Thứ Tư, Tháng Năm 8, 2024

Có nên đưa ‘hoa hậu gạo’ đi thi để thành ‘á hậu’?

Gạo ST 25 của Việt Nam đã giành giải gạo ngon nhất thế giới tại cuộc thi do The Rice Trader tổ chức ở Philippines năm 2019 trong khuôn khổ Hội nghị Thương mại gạo thế giới. Thế nhưng, “cô hoa hậu” năm ngoái lại tiếp tục tham dự cuộc thi năm nay cũng do The Rice Trader tổ chức để nhận lấy kết quả giảm hạng còn là “á hậu”. Câu được hỏi đặt ra, đó là có nên đem “hoa hậu” đi tái đấu để nhận lấy kết quả thua đau hay không?

Sau lần mang “Hoa hậu” tái đấu, gạo ST 25 chỉ còn là “Á hậu” trong cuộc thi gạo do The Rice Trader tổ chức. Ảnh: D.V/dantri.vn

Mới đây, cuộc thi gạo ngon nhất thế giới năm 2020 do The Rice Trader tổ chức tại Mỹ, gạo thơm ST25 của Việt Nam đã xếp sau giống gạo thơm Hom Mali của Thái Lan để đạt giải nhì. Với kết quả này, gạo ST25 của Việt Nam đã giảm hạng so với kết quả cuộc thi năm ngoái tại Philippines cũng do The Rice Trader tổ chức.

Từ kết quả nêu trên, có nhiều ý kiến đặt ra, tại sao Việt Nam lại mang “hoa hậu” đi dự thi để nhận nhận lấy kết quả giảm hạng đau đớn. Điều này, cũng sẽ đưa đến nhiều hệ quả khác có liên quan, nhất là trong quảng bá thương hiệu, kinh doanh sản phẩm.

Trao đổi với TBKTSG Online, về quan điểm cá nhân, PGS-TS Dương Văn Chín, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp Định Thành thuộc Tập đoàn Lộc Trời- đơn vị từng đạt top 3 gạo ngon nhất thế giới do The Rice Trader tổ chức- cho rằng, ông không đồng tình với cách tổ chức của The Rice Trader, đó là chấp nhận loại gạo đạt giải ngon nhất thế giới tiếp tục dự thi. “Để sản phẩm từng đạt giải nhất tiếp tục dự thi, thì còn ý nghĩa gì nữa, làm sao khuyến khích “lứa” khác vươn lên?”, ông đặt câu hỏi.

Theo ông Chín, chủng loại gạo thơm Hom Mali của Thái Lan đã 3-4 đạt giải nhất hay chủng loại Phka Romdoul của Campuchia cũng đã 2-3 lần đạt giải nhất. “Làm như vậy để làm gì, tức năm nào cũng có Hom Mali, năm nào cũng có Phka Romdoul cũng ST25 để làm gì?”, ông nêu câu hỏi.

Quay trở lại với trường hợp gạo ST25 đã bị “rớt hạng”, ông Chín cho rằng, khi đã đạt giải nhất gạo ngon thế giới, thì không nên tiếp tục tham gia cuộc thi. “Anh cứ để im, giữ uy tín rồi phát triển nhân giống nguyên chủng, xác nhận xây dựng vùng nguyên liệu, sản xuất gạo thật chất lượng để bán với giá 1.000 đô la Mỹ/tấn với khối lượng lên cả triệu tấn, thì mới ý nghĩa”, ông Chín nêu quan điểm và cho rằng, việc mang gạo ST25 ngon nhất thế giới tái thi đấu không mang ý nghĩa gì, thậm chí phải chịu cảnh giảm hạng đau đớn như đã diễn ra.

Theo ông Chín, phân khúc gạo thơm trắng của Việt Nam đang thua Thái Lan, Ấn Độ và điều này được thể hiện khi giá gạo Hom Mali của Thái Lan được bán trên 1.000 đô la Mỹ/tấn và gạo Basmati của Ấn Độ có giá đến 1.400 đô la Mỹ/tấn, trong khi Việt Nam không có giống nào bán được với giá như vậy.

