Thứ Ba, Tháng Năm 14, 2024

Giảm chi phí nằm viện nhờ ăn uống đúng

TÂM AN –

Có những người phải nhập viện vì một chứng bệnh nào đó nhưng lại tử vong vì suy dinh dưỡng khi không được điều trị, chăm sóc đúng về dinh dưỡng. Giải quyết thực trạng đang diễn ra khá phổ biến này cần có sự thay đổi về tư duy của cả bác sĩ lẫn người nhà bệnh nhân trong ăn uống.

Sai lầm về dinh dưỡng

Điều-trị-bệnh-tại-Bệnh-viện-115-TPHCMĐiều trị bệnh tại Bệnh viện 115 TPHCM.

Tại hội nghị chuyên đề “Giải quyết vấn đề suy dinh dưỡng ở bệnh viện giúp bệnh nhân hồi phục nhanh chóng và giảm chi phó điều trị” được tổ chức tại TPHCM mới đây, tiến sĩ, bác sĩ Lưu Ngân Tâm, Chủ tịch Hội dinh dưỡng lâm sàng TPHCM, Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết rất nhiều bệnh nhân và người nhà nhận thức sai về việc tiếp nhận dinh dưỡng trong quá trình điều trị. Nhiều người cho rằng, bệnh nhân ăn được một vài muỗng cơm hay một chén cháo nghĩa là đã ăn đủ, trong khi như vậy là ăn kém và không đảm bảo các vi chất.

Chính như sai lầm trong nhận thức này đã khiến nhiều bệnh nhân bị suy dinh dưỡng trong quá trình điều trị bệnh. “Thậm chí, có bệnh nhân suýt hôn mê vì não thiếu dinh dưỡng và cũng đã có bệnh nhân tử vong vì suy dinh dưỡng trong khi đang điều trị một bệnh khác”, bác sĩ Tâm nói.

Theo tiến sĩ, bác sĩ Gary Fanjiang, Phó chủ tịch Trung tâm nghiên cứu và phát triển dinh dưỡng Abbott châu Á-Thái Bình Dương, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em, người già, bệnh nhân nằm viện chiếm đến 50%. Với những người nằm viện, điều này là rất dễ hiểu vì họ vướng vào một “vòng luẩn quẩn”. Đó là bệnh thì hấp thụ chất dinh dưỡng giảm, chức năng tiêu hóa suy yếu, tác động của các cơn đau, bị mất vị giác nên ăn ít dẫn đến thiếu năng lượng khiến bệnh càng nặng hơn. Bác sĩ Fanjiang cho rằng, để xảy ra tình trạng trên, có một phần nguyên nhân là do các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng của bệnh viện không quan tâm chữa trị dù biết rằng nằm viện sẽ khiến suy dinh dưỡng càng nặng hơn.

Nghiên cứu “Thực trạng hoạt động dinh dưỡng – thể chất tại một số bệnh viện” tại Việt Nam vừa được chia sẻ tại hội nghị dinh dưỡng lâm sàng tổ chức vào đầu tháng 5 vừa qua cho thấy những con số đáng lưu tâm. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của bệnh nhân khi nhập viện tại Bệnh viện Chợ Rẫy là 43%. Con số này còn lên tới hơn 50% tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Xét theo bệnh lý, tỷ lệ bệnh nhân xơ gan suy dinh dưỡng lên tới 93,6%; tim mạch tới 65%… Bác sĩ Lưu Ngân Tâm chia sẻ, nếu tính chung ở các bệnh nhân nhập viện thì con số này bình quân ở mức 40-50%.

Vậy nhưng, cũng theo nghiên cứu này thì vẫn còn gần 50% bệnh viện trên cả nước chưa tổ chức bữa ăn để có thể đảm bảo dinh dưỡng cho bệnh nhân và một nghiên cứu khác thì ước tính có khoảng 20,1% bệnh viện chưa thành lập khoa dinh dưỡng. Ngoài ra, tình trạng quá tải tại các bệnh viện vẫn đang tiếp diễn với tỷ lệ 23,5 giường bệnh trên 10.000 dân.

