Thứ Ba, Tháng Năm 14, 2024

Khi tiệm tạp hóa và nhà hàng là một

BẢO NAM –   

Một năm về trước, số tiền khách hàng chi tiêu ở nhà hàng cuối cùng đã vượt quá doanh số bán hàng ở các tiệm tạp hóa tại Mỹ. Hai nghiên cứu mới cho thấy cả nhà hàng lẫn cửa hàng tạp hóa đều không phải là tương lai của mua sắm thực phẩm. Thay vào đó, “nhà hàng tạp hóa” (grocerant, từ ghép của grocery – tiệm tạp hóa – và restaurant – nhà hàng) mới là hình thái có thể chiếm ưu thế.

whole-foods-prepared-food-1200x800Khách hàng chọn thực phẩm chế biến tại cửa hàng mới mở của Whole Foods ở trung tâm thành phố Los Angeles.

Báo cáo của nhóm nghiên cứu thị trường và xu hướng khách hàng NPD và Công ty Nghiên cứu thị trường Oppenheimer tuần trước cho thấy người Mỹ nói chung và thế hệ Thiên niên kỷ (Millennials, tên gọi chung cho thế hệ những người sinh năm từ 1980 đến 2000, là thế hệ đầu tiên lớn lên cùng các phương tiện truyền thông xã hội) nói riêng muốn người khác nấu ăn cho họ, nhưng họ cũng không muốn từ bỏ thói quen đến các cửa hàng tạp hóa. Sự thỏa hiệp giữa hai xu hướng là gì? Mua thực phẩm đã chế biến từ các siêu thị.

Nghiên cứu thị trường thực phẩm-dịch vụ của NPD cho thấy việc ăn uống trong cửa hàng và mua thực phẩm đã chế biến từ cửa hàng tạp hóa tăng trưởng 30% trong tám năm qua, với doanh thu 10 tỷ đô la Mỹ (USD) vào năm ngoái. Hơn 40% dân số Mỹ mua thực phẩm nấu sẵn từ cửa hàng tạp hóa, và con số này có thể tăng thêm vì thế hệ Thiên niên kỷ ngày càng chuộng mua thức ăn từ siêu thị hơn là đặt hàng từ Seamless (một dịch vụ đặt thức ăn trực tuyến ở Mỹ).

Mối quan tâm của các Millennial về sự tiện lợi mà dịch vụ thực phẩm ở siêu thị mang lại sẽ tiếp tục tăng mạnh trong vài năm tới, David Portalatin, Phó chủ tịch NPD về mảng phân tích công nghiệp cho biết. Dự báo này là tín hiệu tốt cho các nhà sản xuất và bán lẻ thực phẩm, những người hiểu được xu thế của thế hệ mới này. Hãy cung cấp cho các Millennial những gì họ muốn – thực phẩm tươi, lành mạnh và giá cả phù hợp – và họ sẽ đến.

Phát ngôn viên của NPD Kim McLynn nói “nhà hàng tạp hóa” có thể mang hình thức đa dạng từ các yuppy-chic ở Eataly NYC (một khu chợ Ý ở New York tập hợp các quán cà phê, cửa hàng và nhà hàng) đến các cửa hàng thực phẩm thông thường, chẳng hạn như H-E-B Grocery ở San Antonio (bang Texas), Buehler’s ở Wooster (bang Ohio), Hy-Vee ở Bloomington (bang Illinois) và Whole Foods ở Austin (bang Texas).