Từ sự thua thiệt như nêu trên, ông Chín tái nhấn mạnh, lẽ ra Việt Nam nên tận dụng danh hiệu gạo ngon nhất thế giới để phát triển, bán với giá 1.000 đô la Mỹ/tấn và cả triệu tấn, thì mới ý nghĩa, “chứ bây giờ mình đưa đi thi rồi rớt hạng để làm cái gì?”, ông nói.

Theo ông Chín, khi Việt Nam đạt giải gạo ngon nhất thế giới, thì có thể mạnh miệng tuyên bố “gạo Việt Nam ngon nhất thế giới”, nhưng khi đã giảm hạng, thì chỉ có thể lên tiếng “gạo Việt Nam ngon nhất thế giới năm 2019” mà thôi.

Liên quan đến chuyện mang gạo ngon nhất thế giới tái đấu để rớt hạng, trên mạng xã hội cũng có không ít ý kiến tranh luận theo hướng chê trách: thà ở nhà không tham gia, thì lúc nào cũng có thể mạnh miệng nói ngon nhất thế giới, chứ bây giờ rớt hạng, thì ăn nói làm sao?
Lần đầu tiên gạo ST25 của Việt Nam do ông Hồ Quang Cua và cộng sự lai tạo được vinh danh là gạo ngon nhất thế giới.

Năm 2019, lần đầu tiên gạo ST25 của Việt Nam do ông Hồ Quang Cua và cộng sự lai tạo đã được vinh danh là gạo ngon nhất thế giới. Ông Hồ Quang Cua (Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới) sinh ra và lớn lên ở xã Hòa Đông, thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng). Tuổi thơ gắn liền với ruộng đồng, vì thế sau khi học xong phổ thông, ông quyết định thi vào Khoa Nông nghiệp, Trường ĐH Cần Thơ. Năm 1978, sau khi tốt nghiệp kỹ sư trồng trọt, ông vào làm tại Phòng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn huyện Mỹ Xuyên rồi dần được đề bạt, bổ nhiệm làm Phó giám đốc Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng cho đến khi nghỉ hưu. Tại Sóc Trăng và nhiều tỉnh ở miền Tây, những giống lúa ST do ông Cua cùng các cộng sự nghiên cứu, lai tạo và cải tiến đã giúp cho hàng trăm ngàn hộ nông dân tăng thêm thu nhập nhờ liên tục trúng mùa lại bán được giá cao nên ông được bà con yêu mến và gọi là “Anh hùng lúa”.

Trung Chánh
Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Gạo ST25 bị 4 doanh nghiệp ngoại đăng ký bảo hộ...

0
Vừa mới “phất lên” trên thị trường thế giới được chừng hai năm nay sau khi dấu ấn đạt giải nhất cuộc thi Gạo...

Gạo ST25 đạt giải nhì trong cuộc thi Gạo ngon nhất...

0
(SGTTO) - Cuộc thi Gạo ngon nhất thế giới năm 2020 vừa trao giải nhì cho gạo ST25 của Việt Nam. Giải nhất của...

Nafiqad bác bỏ thông tin 90% người dân Việt Nam đang...

0
(SGTTO) - Theo ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad), thông tin 90%...

Tranh luận xung quanh nhận định ‘90% người Việt đang ăn...

0
Mạng xã hội trong ngày 5-9 có nhiều ý kiến, tranh luận của những người trong lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu gạo về...

Vì sao chọn gạo giống Nhật để làm thương hiệu?

0
NGUYÊN THƯƠNG -  Mới đây, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đề xuất đưa thêm giống lúa Nhật Japonica vào danh mục giống lúa...

Chọn giống nào xây dựng thương hiệu gạo?

0
TRUNG CHÁNH -  Thảo luận về đề án xây dựng và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam vừa được công bố mới đây, một...

Kết nối