Thứ Bảy, Tháng Năm 18, 2024

Ứng dụng gọi xe cạnh tranh tìm khách

Chí Thịnh –

Sau một thời gian ồn ào, các ứng dụng gọi xe như Uber và Grab đang giảm bớt các chương trình hỗ trợ doanh thu cho tài xế, dành nguồn lực đó chăm sóc khách hàng. Ngoài ra, trên thị trường cũng xuất hiện một số ứng dụng gọi xe nội địa, với thị trường ngách là các cuốc xe đi/về sân bay hay đi liên tỉnh.

Cạnh tranh từng cuốc xe

taixeCác tài xế đón khách bằng các ứng dụng gọi xe than thở ngày càng khó kiếm khách vì nhiều xe tham gia hệ thống. Ảnh: Nam Hưng

Một số tài xế chạy cho hai ứng dụng Uber và Grab cho biết số cuốc có được trong ngày đang giảm dần do có quá nhiều xe tham gia hệ thống. Chỉ tính riêng hệ thống Uber đã có hơn 15.000 tài xế/chủ xe đăng ký tham gia ở Hà Nội và TPHCM, trong đó có khoảng 50% tài xế thường xuyên online, tham gia đón khách.

Nhiều tài xế cho biết họ phải cạnh tranh khá vất vả trên từng cuốc xe. Có những thời điểm, tài xế mở điện thoại nhận khách từ sáng sớm tới 9-10 giờ mới nhận được cuốc đầu tiên. Có tài xế phải tranh thủ “ra xe” 4-5 giờ sáng để kiếm cuốc mở hàng, sau đó tới giờ cao điểm lại tắt máy để nghỉ ngơi, tiết kiệm xăng.

Ngoài ra, kể từ tháng 10 năm nay, cả Grab và Uber đều phải cam kết với Bộ Tài chính về việc kê khai và nộp thuế theo hình thức hộ kinh doanh cho tài xế tham gia hai hệ thống gọi xe này. Ngành thuế cũng thống nhất việc các tài xế sẽ nộp hai loại thuế là giá trị gia tăng (VAT) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN) tính trên doanh thu chạy xe.

Một số tài xế Uber cho biết, họ đã nhận được thông báo phải nộp thuế VAT và thuế thu nhập cá nhân từ tháng 10-2016. Mức nộp thuế là 3% thuế VAT tính trên tổng doanh thu và 1,5% thuế TNCN tính trên doanh thu được hưởng (trừ khoản 20% doanh thu dành cho Uber).

Các tài xế Uber cũng cho biết, nếu ai không đồng ý phương án nộp thuế kể trên sẽ không thể kết nối vào hệ thống (không có khách đi xe). Về phía tài xế Grab cũng tương tự, tiền thuế sẽ được thu thông qua hợp tác xã vận tải, nơi tài xế đăng ký làm xã viên để có điều kiện kinh doanh vận tải hợp pháp.

Anh V., một tài xế Uber cho biết nếu trừ tiền thuế, chi phí xăng và bảo dưỡng xe thì số tiền còn lại chẳng bao nhiêu. Anh này nhẩm tính, cứ mỗi 8.000 đồng cước phí Uber/km (cộng luôn phí thời gian), tài xế phải đóng khoảng 2.000 đồng tiền thuế, cộng với tiền trả cho Uber.

Trước đây, vào khoảng đầu năm 2015, các tài xế Uber có thể kiếm được khá nhiều tiền từ chương trình đảm bảo doanh thu, khoảng 100.000-150.000 đồng/giờ. Ví dụ, như khi chạy vào giờ thấp điểm, Uber hỗ trợ tài xế 100.000 đồng/giờ. Nếu tài xế chạy được ba giờ thì mặc định sẽ có 300.000 đồng. Nếu tài xế chạy cuốc ngắn nên doanh thu thấp hơn con số đó thì Uber sẽ hỗ trợ khoản còn thiếu, nếu chạy hơn mức 300.000 đồng thì không hỗ trợ.

Hiện nay, theo một số tài xế thì chương trình này đã khác trước, Uber yêu cầu tài xế phải đảm bảo số cuốc trong những ngày đầu tuần, còn những ngày cuối tuần sẽ có chính sách hỗ trợ riêng. Điều này dẫn tới việc các tài xế phải tích cực hơn trong những ngày đầu tuần để có được mức thưởng do đạt số cuốc quy định.

Theo một số tài xế, để có được mức thưởng từ Uber, tài xế phải kiếm trung bình 14-15 cuốc/ngày trong những ngày đầu tuần. Đây là một điều không quá khó đối với các tài xế “chịu cày” nhưng đối với những tài xế chạy xe kiểu nghiệp dư thì rất khó.

