Thứ Bảy, Tháng Tư 27, 2024

Sáng 26-7, thêm 2.704 ca nhiễm mới Covid-19 trong nước

(SGTT) – Theo thông tin từ Bộ Y tế, sáng ngày 26-7, Việt Nam ghi nhận thêm 2.704 ca nhiễm mới Covid-19 trong nước xuất hiện ở 19 tỉnh thành, trong đó có 507 ca ngoài cộng đồng.
Điểm tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 tại Nhà thi đấu Phú Thọ, TPHCM ngày 26-6. Ảnh: Quốc Bảo

Tại TPHCM có 1.714, Bình Dương 407 ca, Tiền Giang 201 ca, Đồng Nai 125 ca, Vĩnh Long 49 ca, Đà Nẵng 27 ca, Phú Yên 26 ca, An Giang 25 ca, Bình Thuận 23 ca, các tỉnh Bình Định, Đồng Tháp, Bến Tre mỗi tỉnh có 19 ca, Đăk Lăk 16 ca, Khánh Hòa 12 ca, Cần Thơ, Hậu Giang mỗi tỉnh có 7 ca, Đăk Nông 5, Lâm Đồng 2, Hưng Yên 1 ca.

Như vậy, số ca nhiễm sáng nay giảm 1.269 ca so với sáng qua. Trong đó, 2.197 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa, 507 ca đang điều tra dịch tễ.

Theo Vnexpress, tổng số ca nhiễm cộng đồng từ ngày 27-4 đến nay là 97.370, ghi nhận ở 62 tỉnh thành.

8 tỉnh gồm Bắc Kạn, Điện Biên, Hải Dương, Quảng Ninh, Quảng Trị, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới.

Tổng số ca được điều trị khỏi là 19.342. Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU là 130. Số bệnh nhân nguy kịch đang can thiệp ECMO là 17.

Từ ngày 27-4 đến nay đã xét nghiệm 5.262.258 mẫu cho 14.982.078 lượt người.

Trong ngày 25-7 thêm 77.967 liều vắc-xin được tiêm. Như vậy, tổng số liều đã được tiêm là 4.613.491, trong đó tiêm 1 mũi là 4.223.628, tiêm mũi 2 là 389.863 người.

Việt Nam đã có ba hợp đồng chuyển giao công nghệ vắc-xin Covid-19

Theo thông tin trên báo điện tử Vnexpress, trong phiên thảo luận kinh tế – xã hội tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV diễn ra chiều ngày 25-7, ông Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Y tế, cho biết Việt Nam đã ký 3 hợp đồng chuyển giao công nghệ vắc-xin với Nga, Mỹ và Nhật.

Theo đó, với hợp đồng phía Nga, đã xong giai đoạn 1. Tháng 8 sẽ được đóng ống tại Việt Nam và chuyển giao công nghệ vào cuối năm nay.

Vắc-xin Sputnik V hiệu quả lên tới 91,6%. Ảnh: Sức khoẻ & Đời sống

Hợp đồng với Mỹ, trong tháng 8 sẽ tiến hành thử nghiệm chuyển giao công nghệ vắc-xin với công nghệ cao nhất. Nhà máy sản xuất với quy mô đạt tới 200 triệu liều cũng đã được triển khai xây dựng và sẽ đi vào hoạt động trong 6 tháng đầu năm 2022.

Báo Vnexpress thông tin thêm ý kiến của Bộ trưởng Y tế, Việt Nam hiện có các cam kết, thỏa thuận, hợp đồng và nhận được nhiều nguồn viện trợ của Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Australia, Anh và các nước khác với số lượng trên 130 triệu liều vắc-xin; đang nỗ lực đàm phán ký kết trên 40 triệu liều để nâng tổng số lên 170 triệu liều vào năm 2021.

Tính đến ngày 23-7, Việt Nam đã tiếp nhận 15 đợt với gần 10,2 triệu liều vắc-xin từ các nguồn viện trợ của Covax Facility, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga và hợp đồng mua vắc-xin của AstraZeneca, Pfizer.

Cuối tháng 7-2021 sẽ tiếp nhận thêm khoảng gần 6,8 triệu liều. Trong đó 552.240 liều của Pfizer, 3.000.060 liều của Modema do Mỹ viện trợ thông qua Covaxx, 1.682.400 liều của AstraZeneca do Covax cung cấp, 1.228.500 liều của AstraZeneca mua của Công ty cổ phần Vắc-xin Việt Nam và 415.000 liều của Anh viện trợ.

Khung cảnh tiêm vắc-xin Covid-19.

Tính tới thời điểm hiện nay, Vnexpress cho biết, cả nước đã tiêm được trên 4,4 triệu liều trong tổng số trên 6,1 triệu liều vắc-xin phân bổ 11 đợt, đạt 72,1%. Trong đó có hơn 4 triệu người đã được tiêm một liều vắc-xin và hơn 334.500 người tiêm đủ 2 liều.

Giảm số lượng hoạt động, shipper tại TPHCM phải đeo thẻ

Thông tin trên được ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TPHCM yêu cầu đối với các công ty quản lý người giao hàng (shipper) vào tối ngày 25-7, tại hội nghị trực tuyến Ban chấp hành Đảng bộ TPHCM lần thứ 7, báo Tuổi trẻ thông tin.

