Thứ Bảy, Tháng Tư 27, 2024

Hạt mầm quá khứ

Tôi tình cờ biết về phim tài liệu Ánh sáng giữa tầng không khi lần hồi tìm kiếm trên mạng Internet những thông tin về tai nạn hàng không cho một dự án truyền thông nhỏ của riêng mình.

Giữa cuối năm 2014, những thông tin liên quan đến ngành hàng không thế giới chỉ toàn là thảm họa. Thế rồi cái tên Ô Kha xuất hiện. Ngay sau đó, gắn với Ô Kha là chút thông tin ít ỏi về Ánh sáng giữa tầng không – một phim tài liệu do anh Trần Thanh Hưng – Phó giám đốc Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Phú Yên biên kịch và anh Hồ Nhật Thảo, người của Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ngãi đạo diễn.

Chị Nguyễn Thị Lan và đạo diễn Hồ Nhật Thảo.
Chị Nguyễn Thị Lan và đạo diễn Hồ Nhật Thảo.
Biên kịch Trần Thanh Hưng và đạo diễn Hồ Nhật Thảo.
Biên kịch Trần Thanh Hưng và đạo diễn Hồ Nhật Thảo.

[box type=”bio”] Nhà báo Trần Thanh Hưng – biên kịch “Ánh sáng giữa tầng không”: Những gì của quá khứ là quá khứ của hiện tại. Nhưng quá khứ là hạt giống để hiện tại nảy mầm.

Có lẽ là vậy, quá khứ nảy mầm trên hiện tại! Dù hạt mầm ấy chứa nhiều đau thương, khi hiện tại là lòng nhân ái, sẽ mọc lên một cây xanh tỏa nhiều bóng mát![/box]

Tôi tìm cách xem phim này khi vừa xong giai đoạn hậu kỳ với lý do duy nhất, phim có sự xuất hiện của những người nổi tiếng trong lĩnh vực báo chí, truyền hình, ví dụ như nhà báo Huỳnh Dũng Nhân, hiện là Phó chủ tịch Hội Nhà báo TPHCM. Riêng anh Thanh Hưng và Nhật Thảo, tôi từng có dịp xem nhiều phim họ làm.

Thế rồi cái lý do duy nhất ấy nhanh chóng trôi qua, thậm chí vụt biến mất như cái tên phim. Những gì diễn ra… giữa tầng không ấy gây cho tôi chút hụt hẫng và sau đó là xúc cảm mạnh mẽ.

Hụt hẫng bởi tôi tưởng – theo suy nghĩ quen thuộc về phim tài liệu của chính bản thân – phim sẽ tái hiện những chết chóc, khóc than của nạn nhân và gia đình họ. Hay thậm chí, dựng hình tượng nhân vật duy nhất sống sót trong thảm họa Ô Kha – Annette Herfkens – thành một chứng nhân anh hùng. Rồi khi Annette cùng cuốn hồi ký về thảm họa máy bay 22 năm trước quay lại Việt Nam, tìm về vùng đất Ô Kha, sẽ có những ồn ào, hào nhoáng thường thấy của một nhân vật đã trở thành người của giới truyền thông. Nhưng rồi chẳng có gì trong số đó… Mạch suy tưởng về lối mòn của phim tài liệu đã bị cắt đứt.

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân với vai trò người dẫn chuyện trong phim.
Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân với vai trò người dẫn chuyện trong phim.

