Thứ Bảy, Tháng Năm 18, 2024

Thị trường “dễ tính” bắt đầu khó tính

Trung Chánh – 

Lâu nay, Trung Quốc được coi là thị trường “dễ tính” đối với mặt hàng rau quả của Việt Nam. Tuy nhiên, những người trong ngành đang lên tiếng cảnh báo thị trường này có thể sẽ không còn dễ tính nữa trong thời gian tới.

Xuất khẩu tăng

Tại hội nghị “Thúc đẩy phát triển sản xuất, xuất khẩu cây ăn trái ĐBSCL” được tổ chức tại Tiền Giang tuần rồi, ông Nguyễn Hồng Sơn, Cục trưởng Cục trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), cho biết xuất khẩu rau quả Việt Nam liên tục tăng trưởng trong những năm gần đây. “Riêng 11 tháng của năm 2017, kim ngạch xuất khẩu rau quả (hơn 80% là cây ăn trái) của chúng ta ước đạt 3,16 tỉ đô la Mỹ, tăng 43,2% so với cùng kỳ năm ngoái”, ông cho biết.

Theo dự báo của ông Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả cả năm 2017 có thể đạt 3,5 tỉ đô la, tăng khoảng 1 tỉ đô la so với năm trước đó.

Ông Sơn cho biết, riêng thị trường Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu rau quả vào đây trong 11 tháng của năm 2017 chiếm đến 75,6% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành. “Với kết quả này, Trung Quốc là thị trường liên tục giữ vai trò quan trọng trong xuất khẩu rau quả của Việt Nam”, ông Sơn nói.

Nông dân Tiền Giang đang thu hoạch chôm chôm. Ảnh: Trung Chánh

Ông Sơn dẫn chứng, nếu như năm 2013 Trung Quốc chỉ chiếm 28% kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam, thì sang năm 2014 tăng lên 30% và hai năm sau đó lần lượt chiếm 65% và 70,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành.

Ông Lê Văn Thiệt, Phó cục trưởng Cục bảo vệ thực vật, cho biết tuy nhập khẩu rau quả ngày càng nhiều hơn từ Việt Nam, nhưng Trung Quốc sẽ không còn là thị trường “dễ tính” nữa. Hiện nay, Trung Quốc đã nâng cao hàng rào kiểm dịch thực vật nên sẽ “siết” dần nhập biên mậu và tiến tới bằng con đường chính ngạch.

Ông Thiệt dẫn chứng, khoảng giữa tháng 11-2017, quốc gia này muốn kiểm tra, giám sát vùng trồng và nhà đóng gói của Việt Nam. “Điều này, giống như việc Trung Quốc đang áp dụng đối với xuất khẩu gạo của Việt Nam vào thị trường này”, ông Thiệt nói.

Không riêng gì thị trường Trung Quốc, trước đó để xuất khẩu được mặt hàng thanh long, chôm chôm, nhãn, vải vào những thị trường “khó tính” như Mỹ, Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Đài Loan và Chi Lê, sản phẩm bắt buộc phải được thị trường nhập khẩu cấp mã số vùng trồng, được xử lý chiếu xạ ở nhà máy, được công nhận đủ tiêu chuẩn. Những điều này phải trải qua quá trình đàm phán khó khăn, lâu dài.

“Ngày 26-12 tới đây, Cục bảo vệ thực vật chúng tôi sẽ làm lễ xuất khẩu lô vú sữa đầu tiên vào Mỹ. Để xuất khẩu được vào đây, chúng tôi phải mất đến 10 năm để đàm phán các thủ tục liên quan”, ông dẫn chứng.

Nâng chất, thay vì lượng

Trong bối cảnh xuất khẩu rau quả nói chung và sang thị trường Trung Quốc nói riêng liên tục tăng trưởng nhanh như nêu ở trên, Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu gia tăng cả về diện tích và sản lượng cây ăn trái trong thời gian tới.

Ông Sơn của Cục trồng trọt cho biết, mục tiêu được bộ đặt ra đến năm 2020 phải đạt tổng diện tích cây ăn trái cả nước là 910.000 ha, tăng 5,4% so với năm 2016, và dự kiến đến năm 2030 đạt 1,2 triệu ha. Còn về sản lượng, đến năm 2020 đạt 9,5 triệu tấn, tăng 11,7% so với năm 2016 và đạt 12,5 triệu tấn đến năm 2030.

Theo ông Sơn, lý do bộ đặt mục tiêu gia tăng diện tích và sản lượng như trên là nhằm hướng tới mức kim ngạch xuất khẩu 4,5 tỉ đô la Mỹ vào năm 2020 và đến năm 2030 là 7 tỉ đô la Mỹ. 

Tuy nhiên, ông Nguyễn Minh Châu, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam (Sofri), cho rằng trong định hướng sắp tới của bộ nên chú trọng vào chất lượng, thay vì số lượng. “Bây giờ là thời đại chất lượng, không còn chạy theo năng suất, số lượng nữa rồi”, ông Châu nói.

Theo ông Châu, gia tăng năng suất đồng nghĩa với chấp nhận chịu rủi ro về an toàn vệ sinh thực phẩm. “Chúng ta muốn có năng suất cao không khó, chỉ cần trồng dày lên là có năng suất cao ngay”, ông nói và dẫn chứng ở khu vực Đông Nam bộ năng suất cam, quýt đã lên đến 80-100 tấn/ha. Chỉ có điều, để có được năng suất như vậy, người trồng phải phun xịt thuốc rất nhiều.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Gắn kết vườn quốc gia với cộng đồng dân cư để...

0
(SGTT) - Nhiều du khách lựa chọn các vườn quốc gia để trải nghiệm thiên nhiên, đồng thời khám phá nét văn hóa của...

Tour nước ngoài ‘thắng thế’ trong mùa du lịch hè

0
(SGTT) – Đã bước vào mùa du lịch hè, tuy nhiên, vé máy bay nội địa vẫn còn cao, ảnh hưởng ít nhiều đến...

Dự án chống ngập 10.000 tỉ của TPHCM vẫn ‘bất động’...

0
(SGTT) - Không chỉ ngập do mưa, nhiều con đường ở TPHCM còn ngập kép do ảnh hưởng của triều cường dâng cao. Trong...

Ngôi chùa có tượng Quán Thế Âm làm bằng hoa bất...

0
(SGTT) - Chùa Linh Phước, còn được biết đến với tên chùa Ve Chai, là một trong những điểm du lịch tâm linh nổi...

Ghé quán xôi duy nhất được Michelin đề xuất

0
(SGTT) - Từ ý tưởng của một nhóm bạn trẻ, thương hiệu Xôi Bát ra đời và mang đến cho thực khách TPHCM trải...

Lẩu ba ba dinh dưỡng, lạ miệng cho trưa cuối tuần

0
(SGTT) – Thịt ba ba có vị ngọt, hương thơm đặc trưng và nhiều dinh dưỡng. Theo đó, món lẩu ba ba hứa hẹn...

Kết nối