Thứ Sáu, Tháng Tư 26, 2024

Biến điện thoại mất cắp thành “cục gạch”

CHÍ THỊNH –

Đề xuất khóa mạng đối với điện thoại mất cắp qua số IMEI của Công an TPHCM được người tiêu dùng hoan nghênh; tuy nhiên để thực hiện được thì không đơn giản. Nhà mạng sẽ phải phối hợp với các cơ quan công an, cơ quan quản lý về thông tin và truyền thông để chuẩn bị giải pháp kỹ thuật, quy trình ngăn chặn liên lạc, đòi hỏi về chứng cứ pháp lý đối với thiết bị mất cắp…

Cần giải pháp đồng bộ

0000

Vừa qua, Công an TPHCM đã đề nghị việc các nhà mạng hợp tác ngăn chặn các cuộc gọi/nhắn tin từ những thiết bị di động nằm trong danh sách bị đánh cắp. Công an TPHCM sẽ cung cấp toàn bộ số IMEI (mã số nhận dạng thiết bị di động) của những thiết bị bị đánh cắp cho Sở Thông tin và Truyền thông để yêu cầu nhà mạng ngăn chặn.

Theo Công an TPHCM, nếu thực hiện được điều này sẽ góp phần giảm số lượng các vụ án cướp giật điện thoại hiện nay. Do điện thoại đánh cắp không thể sử dụng được (bị nhà mạng chặn) nên các đối tượng cướp giật sẽ không thể bán được điện thoại ăn cắp.

Về nguyên tắc sẽ không có hai chiếc điện thoại di động có số IMEI giống nhau; do đó hoàn toàn có thể dựa trên số IMEI của điện thoại ăn cắp để tiến hành khóa mạng.

Đại diện mạng di động VinaPhone cho rằng hoàn toàn có thể áp dụng biện pháp kỹ thuật ngăn chặn cuộc gọi thông qua số IMEI nếu cơ quan quản lý nhà nước chính thức yêu cầu. Đồng thời, để tránh ảnh hưởng đến quyền lợi của thuê bao di động, cần đưa ra quy định về điều này và thông tin rộng rãi tới người tiêu dùng.

Theo Sở Thông tin và Truyền thông, để làm được điều này phải có sự trao đổi về cách thức triển khai với các nhà mạng, ngành công an. Khi tiến hành ngăn chặn liên lạc đối với thuê bao di động, nhà mạng sẽ yêu cầu phải có chứng cứ rõ ràng nhằm xác định số IMEI thuộc về người bị mất điện thoại.

Một số chuyên gia trong ngành công nghệ thông tin cho rằng muốn khóa điện thoại bị mất cắp bằng số IMEI thì điều đầu tiên người bị mất cắp phải nhớ số IMEI. Đồng thời họ phải chứng minh rằng số IMEI đó thuộc về quyền sở hữu của họ. Kế đến, những người có am hiểu về kỹ thuật có thể can thiệp vào điện thoại để thay đổi số IMEI (nếu họ muốn) nên có số IMEI vẫn chưa chắc đã khóa được điện thoại bị mất cắp. Ngoài ra, một số thiết bị di động sau khi thông qua sửa chữa, nâng cấp phần mềm, thay thế linh kiện… có thể bị thay đổi số IMEI (không trùng với vỏ hộp điện thoại).
Theo ông Võ Đỗ Thắng, Giám đ Trung tâm quản trị và an ninh mạng Athena, về nguyên tắc thì nhà mạng có thể khóa điện thoại (không gọi hoặc nhắn tin) thông qua số IMEI nếu khách hàng báo điện thoại bị mất cắp. Điều này các nhà mạng ở nước ngoài đã thực hiện từ lâu đối với các điện thoại khóa mạng họ tặng cho khách hàng khi cung cấp dịch vụ di động. Bên cạnh nội dung cuộc gọi/nhắn tin, mỗi cuộc gọi, nhắn tin từ điện thoại di động tới nhà mạng sẽ bao gồm số IMEI nhằm định danh thiết bị đó.

Về việc đối tượng đánh cắp có thể thay đổi số IMEI, ông Thắng cho rằng chỉ có những người có kiến thức, am hiểu kỹ thuật mới có thể dùng máy tính để can thiệp vào điện thoại. Cho tới bây giờ do nhà mạng chưa có dịch vụ ngăn chặn điện thoại bị đánh cắp qua số IMEI nên số IMEI cũng chưa phổ biến.

Ông Chu Võ Kim Long, Giám đốc Trung tâm sửa chữa thiết bị di động Service Plaza, cho rằng việc kiểm tra số IMEI qua phần mềm khá đơn giản, ai cũng có thể thực hiện. Tuy nhiên, ngoài việc nhớ hoặc lưu giữ số IMEI người tiêu dùng còn phải lưu giữ các loại vỏ hộp, hóa đơn, chứng từ… của chiếc điện thoại đó nhằm chứng minh quyền sở hữu.

[box] Làm thế nào để biết số IMEI?

