Thứ Sáu, Tháng Tư 26, 2024

Tại sao chúng ta sợ nhện hơn biến đổi khí hậu?

HỒNG QUÂN –   

Mọi người có xu hướng sợ nhện và rắn hơn so với ổ cắm điện hay pháo hoa, mặc dù ổ điện hay pháo hoa nguy hiểm hơn nhiều. Điều này có thể giúp giải thích tại sao con người vô cùng khó khăn chật vật khi nhận ra mối đe dọa từ hiện tượng thay đổi khí hậu.

nhen-bien-doi-khi-hau

Các nhà tâm lý học tiến hóa cho rằng có thể hiểu phần lớn hành vi con người chỉ bằng cách nghiên cứu tổ tiên cổ xưa của chúng ta. Trong suốt 99% dòng thời gian lịch sử, con người luôn sống theo các nhóm nhỏ săn bắn và hái lượm, với bộ não luôn tiến hóa để xử lý các nhiệm vụ chuyên biệt, chẳng hạn như xác định các loài bò sát có độc hoặc phát hiện tình cảm và ý định phản bội qua nét mặt. Cách tư duy hợp lý để cân nhắc và dự báo tỷ trọng giá trị nhận về trong tương lai chỉ mới được phát triển gần đây, và chỉ chiếm 1% trong tổng thời gian tồn tại của loài người.

Giờ đây, biến đổi khí hậu lại đang đưa ra bài toán phải tư duy dài hạn đến tột cùng. Tháng 2 vừa qua đã cho thấy nhiệt độ cao trung bình trên bề mặt toàn cầu – vọt lên thêm 1,35oC so với nhiệt độ trung bình từ năm 1951 đến 1980. Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng sự tan chảy của các phiến băng Nam cực và Greenland, với đầy đủ cơ sở khoa học, có thể nâng mực nước biển lên cao thêm vài mét vào cuối thế kỷ này. Tuy nhiên, mặc dù ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy mức độ CO2 tăng sẽ dẫn đến thảm họa nóng lên của toàn hành tinh, chúng ta vẫn không ngừng tiếp tục sản xuất nhiều hơn bao giờ hết – như thể chúng ta không tin vào những gì mà chúng ta đang thấy trước mắt.

Trong một nghiên cứu gần đây, Lee Ross – Giáo sư tâm lý học thuộc Đại học Stanford và một nhóm các nhà tâm lý học, nhà kinh tế và sinh học gợi ý rằng vấn đề chính là cách hình thành bộ não tư duy của chúng ta. Bản chất của sự biến đổi khí hậu, theo tranh luận của các nhà khoa học, khiến chúng ta hầu như không thể áp dụng “trí khôn tiên liệu” – để chẩn đoán trước vấn đề, và sau đó có kế hoạch hành động để giải quyết. Một mối đe dọa chỉ xuất hiện dần dần, với hậu quả chỉ đến trong tương lai, không kích thích các sợi thần kinh cổ xưa của chúng ta bằng mức độ khẩn cấp khi thấy một con nhện đang bò hay hình ảnh khủng bố trên truyền hình. Đó là một điểm mù của não bộ nhân loại.

Vậy chúng ta có thể làm gì? Tiến sĩ Ross và đồng nghiệp đề nghị tìm cách tránh những hạn chế của não và thay vào đó vận dụng được thế mạnh của não người. Nhắm vào các bản năng xã hội, chẳng hạn, có thể có hiệu quả. Nghiên cứu cho thấy khuyến khích tiết kiệm năng lượng bằng lợi ích cá nhân (tiết kiệm tiền bạc) không hiệu quả bằng lợi ích xã hội – người ta sẽ tiết kiệm (năng lượng) hơn nếu họ nghĩ rằng những người khác xung quanh họ đều đã làm như vậy. Kết quả của cách trên là việc truyền thông có thể hiệu quả hơn trong thay đổi hành vi so với các chính sách nhắm vào những cái đầu tính toán dựa trên ưu đãi tiền bạc.