Thêm đối thủ cạnh tranh

Hiện nay, các ứng dụng gọi xe di động Uber và Grab cũng đang bị chia sẻ phần nào bởi các ứng dụng gọi xe nội địa như FaceCar, VietGo hay AviGo. Các ứng dụng này thường chọn phân khúc ngách, tránh đối đầu với các ông lớn như Uber/Grab. Họ chọn đối tượng khách hàng cố định như nhận các cuốc xe liên tỉnh, vận chuyển hành khách từ sân bay về nhà và ngược lại.

Chẳng hạn như ứng dụng VietGo đang thử nghiệm việc tiếp nhận yêu cầu vận chuyển từ Hà Nội lên sân bay Nội Bài. Theo kế hoạch, VietGo cũng sẽ triển khai dự án vận chuyển hành khách lên sân bay Tân Sơn Nhất (TPHCM) cùng với một số sân bay khác tại Đà Nẵng, Khánh Hòa.

Các tài xế đăng ký tham gia ứng dụng VietGo cũng phải chia sẻ 20% doanh thu giống như Uber/Grab. Các tài xế tham gia ứng dụng VietGo sẽ phải “đấu giá” để đưa ra mức giá thấp nhất trước giờ khởi hành cho khách hàng. Đây là điểm nhấn riêng biệt của ứng dụng VietGo khi so với các ứng dụng gọi xe khác.

Đại diện ứng dụng VietGo cho biết, trong lúc Uber và Grab đang tranh đua thị phần ở khu vực nội thành, VietGo hướng tới việc kết nối nhóm khách hàng có nhu cầu và tài xế/chủ xe trong những chặng đường dài thông qua ứng dụng di động.

[box type=”info”] Có một thực tế là, một số tài xế đã âm thầm đề nghị khách hàng hủy chuyến gọi xe qua ứng dụng để chở khách đi những chặng đường dài với mức cước rẻ hơn Uber hoặc Grab. Hoặc họ chủ động liên hệ với những khách hàng đã từng đi Uber/Grab để nhận các cuốc xe chở khách đi các điểm du lịch hoặc đi công tác Vũng Tàu, Bình Dương, Đà Lạt, Phan Thiết…[/box]

Còn ứng dụng FaceCar mới xuất hiện gần đây lại có sự ủng hộ của cộng đồng tài xế trên câu lạc bộ Uber Sài Gòn (Facebook) nên ngay từ đầu đã có được số lượng khá đông xe tham gia hệ thống. Ứng dụng FaceCar cũng định hướng không cạnh tranh trực tiếp với Uber/Grab, chủ yếu mở thêm kênh bán hàng giúp cho tài xế có các cuốc xe đi tỉnh, khách hàng yêu cầu xe qua ứng dụng tiện lợi hơn so với gọi điện thoại.

Quí 3 vừa qua, ứng dụng Avigo cũng trình làng, cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách từ sân bay Tân Sơn Nhất về khu vực trung tâm thành phố. Khách hàng có thể yêu cầu xe qua ứng dụng Avigo, trang avigo.com.vn hoặc gọi điện thoại cho tổng đài.

Đặt xe đi tỉnh là một thị trường đầy tiềm năng mà trước đây chỉ có các hãng taxi và các công ty kinh doanh xe du lịch nắm giữ, nay có thêm sự góp mặt của các ứng dụng gọi xe đang trở nên sôi động hơn. Việc yêu cầu xe đi tỉnh qua ứng dụng di động sẽ đơn giản và linh hoạt hơn, chủng loại xe đa dạng hơn.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Ngôi chùa có tượng Quán Thế Âm làm bằng hoa bất...

0
(SGTT) - Chùa Linh Phước, còn được biết đến với tên chùa Ve Chai, là một trong những điểm du lịch tâm linh nổi...

Ghé quán xôi duy nhất được Michelin đề xuất

0
(SGTT) - Từ ý tưởng của một nhóm bạn trẻ, thương hiệu Xôi Bát ra đời và mang đến cho thực khách TPHCM trải...

Lẩu ba ba dinh dưỡng, lạ miệng cho trưa cuối tuần

0
(SGTT) – Thịt ba ba có vị ngọt, hương thơm đặc trưng và nhiều dinh dưỡng. Theo đó, món lẩu ba ba hứa hẹn...

Chill House – quán cà phê có ‘biển xanh, cát trắng’...

0
(SGTT) - Nằm trong khuôn viên Saigon Beach Club (quận 3, TPHCM), quán cà phê Chill House thu hút thực khách tìm đến bởi...

Chính sách quản lý và điều tiết thị trường vàng Việt...

0
(SGTT) - Những vấn đề liên quan đến vàng thường xuyên trở nên nổi cộm ở Việt Nam từ năm 1955 đến nay. Tiếp...

Có dễ để ‘hạ nhiệt’ giá vé máy bay?

0
(SGTT) - Dù giá vé máy bay tăng cao trong thời gian vừa qua, nhưng các doanh nghiệp hàng không vẫn còn gặp rất...

Kết nối