Thứ Sáu, Tháng Tư 26, 2024

Thêm vốn, thêm doanh nghiệp bình ổn thị trường

Vũ Yến

Từ ngày 1-4, chương trình bình ổn thị trường năm 2015, Tết Bính Thân 2016 trên địa bàn TPHCM được khởi động với bốn nhóm hàng lương thực thực phẩm, đồ dùng mùa khai trường, dược phẩm và sữa. Các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng hàng hóa tiếp tục được vay vốn từ các tổ chức tín dụng, với số vốn khoảng 11.850 tỉ đồng, tăng 3.550 tỉ đồng so với năm 2014.

Thêm doanh nghiệp tham gia

Thông tin trên được bà Lê Ngọc Đào, Phó giám đốc Sở Công Thương TPHCM, cho biết tại hội nghị sơ kết chương trình bình ổn thị trường năm 2014 và triển khai kế hoạch năm 2015, diễn ra ngày hôm qua, 31-3, tại TPHCM. Về kế hoạch triển khai chương trình bình ổn thị trường năm 2015, Tết Bính Thân 2016, bà Đào cho biết số lượng doanh nghiệp, nguồn vốn cũng như các mặt hàng tham gia chương trình đều tăng so với năm 2014.

Cụ thể, tổng số doanh nghiệp tham gia là 85, tăng chín doanh nghiệp. Trong đó, nhóm tổ chức tín dụng là 11, tăng ba tổ chức; nhóm doanh nghiệp lương thực thực phẩm là 40, tăng ba doanh nghiệp; nhóm doanh nghiệp của chương trình mùa khai trường là 16, tăng một doanh nghiệp; nhóm doanh nghiệp của chương trình dược phẩm 14, tăng hai doanh nghiệp; còn nhóm doanh nghiệp của chương trình sữa vẫn giữ nguyên với bốn doanh nghiệp.

Doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm tại chương trình kết nối cung-cầu hàng hóa diễn ra vào cuối tháng 10-2014. Ảnh: Thành Hoa
Doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm tại chương trình kết nối cung-cầu hàng hóa diễn ra vào cuối tháng 10-2014. Ảnh: Thành Hoa

Không sử dụng vốn ngân sách, nguồn vốn thực hiện chương trình được xã hội hóa, thông qua hình thức kết nối doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh với ngân hàng tham gia với hạn mức và lãi suất ưu đãi. Năm 2015, tổng hạn mức tín dụng các ngân hàng đăng ký tham gia chương trình là 11.850 tỉ đồng, tăng 3.550 tỉ đồng so năm 2014, lãi suất giảm khoảng 0,5-2 điểm phần trăm (%).

Các gói tín dụng bao gồm 6.100 tỉ đồng dành cho doanh nghiệp trong chương trình vay vốn lưu động ngắn hạn 12 tháng với lãi suất khoảng 5-6%/năm; gói 2.750 tỉ đồng cho doanh nghiệp ngoài chương trình tham gia chuỗi cung ứng hàng hóa, nguyên liệu sản xuất hàng bình ổn thị trường. Đây là nguồn vốn vay ngắn hạn 12 tháng, với lãi suất khoảng 6,5-8,5%/năm; gói 2.100 tỉ đồng cho doanh nghiệp trong chương trình vay trung và dài hạn để đầu tư cơ sở vật chất, chuồng trại, sản xuất, đổi mới công nghệ, phát triển hệ thống phân phối, với lãi suất khoảng 7-10%/năm. Năm nay có bổ sung thêm gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp bình ổn thị trường đẩy mạnh xuất khẩu, hạn mức 900 tỉ đồng với lãi suất khoảng 2-4%/năm.

Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đăng ký gói tín dụng 1.500 tỉ đồng hỗ trợ tiểu thương chợ truyền thống, đồng thời phối hợp với Sở Công Thương tổ chức các lớp đào tạo cho doanh nghiệp và tiểu thương.

Ngoài vốn vay, danh mục hàng hóa tham gia chương trình cũng được bổ sung một số nhóm hàng. Chẳng hạn, nhóm lương thực thực phẩm bổ sung gà pha lóc, bún, bánh phở, hủ tiếu tươi, cà chua cô đặc, nha đam, chuối laba…

[box type=”bio”] Theo báo cáo của Sở Công Thương, chương trình bình ổn thị trường năm 2014, Tết Ất Mùi 2015 đạt được những kết quả nhất định. Đây là năm đầu tiên chương trình đưa vào sử dụng logo của doanh nghiệp tại các điểm bán, xe lưu động, trên bao bì sản phẩm. Việc làm này nhằm tăng khả năng nhận diện, tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng khi lựa chọn, mua sắm các sản phẩm. Đến nay, logo đã được 100% doanh nghiệp tham gia sử dụng tại các điểm bán.