“Shipper” mùa dịch phải có thẻ đeo, thể hiện thông tin cá nhân. Ảnh: Thanh Niên

Theo đó, Chủ tịch UBND TPHCM yêu cầu các công ty quản lý shipper điều chỉnh số lượng người giao hàng được hoạt động đến mức tối thiểu. Giảm ít nhất từ 10% so với ngày 22-7, ngày thực hiện chỉ thị 12 của Ban thường vụ Thành ủy.

Ông Phong cũng yêu cầu người giao hàng phải thực hiện nghiêm các quy định phòng dịch Covid-19 và chỉ được hoạt động trên địa bàn một quận, huyện, thành phố Thủ Đức.

Shipper phải có thẻ đeo, thể hiện thông tin cá nhân, công ty, địa bàn hoạt động và phải xuất trình thông tin cho cơ quan chức năng khi kiểm tra. Các công ty quản lý phải đăng ký danh sách shipper và địa bàn hoạt động cho Sở Công thương và Sở Giao thông vận tải. Danh sách này sẽ được các cơ quan chức năng truy xuất khi kiểm tra.

Đối với các công ty không quản lý bằng các ứng dụng công nghệ như nhân viên giao hàng của các siêu thị… thì phải thực hiện đăng ký và được xác nhận thẻ cho từng shipper tại các xã, phường, thị trấn, phạm vi hoạt động cũng chỉ trong địa bàn quận, huyện cụ thể.

Hơn 1.300 người đăng ký tình nguyện chống dịch ở TPHCM

Theo thông tin trên báo điện tử Vnexpress, hưởng ứng lời hiệu triệu từ Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn, đến chiều ngày 25-7, hơn 1.300 người tình nguyện đăng ký tham gia chống dịch tại TPHCM.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Thứ trưởng Y tế, hơn 1.300 tình nguyện viên đã đăng ký tham gia chống dịch tại TPHCM.

Trong số người đăng ký tình nguyện có gần 300 bác sĩ, 200 dược sĩ, gần 700 người công tác trong các ngành nghề khác. Độ tuổi tình nguyện viên đa dạng, gồm 47 người dưới 20 tuổi, 1.197 người 20-50 tuổi, 94 người trên 50 tuổi. Họ chủ yếu sinh sống tại TPHCM, một số ít ở khu vực ngoại thành.

Dự kiến, ngày 26-7 Sở Y tế TPHCM sẽ phân bổ tình nguyện viên đến các cơ sở điều trị và quận, huyện có nhu cầu về nhân lực phòng, chống dịch.

Trước đó, ông Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Y tế, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại TPHCM đã gửi thư kêu gọi tất cả lực lượng ngành y tham gia chống dịch với nội dung: “Khẩn thiết kêu gọi toàn bộ hệ thống y tế công, tư, Hội Y học TPHCM, các hội nghề nghiệp thuộc lĩnh vực y tế; các chuyên gia, nhân viên y tế đang làm việc và đã nghỉ hưu; các lương y, giảng viên, sinh viên tại trường đào tạo, dạy nghề thuộc khối ngành chăm sóc sức khỏe, tham gia công tác chống dịch, tư vấn và trực tiếp chăm sóc, điều trị người bệnh”.

Ngày 23-7, lãnh đạo TPHCM cũng đề xuất Trung ương hỗ trợ hơn 12.000 nhân sự y tế gồm bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên và nhân viên lấy mẫu xét nghiệm để chống dịch.

Người tình nguyện tham gia chống dịch có thể đăng ký với phòng Tổ chức Cán bộ, Sở Y tế TPHCM theo số điện thoại 028 39309967 hoặc 0907 574 269.

Nguyễn Nam tổng hợp

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Sau ca đậu mùa khỉ đầu tiên, HCDC cảnh báo nguy...

0
Theo đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC), sau khi phát hiện ca mắc đậu mùa khỉ đầu tiên tại TPHCM,...

TPHCM ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên

0
Thông tin từ Sở Y tế TPHCM cho biết thành phố đã phát hiện ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên. Hiện ca bệnh...

Người nhập cảnh nghi ngờ hoặc mắc đậu mùa khỉ sẽ...

0
(SGTT) - Theo đại diện của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC), khi nhập cảnh từ vùng có dịch hoặc không có...

Kích hoạt đo thân nhiệt tại cửa khẩu để giám sát...

0
Hiện nay, Việt Nam chưa ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ. Tuy nhiên, để phát hiện sớm các ca bệnh, Bộ Y tế...

Bàn chuyện có nên cách ly tập trung khi mắc đậu...

0
(SGTT) - Để tránh tình trạng lây lan rộng bệnh đậu mùa khỉ, việc cách ly tối thiểu 14 ngày là điều cần thiết....

Nhiều địa phương vẫn cách ly người đến từ TPHCM

0
(SGTT) - Lai Châu, Bình Định là những địa phương vẫn áp dụng biện pháp cách ly, theo dõi y tế đối với người...

Kết nối