Thao tác kiểm tra số IMEI (International Mobile Equipment Identity) khá đơn giản, người dùng có thể gõ cú pháp “*#06#” để biết được mã số nhận dạng thiết bị đối với hầu hết điện thoại di động. Người dùng cũng có thể đọc số IMEI trên vỏ hộp điện thoại/máy tính bảng hoặc kiểm tra trên thân máy (sau khi tháo pin ra).

Việc kiểm tra IMEI trước đây đã giúp cho người sử dụng thiết bị di động xác định nguồn g sản phẩm chính hãng hay chỉ là một thiết bị giả mạo, đã bị can thiệp vào phần cứng, phần mềm quản lý thiết bị (firmware).

Đối với các nhà mạng ở nước ngoài, số IMEI giúp họ quản lý thiết bị, khóa mạng đối với các điện thoại di động bị ràng buộc bởi hợp đồng sử dụng dịch vụ (nhà mạng tặng cho khách hàng). Từ việc quản lý số IMEI, các nhà mạng có thể đưa các điện thoại bị đánh cắp vào danh sách đen (blacklist) để khóa từ xa, không cho thực hiện cuộc gọi hoặc nhắn tin.[/box]

Chủ động khóa máy từ xa

Khi phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị hỏi ý kiến của một số người tiêu dùng thì những người rành về công nghệ cho rằng chính người dùng điện thoại di động cũng có thể tự khóa máy từ xa qua phần mềm, không cần chờ tới nhà mạng. Những ai đã sử dụng iPhone/iPad lâu năm sẽ biết rằng nhà sản xuất Apple có cung cấp giải pháp bảo mật iCloud nhằm khóa máy từ xa, không cho phép kẻ xấu đọc trộm dữ liệu trong máy iPhone/iPad.

Anh Nguyễn Huy, nhà ở quận 10, cho biết anh đã dùng iPhone nhiều năm nay và nếu như iPhone bị thất lạc thì anh có thể sử dụng tính năng tìm kiếm điện thoại thông qua iCloud hoặc có thể chủ động khóa máy từ xa. Một số smartphone sử dụng hệ điều hành Android cũng có thể dùng ứng dụng bảo mật để khóa máy hoặc xóa dữ liệu.

iCloud chính là giải pháp ứng dụng công nghệ điện toán đám mây dùng để quản lý thiết bị của Apple. Chủ sở hữu iPhone/iPad có thể sử dụng iCloud để kiểm tra tình trạng hoạt động, vị trí của các thiết bị này qua kết nối Internet. iCloud cũng giúp khóa máy từ xa, biến chiếc iPhone thành “cục gạch”, xóa dữ liệu khiến kẻ xấu không thể đọc dữ liệu trên máy hoặc liên lạc bằng thiết bị này.

Anh Minh Đức, nhà ở huyện Hóc Môn, cho rằng việc cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu khóa liên lạc đối với điện thoại bị mất cắp sẽ giúp ích cho người tiêu dùng. Trước đây, khi bị mất điện thoại di động anh đã từng gọi điện lên nhà mạng yêu cầu khóa mạng để kẻ xấu không đọc dữ liệu trên máy nhưng được nhà mạng cho biết hiện thời chưa cung cấp dịch vụ này.

Đề xuất khóa mạng từ xa của Công an TPHCM có thể góp phần ngăn cản phần nào số vụ án cướp giật điện thoại ngoài đường phố do điện thoại ăn cắp sẽ không thể tiêu thụ được (do bị khóa mạng). Tuy nhiên, về phía người tiêu dùng cũng phải lưu giữ số IMEI để có thể khai báo khi bị mất cắp điện thoại, luôn luôn lấy hóa đơn chứng minh điện thoại có số IMEI đó thuộc sở hữu của mình.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

‘Giải nhiệt’ tại những dòng suối, thác nước gần Hà Nội...

0
(SGTT) - Những dòng suối, thác còn khá hoang sơ ở Hoà Bình, Tuyên Quang hay Thái Nguyên... là gợi ý để du khách...

Cao tốc từ TPHCM ra Nha Trang có 5 trạm dừng...

0
(SGTT) - Gần 400km cao tốc từ TPHCM đến Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà đã được bố trí 5 trạm dừng nghỉ tạm. Các...

Du khách đổ về bán đảo Sơn Trà ‘săn’ hoa tím...

0
(SGTT) - Những ngày cuối tháng 4, cây thàn mát mọc tự nhiên trên bán đảo Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng lại nở...

Nha khoa thực hiện 120.000 ca cấy ghép implant nay đã...

0
Là tập đoàn y tế với nhiều chi nhánh tại Hàn Quốc, nha khoa Plan vừa qua đã khai trương phòng khám tại TP....

Chiêm ngưỡng bảo vật hơn 300 tuổi ở làng nghề Thổ...

0
(SGTT) - Bức cửa võng đình làng nghề Thổ Hà, xã Vân Hà (thị xã Việt Yên, Bắc Giang) có tuổi đời hơn 300...

Check-in núi đá giữa ruộng lúa ở Đồng Nai

0
(SGTT) – Toạ lạc tại huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, núi đá Chữ Thập là điểm check-in quen thuộc của nhiều người trong...

Kết nối