[box type=”download”] Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí y khoa Journal of Nursing Care Quality về các bệnh nhân được áp dụng QIP cho thấy, giảm 17% tỷ lệ tái nhập viện trong vòng 30 ngày; giảm thời gian nằm viện 13,4%; giảm 50% tỷ lệ loét tì đè mắc phải trong bệnh viện (HAPUs); giảm 8,8% chi phí y tế.[/box]

Ăn uống cũng là chữa bệnh

Một góc độ khác của câu chuyện dinh dưỡng ở bệnh viện còn là vấn đề tài chính của người bệnh. Thực tế cho thấy có không ít bệnh nhân và cả người nhà chăm bệnh không thể có những bữa ăn đủ chất, phải mua những món ăn ở các xe, gánh hàng rong không đảm bảo vệ sinh và dinh dưỡng vì kinh tế eo hẹp… Bên cạnh đó, bảo hiểm y tế hiện chỉ mới chi trả một phần cho dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch (truyền nước biển, đạm…).

Tuy nhiên, theo bác sĩ Lưu Ngân Tâm, một nghiên cứu do Bệnh viện Chợ Rẫy thực hiện đã chứng minh, ở bệnh nhân điều trị viêm tủy cấp, nhóm có can thiệp dinh dưỡng có khuynh hướng biến chứng thấp hơn nhóm không được can thiệp và khả năng phục hồi nhanh hơn, rút ngắn được thời gian xuất viện 3 ngày và giảm chi phí được 7-8 triệu đồng. Do vậy, theo bác sĩ Tâm, cần có sự thay đổi về tư duy trong điều trị dinh dưỡng tại bệnh viện. Kinh nghiệm của Bệnh viện Chợ Rẫy trong vấn đề này là sự quyết tâm và giám sát của lãnh đạo bệnh viện với các trưởng khoa bệnh. Quan trọng hơn là truyền thông để bệnh nhân hiểu và thực hành đúng về dinh dưỡng trong quá trình điều trị, từ việc ăn uống đảm bảo vệ sinh, tình trạng bệnh cũng như vi chất cho đến việc bổ sung bằng đường uống. Song hành với đó, bệnh viện thiết kế những suất ăn phù hợp khẩu vị của người bệnh và có giá cả hợp lý nằm trong tiền phòng.

Đặc biệt, theo bác sĩ Lưu Ngân Tâm, trong thời gian hai năm tới, Hội dinh dưỡng lâm sàng TPHCM sẽ áp dụng Chương trình gia tăng hiệu quả điều trị (QIP) với việc thực hiện các quy trình đơn giản giúp tầm soát nguy cơ suy dinh dưỡng và can thiệp tức thời nhằm cải thiện quy trình dinh dưỡng tại nhiều bệnh viện trên toàn quốc. Quy trình này gồm bốn bước. Đó là sàng lọc và chuẩn đoán về nguy cơ dinh dưỡng trong vòng 24 giờ sau nhập viện để xác định tình trạng. Nếu tình trạng dinh dưỡng đầy đủ thì bệnh sẽ được sàng lọc cho đến khi xuất viện. Ngược lại, bệnh nhân sẽ được bổ sung thức ăn/dinh dưỡng bằng đường uống trong vòng 24 giờ. Bước 3 và 4 là giáo dục tư vấn tình trạng hoặc phác đồ cho bệnh nhân khi chuẩn bị xuất viện và tiếp tục theo dõi, nhắc nhở bệnh nhân chăm sóc dinh dưỡng sau xuất viện.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Đi thuyền buồm ngắm cảnh đôi bờ sông Nile tại Aswan,...

0
(SGTT) – Đi thuyền buồm ngắm cảnh đôi bờ sông Nile là trải nghiệm được nhiều du khách yêu thích khi đến thành phố...

Bảy đóa sen ‘nở’ trên sông Hương mừng Đại lễ Phật...

0
(SGTT) - Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản năm 2024 tỉnh Thừa Thiên Huế vừa hạ thủy bảy hoa sen giữa dòng sông...

Nhiều nước bắt đầu đánh thuế xe điện

0
(SGTT) - Các nhà hoạch định chính sách trên toàn cầu đang triển khai các loại thuế phí mới đối với xe điện. Động...

Dự kiến tháng 6 chọn xong nhà thầu trạm dừng cao...

0
(SGTT) - Theo kế hoạch, 8 trạm dừng trên cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020 mở thầu vào...

Hơn 90.000 chứng chỉ ngoại ngữ cấp sai quy định của...

0
(SGTT) - Theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các chứng chỉ tiếng Anh Aptis và IELTS cấp sai quy...

Toàn cảnh depot Long Bình với góc nhìn từ trên cao

0
(SGTT) - Depot Long Bình nằm tại thành phố Thủ Đức, có diện tích trên 20 hec-ta. Đây là trung tâm điều khiển và...

Kết nối