Cách tiếp cận khác là thể hiện các lựa chọn khác nhau. Ở các quốc gia châu Âu, gần như tất cả mọi người hiến tặng nội tạng của họ cho mục đích y tế trong trường hợp qua đời vì tai nạn xe hơi. Ở Mỹ, con số đó chỉ là 15%, dù theo các khảo sát, thái độ từ thiện ở cả hai bở Đại Tây Dương đều giống nhau. Tại sao lại có sự khác biệt như vậy? Người châu Âu tham gia chương trình một cách mặc định – họ phải chọn không tham gia nếu họ không muốn hiến tặng. Ở Mỹ, người dân phải “lựa chọn” bằng cách ký tên ở mặt sau của giấy phép lái xe. Điều này gợi ý cách dễ dàng làm cho nhiều người tiết kiệm năng lượng hơn, tương tự như việc thay đổi chế độ bật chạy mặc định của lò sưởi hay máy lạnh.

Giá trị “mặc định” không chỉ tận dụng sự lười biếng hay tính ì của con người. Thay vào đó, họ đưa ra những giá trị xã hội và khuyến khích mọi người theo và ủng hộ. Những bước nhỏ có thể củng cố lẫn nhau, tạo điều kiện cho những chuyển biến có tiềm năng đem lại những thay đổi lớn và đột ngột, ngay cả khi những “đoạn đường” này chỉ nối tiếp từ từ. Hãy suy nghĩ về thái độ đối với thuốc lá đã thay đổi ra sao trong những thập kỷ gần đây.

Cuối cùng, Ross và các đồng tác giả của nghiên cứu trên đề nghị rằng “nhiệm vụ khó khăn nhất nhưng có lẽ quan trọng nhất” là từ bỏ khỏi tầm nhìn kinh tế tăng trưởng vô tận, bởi vì việc sản xuất hàng loạt các loại vật liệu, sản phẩm mới gây quá nhiều áp lực căng thẳng cho hành tinh. Hầu hết các nhà kinh tế học sẽ xem đây là một đề xuất nền tảng, và tác giả phụ trong nghiên cứu này, nhà kinh tế học được giải thưởng Nobel – Kenneth Arrow cũng là người có tư duy chính thống.

Có lẽ sự thay đổi trong suy nghĩ của nhân loại chúng ta đã nhen nhóm.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Nha Trang sẽ bắn pháo hoa ba đêm cuối tuần đến...

0
Bắt đầu từ ngày 3-5, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà sẽ bắn pháo hoa tầm thấp vào 3 đêm cuối tuần tại...

Trưa nay ăn gì: Bữa trưa thơm lừng cùng diềm bò...

0
(SGTT) – Trong nhiều phong cách ẩm thực nướng, các món nướng của người Hàn Quốc luôn có những "tín đồ" riêng bởi sự...

Dừng nghỉ, đổ xăng ở đâu trên suốt tuyến cao tốc...

0
(SGTT) - Trên dữ liệu ghi nhận thực tế, Sài Gòn Tiếp Thị tóm lược các vị trí trạm dừng tạm, cây xăng và...

Singapore thu hồi ba loại thực phẩm có xuất xứ từ...

0
Cơ quan Quản lý Thực phẩm Singapore thông báo thu hồi một số thực phẩm có xuất xứ từ Việt Nam gồm nem cuốn...

‘Giải nhiệt’ tại những dòng suối, thác nước gần Hà Nội...

0
(SGTT) - Những dòng suối, thác còn khá hoang sơ ở Hoà Bình, Tuyên Quang hay Thái Nguyên... là gợi ý để du khách...

Cao tốc từ TPHCM ra Nha Trang có 5 trạm dừng...

0
(SGTT) - Gần 400km cao tốc từ TPHCM đến Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà đã được bố trí 5 trạm dừng nghỉ tạm. Các...

Kết nối