Thứ Hai, Tháng Năm 13, 2024

Khi trái quất được dùng thay chanh

Nguyễn Việt Hưng (Hà Nội)

Cây quất (còn gọi là cây tắc) – thường chỉ được trồng như loại cây cảnh dùng vào dịp Tết Nguyên đán – trong gần chục năm trở lại đây được trồng để lấy trái dùng như một loại gia vị thay cho trái chanh. Nhiều nhà vườn nhờ trồng quất thu hoạch trái quanh năm mà có được mức thu nhập khá cao.

Ở miền Bắc, chanh tươi chỉ có theo mùa, vì vậy trong một số ít tháng ngoài mùa, giá chanh rất đắt với mỗi kí lô gam từ vài chục ngàn đồng cho đến gần cả trăm ngàn đồng. Giá chanh đắt nên nhiều người chuyển sang dùng tắc xanh thay thế, rồi nhu cầu này gia tăng khi nhà nhà dùng tắc vì giá rẻ hơn, mùi vị cũng thơm dù không thể bằng trái chanh. Với nhiều món, quất thay hẳn vai trò của chanh như với món bún đậu mắm tôm.

Chị Nguyễn Thị Thà – một nông dân ở thôn Phi Liệt, xã Liên Nghĩa, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên nổi tiếng với cây quất cảnh – kể lại, cách đây vài năm ở chợ phiên gần nhà, chị Thà đã không những bán hết veo mấy kí lô gam quất hái trong vườn nhà mà còn được người mua đặt trước vài kí lô gam cho phiên chợ sau. “Nhẩm tính thu nhập từ việc bán quả xanh trên một cây quất khoảng ba năm tuổi là khá cao với khoảng 30 kg quả, với giá bán 15.000 đồng/kg thì số tiền thu được cũng cỡ 450.000 đồng, cao hơn nhiều so với giá cây quất cảnh tương ứng. Bàn tính với chồng và gia đình xong, tôi quyết định không trồng quất bán làm cảnh nữa mà chuyển qua trồng để bán quả xanh”.

Cũng ở xã Liên Nghĩa, Anh Tân – người sở hữu một sào quất bán quả xanh – cho biết, với 300 gốc quất hiện có, mức thu trung bình mỗi ngày từ việc bán quả xanh của gia đình là từ 200.000 đến 300.000 đồng. Anh Tân còn cho hay, việc trồng quất bán quả nhàn hạ hơn so với trồng quất làm cảnh. Trồng quất làm cảnh phải thường xuyên phun xịt thuốc bảo vệ thực vật, vun xới gốc, gò thế cây, uốn tỉa cành… mất rất nhiều công sức, trong khi trồng quất bán quả chỉ mất công tưới bón và hái quả mà thôi.

Dạo thăm một số làng trồng quất cảnh ở huyện Văn Giang, thuộc tỉnh Hưng Yên, như Mễ Sở, Phụng Công… có rất nhiều gia đình dùng một nửa đất để trồng quất bán làm cảnh, còn một nửa còn lại chuyển qua hình thức bán quả. Ở một số làng có trồng quất ở các huyện ngoại thành của Hà Nội, như Đông Anh, Gia Lâm, Mê Linh hay các quận nội thị, như Nam – Bắc Từ Liêm, Tây Hồ một số hộ dân cũng có xu hướng chuyển qua trồng quất bán quả vì họ trông thấy có lợi hơn. Ngoài ra, một số nông dân trồng quất chọn trồng quất cảnh nhưng trong sáu tháng đầu năm sẽ thu quả xanh bán, rồi tiếp tục dưỡng quả trong tháng cuối năm để đợi bán cây chưng tết.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Dự kiến tháng 6 chọn xong nhà thầu trạm dừng cao...

0
(SGTT) - Theo kế hoạch, 8 trạm dừng trên cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020 mở thầu vào...

Hơn 90.000 chứng chỉ ngoại ngữ cấp sai quy định của...

0
(SGTT) - Theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các chứng chỉ tiếng Anh Aptis và IELTS cấp sai quy...

Toàn cảnh depot Long Bình với góc nhìn từ trên cao

0
(SGTT) - Depot Long Bình nằm tại thành phố Thủ Đức, có diện tích trên 20 hec-ta. Đây là trung tâm điều khiển và...

Trưa nay ăn gì: Bữa trưa đầu tuần đơn giản cùng...

0
(SGTT) – Trong bữa trưa đầu tuần, một món ăn đơn giản, kết hợp thịt heo và sợi bún quen thuộc, thêm it rau...

Chuỗi đồ uống ngoại cạnh tranh giữ chỗ đứng, tìm “gu...

0
(SGTT) - Những thương hiệu đồ uống ngoại đầu tiên đã có mặt ở Việt Nam hơn 15 năm trước, tạo nên làn sóng...

Muôn sắc hoa Xuân ở Interlaken, Thụy Sĩ

0
(SGTT) – Là điểm du lịch nổi tiếng ở miền Trung Thụy Sĩ, Interlaken vào mùa Xuân được tô điểm bởi muôn sắc hoa,...

Kết nối