Thứ Bảy, Tháng Tư 27, 2024

Trung Quốc ồ ạt mua lại doanh nghiệp Âu Mỹ

KIM BA –

Những thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) hướng về phía tây đang đạt  kỷ lục khi mà càng ngày càng có nhiều công ty ở Mỹ và châu Âu bị những doanh nghiệp, tập đoàn lớn của Trung Quốc thâu tóm. Điều đó giúp hình thành nên một “con đường tơ lụa kiểu mới”, tờ Forbes cho hay.

chemchinaTính đến tháng 8-2016, Trung Quốc đã bỏ ra 128,7 tỉ đô la Mỹ để mua lại 173  doanh nghiệp ở Mỹ và châu Âu, trong đó ChemChina đạt kỷ lục doanh nghiệp Trung Quốc chi nhiều tiền nhất cho đến nay, bỏ ra đến 43 tỉ đô la mua lại Syngenta AG.

Theo một báo cáo mới đây của Mergermarket Group, Trung Quốc đã vượt qua kỷ lục hàng năm về tiền đầu tư M&A ra nước ngoài tính đến cuối tháng 8-2016. Với 173 thương vụ có tổng giá trị 128,7 tỉ đô la Mỹ, Trung Quốc vượt xa nhiều quốc gia khác về các thương vụ mua lại doanh nghiệp ngoài nước trong năm 2016, lần đầu tiên vượt qua Mỹ tính từ năm 2006 đến nay.

Loại doanh nghiệp nước ngoài mà Trung Quốc quan tâm nhất không còn là doanh nghiệp về tài nguyên và năng lượng như trước đây, mà mở rộng sang lĩnh vực công nghệ, công nghiệp, hóa học và không gian. Điều này phản ánh đúng sự chuyển dịch về mở rộng kinh tế của Trung Quốc, khi chính phủ nước này đang tập trung hơn vào các lĩnh vực nghiên cứu công nghệ cao và tiêu dùng nội địa.

Một số thương vụ rất lớn gần đây phải kể đến ChemChina mua lại nhà sản xuất thuốc trừ sâu Thụy Sĩ là Syngenta AG với giá 43 tỉ đô la, là thương vụ lớn nhất của một doanh nghiệp Trung Quốc cho tới nay. Trong khi đó, Tencent mua lại Supercell, là nhà phát triển game di động Phần Lan, với giá 8,6 tỉ đô la. Zhongwang International mua lại nhà sản xuất nhôm Aleris của Mỹ với giá 2,3 tỉ đô la. HNA Group mua lại Ingram Micro với giá 6,3 tỉ đô la. Haier Group bỏ ra 5,4 tỉ đô la mua lại bộ phận sản xuất thiết bị gia dụng của General Electric.

Năm nay, châu Âu cũng là điểm đến của các doanh nghiệp Trung Quốc trong thị trường M&A, trong đó Đức là quốc gia được Trung Quốc quan tâm nhất khi có đến 24 doanh nghiệp Đức bị Trung Quốc mua lại, với tần suất gần một tuần một doanh nghiệp (tính đến tháng 6 năm nay). So sánh với trọn năm 2015 chỉ có 25 doanh nghiệp Đức bị Trung Quốc mua lại.

Nhưng theo Forbes, nếu nghĩ rằng các doanh nghiệp Trung Quốc đang có trào lưu đổ tiền để mua lại các doanh nghiệp nước ngoài thì có lẽ chúng ta đang nhìn nhận sai. Một trong những động cơ chính của xu thế này là các doanh nghiệp Trung Quốc muốn đem được những công nghệ cao, hàng đầu thế giới về quê nhà của họ để bổ sung cho kỹ năng phát triển sản phẩm hiện thời. Xu thế này cũng song song với chiến dịch “Made in China 2025” của chính phủ nước này đặt ra, là tìm cách nâng cấp và cải tiến khả năng sản xuất trong nước, sáng tạo và thiết lập quyền sở hữu những công nghệ quan trọng. Bằng cách này, ngay cả khi phải bỏ hầu bao hàng trăm tỉ đô la mua lại doanh nghiệp ngoài nước thì lợi ích kinh tế về lâu về dài và một tương lai linh động hơn cho Trung Quốc là sự đánh đổi không quá thiệt thòi.

Với việc mua lại doanh nghiệp nước ngoài, họ đã tận dụng nguồn lực bên ngoài và thiết lập thị trường tiêu dùng, cũng như tăng cường ảnh hưởng chính trị và kinh tế quốc tế. Vì tỷ lệ phát triển kinh tế nội địa hàng năm của Trung Quốc tăng đều mỗi năm nên quốc gia này không còn giữ được lợi thế về tiền công thấp, không còn nhiều lợi thế về hỗ trợ chính trị và tài chính đối với các đầu tư bên ngoài, thị trường tiêu dùng trong nước nở rộ và hệ thống cơ sở hạ tầng mới nhanh chóng được thiết lập từ Đông sang Tây Trung Quốc. Và nay là thời điểm chín muồi hơn bao giờ hết cho các doanh nghiệp Trung Quốc thâm nhập vào lãnh địa bên ngoài đại lục của họ.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

6 món ăn nên thử khi ghé thăm Đồng Nai dịp...

0
(SGTT) - Trong kỳ nghỉ lễ 30-4, nếu du khách chọn khám phá những địa phương lân cận TPHCM, thì Đồng Nai là một...

Lên Tủa Chùa ngắm cầu treo Pa Phông

0
(SGTT) – Nằm ở huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên, cầu treo Pa Phông là điểm đến được nhiều du khách khám phá trong...

Du khách trải nghiệm không gian văn hoá ẩm thực làng...

0
(SGTT) – Nằm trong chương trình kích cầu du lịch 2024 “Quảng Nam – Miền xanh di sản”, tối 26-4, lễ hội văn hoá...

Bữa trưa ngày đầu nghỉ lễ với lẩu tự chọn cùng...

0
(SGTT) - Trong buổi trưa ngày đầu nghỉ lễ, "Trưa nay ăn gì" gợi ý nồi lẩu với bốn vị nước dùng, cùng chín...

TPHCM: tàu metro số 1 chạy thử toàn tuyến hết 30...

0
(SGTT) - Sáng 26-4, Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM tổ chức chạy thử nghiệm tự động tuyến metro số 1 (Bến...

Chèo xuồng, đạp xe khám phá cù lao Tam Hiệp

0
(SGTT) – Đi xuồng chèo trong rạch dừa nước, đạp xe dưới vườn nhãn xanh mát, khám phá vườn lá sâm hay nghỉ dưỡng...

Kết nối