Thứ Tư, Tháng Năm 1, 2024

Nafiqad bác bỏ thông tin 90% người dân Việt Nam đang ăn “gạo bẩn”

(SGTTO) – Theo ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad), thông tin 90% người dân đang ăn “gạo bẩn” là thiếu chính xác bởi không dựa trên con số thống kê, kiểm tra nào.

Về góc độ vệ sinh an toàn thực phẩm, theo ông Tiệp chỉ có sản phẩm có an toàn hay không an toàn với người sử dụng. Để khẳng định gạo có an toàn cho người Việt Nam và xuất khẩu hay không, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giám sát trên diện rộng để đánh giá mức độ an toàn của gạo. Giám sát diện rộng tức là phải có đủ số mẫu và lấy ở ngẫu nhiên thị trường trên cả ba miền để đảm bảo lúa được trồng ở tất cả các vùng sinh thái và phân tích đa dư lượng. Các phòng kiểm nghiệm đã phân tích được 90 chỉ tiêu các loại hóa chất tồn dư.

Kết quả kiểm soát trên diện rộng cho thấy năm 2017 lấy 150 mẫu gạo, năm 2018 lấy 169 mẫu thì lực lượng chức năng không phát hiện mẫu nào có chất cấm, có một số mẫu có tồn dư nhưng đều dưới ngưỡng cho phép.

“Ngưỡng cho phép ở Việt Nam được thiết lập trên cơ sở của tiêu chuẩn Codex nên sản phẩm xuất khẩu và tiêu dùng ở Việt Nam đều có tiêu chuẩn như nhau,” ông Tiệp nhấn mạnh và cho rằng với kết quả giám sát trên, không thể nói 90% người Việt Nam ăn “gạo bẩn”. Cũng với kết quả giám sát trên nên từ năm 2019, ngành nông nghiệp ưu tiên kinh phí để giám sát các sản phẩm rủi ro cao hơn.

Mấy năm gần đây, chất lượng gạo Việt Nam đã có nhiều cải thiện và đa dạng nhiều chủng loại như gạo hữu cơ, gạo thơm, gạo dẻo… để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Ngày càng có nhiều diện tích sản xuất theo VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ… nhưng so sánh giữa gạo sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP với gạo sản xuất truyền thống thì về mặt an toàn là không khác nhau, còn chất lượng thì có khác nhau nên mới có giá bán khác nhau.

Về chất lượng gạo, các nước nhập khẩu không bắt buộc mà chỉ khuyến cáo. Do đó, việc không có tiêu chuẩn GlobalGAP thì không được phép xuất khẩu vào châu Âu là không đúng. Tuy nhiên, nếu không có tiêu chuẩn chứng nhận thì việc mở rộng thị trường sẽ khó hơn, ông Tiệp khẳng định.

Cục trưởng cục trồng trọt, chuyên gia trong ngành lên tiếng phản đối

Mới đây, qua trao đổi với báo giới, ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết nhận định trên là không chính xác bởi những năm qua ngành lúa gạo Việt đang có những thay đổi và khẳng định được uy tín, chất lượng trên thị trường quốc tế.Tiến Sĩ Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho rằng, lúa gạo là một trong những ngành hàng nông sản đạt được nhiều thành công trong thời gian qua, nhận định 90% người Việt đang phải dùng gạo “bẩn” là không công bằng cho gạo Việt và làm tổn hại đến uy tín mặt hàng gạo xuất khẩu chúng ta đã gây dựng trong nhiều năm qua. 

Phúc An tổng hợp

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Gạo ST25 bị 4 doanh nghiệp ngoại đăng ký bảo hộ...

0
Vừa mới “phất lên” trên thị trường thế giới được chừng hai năm nay sau khi dấu ấn đạt giải nhất cuộc thi Gạo...

Có nên đưa ‘hoa hậu gạo’ đi thi để thành ‘á...

0
Gạo ST 25 của Việt Nam đã giành giải gạo ngon nhất thế giới tại cuộc thi do The Rice Trader tổ chức ở...

Gạo ST25 đạt giải nhì trong cuộc thi Gạo ngon nhất...

0
(SGTTO) - Cuộc thi Gạo ngon nhất thế giới năm 2020 vừa trao giải nhì cho gạo ST25 của Việt Nam. Giải nhất của...

Tranh luận xung quanh nhận định ‘90% người Việt đang ăn...

0
Mạng xã hội trong ngày 5-9 có nhiều ý kiến, tranh luận của những người trong lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu gạo về...

Vì sao chọn gạo giống Nhật để làm thương hiệu?

0
NGUYÊN THƯƠNG -  Mới đây, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đề xuất đưa thêm giống lúa Nhật Japonica vào danh mục giống lúa...

Chọn giống nào xây dựng thương hiệu gạo?

0
TRUNG CHÁNH -  Thảo luận về đề án xây dựng và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam vừa được công bố mới đây, một...

Kết nối