Nhiều chuỗi cửa hàng tạp hóa dường như đã nắm bắt được xu hướng này, trong đó Whole Foods đã có những bước tiến lớn nhất trong việc kiếm tiền từ dịch vụ thực phẩm nấu sẵn. Trong một báo cáo riêng phát hành trong tuần này, nhà phân tích của Oppenheimer Rupesh Parikh đã đánh giá sáng kiến mới của Whole Foods mang tên “365 ngày với Whole Foods” và nhận thấy rằng thực đơn thực phẩm chế biến sẵn của công ty này là một ưu điểm. Ông viết các thành phần chính để chế biến các món ăn trong thực đơn được bày biện ở hai quầy rau củ lạnh và hai quầy thực phẩm nóng sốt bao gồm bánh pizza, súp, cánh gà và bánh samosa. Các món chế biến sẵn khác bao gồm sushi, bánh sandwich, salad… và một khu vực mà khách hàng có thể đặt hàng qua iPad các món như xúc xích, pizza, cơm, và đồ ăn chay.

Ngoài ra, Parikh và nhóm của ông cho biết Whole Foods còn có các loại thực phẩm đã chế biến có niêm yết giá, bao gồm sashimi cá ngừ giá 10 USD, salad kiểu Trung Quốc với thịt gà giá 4,5 USD, bánh mì phết mứt và bơ đậu phộng giá 3,5 USD, salad BBQ cắt nhỏ giá 4 USD, và salad gà Caesar giá 10 USD.

Cuối cùng, nhóm nghiên cứu của Oppenheimer ước tính rằng chiến dịch “365 ngày với Whole Foods” có thể chiếm được từ 20% đến 30% thị phần của các nhà hàng truyền thống. Nghiên cứu kết luận rằng hình thức này có thể giúp thu hút khách hàng mới và mở rộng tiềm năng thị phần cho các dây chuyền thực phẩm. Hình thức mới này được đánh giá là hợp thời với những xu hướng mới nhất hiện nay bao gồm tiêu thụ thực phẩm tươi, tự nhiên, hữu cơ, và chi tiêu từ xa.

Ngoài Whole Foods, Kroger – nhà bán lẻ thực phẩm lớn thứ hai ở Mỹ sau Wal-Mart – đã đầu tư vào Lucky’s Market, một chuỗi cửa hàng thực phẩm đặc biệt với một bộ phận chuyên về thực phẩm nấu sẵn.

Rodney McMullen, Giám đốc điều hành của Kroger, cho biết công ty đầu tư vào Lucky’s Market vì chuỗi cửa hàng này có chiến lược tiếp cận thị trường độc đáo, trong đó bao gồm một bộ phận ẩm thực giới thiệu các loại thực phẩm nấu sẵn tuyệt vời với chất lượng tương đương nhà hàng.

Ông không loại trừ khả năng hợp tác với các đối tác khác, chẳng hạn công ty chuẩn bị bữa ăn nấu sẵn Blue Apron.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Đi thuyền buồm ngắm cảnh đôi bờ sông Nile tại Aswan,...

0
(SGTT) – Đi thuyền buồm ngắm cảnh đôi bờ sông Nile là trải nghiệm được nhiều du khách yêu thích khi đến thành phố...

Bảy đóa sen ‘nở’ trên sông Hương mừng Đại lễ Phật...

0
(SGTT) - Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản năm 2024 tỉnh Thừa Thiên Huế vừa hạ thủy bảy hoa sen giữa dòng sông...

Nhiều nước bắt đầu đánh thuế xe điện

0
(SGTT) - Các nhà hoạch định chính sách trên toàn cầu đang triển khai các loại thuế phí mới đối với xe điện. Động...

Dự kiến tháng 6 chọn xong nhà thầu trạm dừng cao...

0
(SGTT) - Theo kế hoạch, 8 trạm dừng trên cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020 mở thầu vào...

Hơn 90.000 chứng chỉ ngoại ngữ cấp sai quy định của...

0
(SGTT) - Theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các chứng chỉ tiếng Anh Aptis và IELTS cấp sai quy...

Toàn cảnh depot Long Bình với góc nhìn từ trên cao

0
(SGTT) - Depot Long Bình nằm tại thành phố Thủ Đức, có diện tích trên 20 hec-ta. Đây là trung tâm điều khiển và...

Kết nối