VH3

Ê kíp thực hiện phim đều là những người đàn ông, kể cả người dẫn chuyện là nhà báo Huỳnh Dũng Nhân. Nhân vật xuất hiện trong phim chỉ là phụ nữ. Tôi nghĩ sự trùng hợp không tính toán này đã tạo cho phim một “không khí” thật lạ kỳ…

Trong phim, chị Nguyễn Thị Lan, vợ cơ trưởng chiếc trực thăng Mi-08, tham gia tìm kiếm cứu nạn và chịu chung số phận với máy bay Yak40-VN474, đã chuẩn bị cho sự gặp gỡ Annette với tràn đầy nghi hoặc về cảm xúc của chính mình. Chị, người đã mất chồng khi đang mang thai đứa con đầu lòng, sẽ đối diện với Annette như thế nào? Làm sao có thể tay bắt mặt mừng, làm sao có thể ôm nhau dù chỉ là cái ôm ngoại giao, làm sao chị có thể tham gia buổi họp báo chứng kiến Annette đã can trường sống hạnh phúc mấy mươi năm qua. Khi lòng chị vẫn chưa nguôi nỗi đau đứa con duy nhất của mình vĩnh viễn chỉ nhìn thấy cha qua ảnh.

Có phải, nếu chồng chị không phải tham gia tìm kiếm chiếc Yak40-VN474 thì điều này đã không xảy ra?! Những người phụ nữ khác là mẹ, là vợ, con của các thành viên còn lại có mặt trên Mi-08 cũng đều chung một nỗi đau như thế…

Tôi xem phim, hòa vào nỗi lòng của những người phụ nữ ấy mà có lúc tưởng mình đang xem một bộ phim điện ảnh. Bởi nó quá chân thật, quá đời thường! Và khi cảm xúc ấy được nhìn dưới lăng kính của những người đàn ông thực hiện bộ phim này, tôi nghi ngờ có sự dàn dựng. Nhưng rồi, tất cả vỡ òa khi họ – những người phụ nữ – gặp nhau. Không buồn tủi, không trách móc. Chỉ đọng lại nước mắt và nụ cười của những người phụ nữ đã đeo mang trong mình quá nhiều nỗi đau, sự chịu đựng. Chỉ họ mới có thể hiểu, mới có thể giải tỏa nỗi lòng cho nhau.

Đó chính là điều làm Ánh sáng giữa tầng không trở nên thật kỳ lạ, thật khác với mô-típ quen thuộc của một phim tài liệu dựa trên nền của những sự kiện thời sự và hồi ức nhân chứng. Mà khi biết về phim này, tôi từng nghi ngờ sự thành công của một phim tài liệu chạy theo sức nóng sự kiện ra mắt cuốn hồi ký của Annette – vốn bị làm cho ồn ào ngay từ đầu bởi giới truyền thông.

Dự kiến phim tham gia Liên hoan phim quốc tế vào tháng 11 tới tại Hà Nội.

Linh Trúc

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Vỗ tay ở Cannes

0
Liên hoan phim Cannes (ở Pháp) kết thúc vào rạng sáng 28-5 theo giờ Việt Nam, với hai giải vinh danh liên quan đến...

Hai đạo diễn Việt cùng ‘ẵm’ giải thưởng tại LHP Cannes...

0
Được nhà phê bình đánh giá cao bởi nội dung lấy bối cảnh nước Pháp vào thế kỷ 19, bộ phim La Passion de...

Liên hoan phim Cannes 2023 chính thức khai mạc hôm nay

0
Chính thức diễn ra từ hôm nay (16-5) đến hết ngày 27-5, Liên hoan phim Cannes 2023 là mùa giải lần thứ 76 và...

TPHCM: 7 phim đặc sắc được chọn cho tuần lễ Liên...

0
(SGTT) - Diễn ra từ ngày 10-10 đến 16-10 tại TPHCM, tuần lễ Liên hoan phim Ý 2022 là dịp để người yêu điện...

Ngồi nhà khám phá ẩm thực châu Á trực tuyến

0
(SGTT) - Bắt đầu diễn ra từ ngày 21-1 đến 3-2, Liên hoan phim trực tuyến về ẩm thực Châu Á - Crosscut Asia...

“Chuyện miền Tây” và “Sức mạnh của chú chó” giành giải...

0
(SGTT) - "The Power of the Dog" đã đoạt giải Quả cầu vàng. Hai bộ phim đã giành các giải thưởng chính được công...

Kết nối