Chủ Nhật, Tháng Năm 19, 2024

Thanh toán tiền mặt ngày càng “yếu” dần

Thái Hà

Ở nhiều nơi, tiền mặt đang lùi dần về phía sau trước bước tiến của công nghệ. Hiện nay, nhiều người đi mua sắm chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh là có thể thanh toán cho mọi thứ họ mua, mọi dịch vụ họ sử dụng.

tienmatTại Trung Quốc, nhiều người đi mua sắm chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh là có thể thanh toán cho mọi thứ họ mua.

Có một hiện tượng kinh tế đang nổi lên ở Trung Quốc. Nó không liên quan đến hạ tầng, nợ hay các vấn đề chính yếu khác mà liên quan đến tiền mặt. Người Trung Quốc ngày càng ít sử dụng tiền giấy và tiền xu.

Ở quốc gia đông dân nhất thế giới này, gần như mọi người dân sống ở các thành phố lớn sử dụng điện thoại thông minh (smartphone) để trả tiền cho mọi thứ họ mua sắm. Ở nhà hàng, người phục vụ sẽ hỏi khách thanh toán bằng WeChat hay Alipay – hai lựa chọn trả tiền qua smartphone – trước khi hỏi về tiền mặt. Chỉ mới cách đây ba năm, thực khách sẽ không bắt gặp câu hỏi tương tự, vì mọi người đều dùng tiền mặt.

“Từ góc độ công nghệ, đây là một trong những đổi mới quan trọng nhất xảy ra tại Trung Quốc, và lúc này chỉ có ở Trung Quốc”, Richard Lim, Giám đốc Công ty Đầu tư mạo hiểm GSR Ventures nói với tờ The New York Times.

Tại Trung Quốc, Facebook và Google bị chặn. Nhưng người nào đến sống ở đó sẽ phải nhanh chóng làm quen với các mạng xã hội khác như WeChat, khi mà trong một ngày có đến 6-7 lượt người ta đề nghị thanh toán tiền qua smartphone.

Số liệu thống kê từ Công ty iResearch cho thấy, năm 2016, thanh toán qua điện thoại ở Trung Quốc đạt 5.500 ngàn tỉ đô la Mỹ, lớn gấp 50 lần so với con số 112 tỉ đô la ở Mỹ. Không có smartphone và các ứng dụng WeChat, Alipay trên đó, ở các thành phố lớn tại Trung Quốc một người có thể gặp khó khăn trong cuộc sống, chẳng hạn như không thể mở khóa được chiếc xe đạp cho thuê trên đường trong dịch vụ chia sẻ xe đạp.

Ngay cả những người hát rong trên đường phố cũng dùng những tấm biển in mã QR để người qua đường cho tiền họ một cách dễ dàng hơn. Thay vì móc tiền từ ví ném vào chiếc nón thì người cho tiền có thể dùng chiếc smartphone của họ huơ trước tấm biển mang mã QR.

“Việc này trở thành mặc định trong cuộc sống mới”, Shiv Putcha, nhà phân tích ở Công ty Nghiên cứu thị trường IDC cho biết. “Tất cả các doanh nghiệp và thương hiệu ở Trung Quốc đều phải gia nhập hệ sinh thái này”.

taxi…và quét mã QR để thanh toán dịch vụ.

Một vài nước Bắc Âu đã gần như dứt bỏ được việc dùng tiền mặt, nhưng họ vẫn dùng thẻ thường xuyên. Còn ở Trung Quốc, người ta thay đổi trực tiếp qua điện thoại luôn.

Hai công ty Tencent và Ant Finacial (một nhánh của Tập đoàn Alibaba) vận hành WeChat và Alipay đang chiếm thị phần lớn nhất trong mảng thanh toán ở Trung Quốc. Họ kiếm tiền từ các công ty sử dụng nền tảng thanh toán của họ, và họ thu thập dữ liệu thanh toán để bán cho các công ty quảng cáo.