Trong năm 2014 chương trình cũng đã bổ sung nhiều mặt hàng mới phong phú, đa dạng. Lượng hàng hóa được cung ứng đầy đủ, dồi dào, đảm bảo khả năng chi phối thị trường, đặc biệt trong tháng Tết Ất Mùi 2015. Nhờ chương trình, giá cả không có biến động, được điều chỉnh linh hoạt, luôn thấp hơn thị trường khoảng 5-15% tùy theo nhóm hàng. Chương trình cũng đã phát triển 8.967 điểm bán, tăng các chuyến bán hàng lưu động, nâng cao tỷ lệ hàng Việt Nam trong hệ thống siêu thị và chợ.[/box]

Thêm hệ thống bán hàng

Theo bà Đào, một trong những điểm mới của chương trình bình ổn thị trường năm 2015 là phát triển hệ thống bán hàng bình ổn thị trường với nhiều hình thức đa dạng, tập trung mở rộng điểm bán ở khu lưu trú công nhân, ký túc xá, bếp ăn trường học. Chương trình cũng sẽ triển khai thí điểm ứng dụng thương mại điện tử trong phân phối hàng bình ổn thị trường.

Song song đó, Sở Công Thương tiếp tục triển khai chương trình hợp tác thương mại giữa TPHCM và các tỉnh, thành lân cận bằng các hoạt động như kết nối cung-cầu, hỗ trợ đào tạo, trao đổi thông tin thị trường, trao đổi kinh nghiệm quản lý nhà nước… Trước mắt, theo đề nghị của các địa phương, trong năm 2015 các doanh nghiệp sẽ tham gia thực hiện với sáu tỉnh, thành là Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, Cà Mau, Đồng Nai và Lâm Đồng.

Ngoài ra, sở sẽ hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa thông qua các hệ thống phân phối trong chương trình như Saigon Co.op, Lotte Mart và Big C, nơi sẽ làm đầu mối tiếp nhận hàng hóa bình ổn thị trường để xuất khẩu.

Thời gian triển khai thực hiện chương trình bình ổn thị trường năm 2015 là 12 tháng, bắt đầu từ ngày 1-4-2015, kết thúc vào ngày 31-3-2016. Để đạt được các kế hoạch đề ra, theo bà Đào, Sở Công Thương sẽ phối hợp với các đơn vị có liên quan theo sát diễn biến thị trường, tăng cường sự liên kết, thúc đẩy chương trình hợp tác giữa TPHCM và các tỉnh, tiếp tục tập trung phát triển hệ thống phân phối, không ngừng kiểm tra, kiểm soát thị trường.

Phát biểu tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Hồng, Phó chủ tịch UBND TPHCM, cũng lưu ý chương trình nên đẩy mạnh hệ thống bán hàng bình ổn thị trường vào các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu dân cư. Việc làm này không những thúc đẩy công tác đưa hàng hóa chất lượng tốt, giá cả hợp lý đến tay người công nhân, người lao động, người dân toàn thành phố mà còn giúp giải quyết một cách triệt để tình trạng chợ tự phát.

Ông Nguyễn Thành Nhân, Phó tổng giám đốc Saigon Co.op, cho biết việc tham gia chương trình bình ổn thị trường không những mang ý nghĩa xã hội mà còn tạo nên ý nghĩa kinh tế với Saigon Co.op. Trong năm 2015, Saigon Co.op tiếp tục tăng cường phát triển nhanh và chất lượng mạng lưới, cam kết mang hàng bình ổn thị trường đến với nhiều người tiêu dùng hơn nữa.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Siêu thị cam kết giữ giá, khuyến mãi hàng hóa để...

0
Dù giá cả đầu vào vẫn đang tăng nhưng nhiều doanh nghiệp tham gia chương trình Bình ổn thị trường của TPHCM đã cam...

Nhiều tỉnh thành lên phương án bình ổn thị trường hàng...

0
Mới đây, UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành kế hoạch thực hiện chương trình bình ổn thị trường đối với các mặt hàng thiết...

TPHCM: từ tháng 4-2022, nhiều khả năng thịt và trứng gia...

0
(SGTT) - Các doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM đang đối mặt với nhiều khó khăn, vừa phòng chống dịch, chi phí nguyên vật...
mua sắm tết

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Nhìn từ góc độ...

0
Đã đến lúc cần nhìn nhận thực chất hơn quy định liên quan đến “trách nhiệm sản phẩm”, vốn là gốc rễ của quan...

Chương trình khuyến mãi tập trung năm 2021 chính thức khởi...

0
(SGTT) - Ngày 15-11, chương trình khuyến mại tập trung 2021 với tên gọi “Shopping Season 2021” chính thức được khởi động với chủ...

Phải đảm bảo đủ thịt heo trong dịp Tết Nguyên đán

0
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã ký và ban hành Chỉ thị số 15/CT-BCT về việc thực hiện các giải pháp...

Kết nối