Thứ Bảy, Tháng Năm 18, 2024

Sống, vận hành trên các nền tảng

Hoàng Xuân Phương

Năm 2002, khi Facebook chưa ra đời và Google chưa trở thành công ty đại chúng thì Jean Tirole, người vừa đoạt giải Nobel Kinh tế 2014 đã cho thấy nền kinh tế thế giới sẽ sống, sẽ vận hành trên các nền tảng chứ không chỉ bằng các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ truyền thống.

Thị trường nền tảng (platform markets) đang dần thay thế các thị trường hàng hóa truyền thống. Chúng ta sẽ mua sắm trên nền tảng, được chăm sóc y tế từ nền tảng, hoạt động kinh doanh bằng nền tảng, cả việc tiếp thị và cạnh tranh cũng bằng nền tảng. Các tập đoàn, các công ty lớn thông qua thương vụ mua bán, sáp nhập doanh nghiệp để củng cố nền tảng cho mình.

Tirole viết rằng các công ty trong thời đại Internet sẽ hoạt động trên nền tảng hai chiều, một bên là người sử dụng và bên kia là nhà phát triển phần mềm, công ty quảng cáo hay những thứ công ty nào khác. Lúc bấy giờ không mấy nhà công nghệ tìm đọc tác phẩm của Tirole nhưng trước mắt họ, các thuật ngữ “nền tảng” (platform) hay “hiệu ứng mạng” (network effects) đã bắt đầu xuất hiện.

Kỹ thuật tiếp thị là chiến lược trung tâm của mỗi một thị trường nền tảng, không chỉ đơn giản giới thiệu hàng hóa hay dịch vụ.
Kỹ thuật tiếp thị là chiến lược trung tâm của mỗi một thị trường nền tảng, không chỉ đơn giản giới thiệu hàng hóa hay dịch vụ.

Thí dụ điển hình như công ty phát hành thẻ tín dụng. Một mặt thuyết phục các doanh nghiệp chấp nhận thanh toán bằng loại thẻ này, mặt khác khuyến khích người tiêu dùng sử dụng thẻ, và công ty nghiễm nhiên trở thành một doanh nghiệp dịch vụ. Rõ ràng thẻ tín dụng chỉ có hiệu lực nếu đủ lượng người dùng và đủ số công ty chấp nhận, nghĩa là công ty phát hành thẻ chỉ có thể thành công khi tạo ra cho mình một thị trường nền tảng.

Cốt lõi của loại thị trường nền tảng là công ty khi cung cấp một mặt hàng hay một dịch vụ cho người tiêu dùng thì liên kết nó với hai hay nhiều thành phần thông qua một nền tảng công nghệ. Khi Amazon sản xuất thiết bị đọc sách điện tử Kindle thì cũng chính công ty bán ra các nội dung số, các cuốn sách đã được số hóa từ kho sách điện tử của Amazon. Các tập đoàn Facebook hay Google đều cung cấp thông tin hay dịch vụ miễn phí cho người sử dụng, đổi lại họ thu tiền từ việc quảng cáo cho các công ty khách hàng.

Nhiều công ty Internet cho không các sản phẩm, nghĩa là luật chống độc quyền liên quan đến sự định giá không còn giá trị. Không thu tiền, nhưng ngược lại các công ty này phát triển rất nhanh, trở thành độc quyền kinh doanh và thao túng thị trường. Cỗ máy tìm kiếm Google Search là một thí dụ về cơ chế độc quyền không cho phép bất kỳ công ty tìm kiếm nào nổi lên nếu không có sự can thiệp từ phía các nhà quản lý. Các công ty độc quyền dựa trên nền tảng đang triệt tiêu sự cạnh tranh cùng quá trình phát triển bình đẳng giữa các doanh nghiệp và giữa các nước.

Chính sự ra đời của công nghệ thông tin đã khai sinh ra các ngành công nghiệp mới hoặc biến đổi các ngành công nghiệp truyền thống, mà mỗi ngành bị thống trị bởi một hay vài công ty hình thành các thị trường nền tảng, tự định đoạt giá, không cho các công ty mới thâm nhập ngoại trừ chấp nhận sự mua bán hay sáp nhập vào các công ty độc quyền đó. Jean Tirole đã trở thành chủ nhân của giải Nobel Kinh tế 2014 nhờ giải quyết vấn đề “làm cách nào chính phủ có thể quản lý các tập đoàn và việc mua bán, sáp nhập doanh nghiệp của họ”, và “làm cách nào để quản lý các công ty độc quyền”.

Sự phát triển của các thị trường nền tảng buộc các chính phủ và những nhà kinh tế nhìn nhận vấn đề đã rất xưa, nhưng trở thành thời sự quan trọng trong nền kinh tế kết nối (connected economy) hiện nay, đó là quản lý các công ty có sức mạnh độc quyền ở tất cả các ngành công nghiệp, từ viễn thông đến ngân hàng. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 do không quản lý nỗi các tập đoàn tài chính, các chính phủ và các nhà quản lý mới thấy hết nhu cầu cần thiết phải có những biện pháp quản lý mới, quản lý nền tảng.

Đối với nền kinh tế Việt Nam, tầm nhìn “cạnh tranh nền tảng” cần sớm triển khai như một tầm nhìn chiến lược trong môi trường kinh tế toàn cầu hóa. Trước hết buộc các nền tảng phải phục vụ tốt người tiêu dùng đồng thời bảo đảm phát triển nền kinh tế nội địa thông qua nghĩa vụ đóng thuế. Sau nữa là bảo đảm tính cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các nền tảng, cho dù được đầu tư từ bên ngoài hay khai sinh từ trong nước.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Có dễ để ‘hạ nhiệt’ giá vé máy bay?

0
(SGTT) - Dù giá vé máy bay tăng cao trong thời gian vừa qua, nhưng các doanh nghiệp hàng không vẫn còn gặp rất...

Chính sách quản lý và điều tiết thị trường vàng tại...

0
(SGTT) - Theo thời gian, chính sách quản lý và điều tiết thị trường vàng ở Việt Nam có sự thay đổi tùy thuộc...

Bữa sáng Sài Gòn: Thử món Hoa chỉ từ 20.000 đồng...

0
(SGTT) - Chỉ từ 20.000 đồng, thực khách đã có phần ăn sáng mang phong vị ẩm thực Trung Hoa tại một quán nằm...

Vùng núi đá Bastei ở Đức trong ánh bình minh

0
(SGTT) – Bastei là vùng núi đá cổ hình thành cách đây hàng triệu năm, cách trung tâm thành phố Dresden (miền Đông nước...

TPHCM sẽ lắp đặt điện mặt trời mái nhà tại 440...

0
(SGTT) - Dự kiến có 440 trụ sở các cơ quan, đơn vị tại TPHCM được lắp đặt điện mặt trời mái nhà với...

TPHCM sẽ đấu giá 3.790 căn hộ tái định cư bỏ...

0
(SGTT) - Hiện trên địa bàn TPHCM đang có hơn 11.000 căn hộ, nền đất tái định cư đang bỏ trống. Thành phố đã...

Kết nối