Ông Richard Lim cho biết, theo phân tích số liệu từ công ty ông thì Tencent và Ant Finacial sẽ vượt qua các công ty Visa và Mastercard về số tiền chuyển hàng ngày trên toàn cầu trong những năm tới đây.

Chìa khóa để điều này xảy ra là các công ty Trung Quốc cung cấp hệ thống thanh toán đơn giản, rẻ tiền để ngay cả những người bán hàng rong cũng có thể tham gia, thay vì một hệ thống đọc thẻ đắt tiền như Visa hay Mastercard. Một hệ thống hỗ trợ lưu trữ số liệu của mỗi tài khoản, thay vì phải kết nối với ngân hàng, cũng sẽ làm giá thành giảm.

Tuy nhiên, có một vài vấn đề có thể xảy ra trong tương lai khi người tiêu dùng Trung Quốc quá phụ thuộc vào hai nền tảng thanh toán từ hai công ty tư nhân. Nó dần khóa những người không tham gia hai nền tảng đó, làm khó cho các du khách. Các công ty nước ngoài muốn bán sản phẩm cho người Trung Quốc phải liên kết với Alibaba hay Tencent, hoặc không thu được tiền. Tương tự như vậy, các công ty Trung Quốc tin tưởng vào Alibaba và Tencent phải xây dựng các hệ thống tách biệt khác để giao thương với thế giới qua Facebook, Google và các hãng thẻ tín dụng.

Một hệ quả khác cũng có thể xảy ra ở Trung Quốc. Ở Nhật Bản trong những năm đầu 2000, điện thoại thường được dùng làm mọi thứ, từ xem ti vi đến trả tiền. Nhưng khi công nghệ điện thoại phát triển, Nhật Bản rất chậm trong việc chuyển sang smartphone, và người Nhật từ một người khổng lồ công nghệ trở thành một người lạc hậu công nghệ. Ngày nay, người Nhật vẫn dùng các điện thoại thường, vì nó hoạt động hoàn hảo trong một môi trường cô lập.

Alibaba và Tencent đang đẩy mạnh hoạt động của họ ra bên ngoài Trung Quốc để đảm bảo đổi mới của họ không bị cô lập trong lãnh thổ Trung Quốc. Một câu hỏi đặt ra: liệu các công ty phương Tây sẽ xây dựng một hệ thống tương tự để cạnh tranh? Ông Richard Lim trả lời: “Tôi cho là có”.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Chi tiết giá vé các chương trình tại Festival nghệ thuật...

0
Giá vé các chương trình nghệ thuật, ẩm thực cung đình tại tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 dao động từ...

Bữa sáng Sài Gòn: Nhất vị món bún riêu anh Thái...

0
(SGTT) - Chọn phần nước dùng món bún riêu hầm từ giò heo và chả viên tôm, tiệm bún riêu anh Thái là điểm...

Bao giờ đường Tân Kỳ Tân Quý hoàn thành?

0
(SGTT) - Sau hơn 1 năm thi công, dự án mở rộng đường Tân Kỳ Tân Quý (quận Bình Tân, TPHCM) đã đạt 50%...

Gắn kết vườn quốc gia với cộng đồng dân cư để...

0
(SGTT) - Nhiều du khách lựa chọn các vườn quốc gia để trải nghiệm thiên nhiên, đồng thời khám phá nét văn hóa của...

Tour nước ngoài ‘thắng thế’ trong mùa du lịch hè

0
(SGTT) – Đã bước vào mùa du lịch hè, tuy nhiên, vé máy bay nội địa vẫn còn cao, ảnh hưởng ít nhiều đến...

Dự án chống ngập 10.000 tỉ của TPHCM vẫn ‘bất động’...

0
(SGTT) - Không chỉ ngập do mưa, nhiều con đường ở TPHCM còn ngập kép do ảnh hưởng của triều cường dâng cao. Trong...

Kết nối