩm phải thể hiện được “cá tính” của mình.

– Chị có thể nói thêm về việc tạo “cá tính” này?
– Theo suy nghĩ của tôi, khách hàng không chỉ mua sản phẩm. Nói cách khác, một sản phẩm tốt chưa đủ. Doanh nghiệp cần có những câu chuyện về sản phẩm. Những hình ảnh phải biết kể chuyện và quảng bá trên các kênh TMĐT của họ.

Ví dụ, vừa rồi tôi giúp Dream Farm kể những câu chuyện về lá trà Thái Nguyên mà họ đang bán. Ai cũng biết trà Thái Nguyên có tiếng từ lâu, nhưng lâu nay Dream Farm không quan tâm chất lượng hình ảnh cho dù họ có sản phẩm tốt. Chúng tôi giúp doanh nghiệp quảng bá chất lượng, sản phẩm thông qua các kênh TMĐT. Nhiều khách hàng cũng đã biết đến sản phẩm thông qua cảnh quan Thái Nguyên và những câu chuyện liên quan.

– Cuối cùng, chị có thể chia sẻ đâu là vũ khí hiệu quả để những doanh nghiệp TMĐT kinh doanh hiệu quả trong thời gian tới?

– Theo tôi, điểm cốt lõi là vẫn phải đi từ sản phẩm. Có bột mới gột nên hồ. Sản phẩm phải thực sự tốt, từ đó làm tiếp thị và khuếch trương điểm cốt lõi này. Bên cạnh đó, mỗi công ty có định hướng kinh doanh riêng. Việc làm tiếp thị và định vị thương vị sẽ phải nương theo định hướng này để kể những câu chuyện hiệu quả.

Nhân Tâm thực hiện

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Cầu giảm và cạnh tranh tăng, lối nào cho hàng thời...

0
(SGTT) - Trong giai đoạn suy thoái kinh tế, nhu cầu mua sắm thời trang giảm sút ảnh hưởng lên nhiều thương hiệu nội...

‘Tảng băng chìm’ sau những phiên livestream bán hàng chục tỉ

0
(SGTT) - Gần đây lướt trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) không khó để bắt gặp những kênh bán hàng trên sóng...

Bán hàng trên Tiktok Shop có dễ thu tiền tỉ?

0
(SGTT) - Gần đây, nhiều người xôn xao trước thông tin một chủ kênh TikTok cho biết đã đạt doanh thu đạt trên 75...

Thị trường mỹ phẩm chuyển dịch với làn sóng tiêu dùng...

0
(SGTT) - Làn sóng tiêu dùng mỹ phẩm theo xu hướng mạng xã hội ở Việt Nam đang thúc đẩy sự xuất hiện loại...

2 tỉ đồng đã được chi để mua sô cô la...

0
(SGTT) – Năm nay, ngày lễ tình nhân (Valentine) rơi mùng 5 Tết âm lịch. Do đó, khách hàng có xu hướng đặt hàng...

Đo lường độ lớn của thị trường thương mại điện tử...

0
(SGTT) - Thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam đạt hơn 20,5 tỉ đô la Mỹ trong năm 2023 vừa qua, tăng trưởng...

Kết nối