Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024

Người nhập cảnh nghi ngờ hoặc mắc đậu mùa khỉ sẽ cách ly ra sao?

(SGTT) – Theo đại diện của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC), khi nhập cảnh từ vùng có dịch hoặc không có dịch bệnh đậu mùa khỉ, hành khách không phải cách ly giống như Covid-19. Chỉ khi hành kháchtriệu chứng nghi ngờ tại cửa khẩu, đơn vị sân bay sẽ thực hiện hoạt động kiểm dịch. Nếu hành khách nhập cảnh không có triệu chứng, sẽ được di chuyển bình thường.

Kiểm dịch với hành kháchtriệu chứng nghi ngờ

Trong bối cảnh dịch bệnh đậu mùa diễn biến phức tạp tại nhiều nước trên thế giới, vào tháng 8 vừa qua, Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng chống bệnh đậu mùa khỉ. Theo đó, các địa phương sẽ giám sát người nhập cảnh tại cửa khẩu thông qua đo thân nhiệt, giám sát của kiểm dịch viên y tế hoặc nhận thông tin từ người nhập cảnh chủ động khai báo.

Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc rằng việc giám sát người nhập cảnh tại cửa khẩu sẽ được thực hiện cụ thể như thế nào và việc cách ly đậu mùa khỉ có giống với Covid-19 không.

Giải đáp những vấn đề này, trong chuơng trình trực tuyến “Đậu mùa khỉ: Hiểu đúng để phòng ngừa” do Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC) tổ chức vào tối ngày 15-9, ThS. Trương Thị Thanh Lan, Phó trưởng Khoa phòng chống bệnh truyền nhiễm thuộc HCDC, cho biết đối với việc giám sát bệnh đậu mùa khỉ tại cửa khẩu, hiện theo quy định của Bộ Y tế, khi đáp xuống sân bay, hành khách sẽ qua một máy đo thân nhiệt.

Khi đo thân nhiệt có hai trường hợp xảy ra. Thứ nhất, đối với trường hợp máy phát hiện có dấu hiệu bị sốt, hành khách sẽ được đưa đến phòng y tế để được các nhân viên y tế đánh giá lại các triệu chứng lâm sàng và yếu tố dịch tễ; từ đó quyết định hành khách có thuộc nhóm nguy cơ hay không.

Đối với hành khách có các dấu hiệu nghi ngờ, đủ điều kiện theo tiêu chuẩn giám sát của Bộ Y tế, bệnh nhân sẽ được đưa đến cơ sở y tế để được chăm sóc, xét nghiệm; sau đó khẳng định liệu rằng hành khách có mắc đậu mùa khỉ hay không.

Trường hợp nghi ngờ hoặc có triệu chứng lâm sàng và yếu tố dịch tễ, kiểm dịch viên y tế hướng dẫn người nhập cảnh đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM hoặc các bệnh viện đa khoa có khu cách ly để được kiểm tra, theo dõi. Ảnh: MH

Trường hợp thứ hai, “sau khi đánh giá nếu hành khách không thuộc nhóm nghi ngờ mắc bệnh có thể được ra về. Mặc dù tại sân bay, hành khách được ra về nhưng trên thực tế, những người nhập cảnh vào Việt Nam có các yếu tố nguy cơ vẫn cần tự theo dõi sức khỏe 21 ngày”, bà Lan cho biết.

Trong quá trình theo dõi sức khỏe 21 ngày, nếu có những triệu chứng nghi ngờ của đậu mùa khỉ như phát ban, sốt, đau nhức cơ, đau đầu…, người dân cần liên hệ ngay với cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra, đánh giá và thực hiện xét nghiệm, cũng như tránh lây lan ra cộng đồng.

Liên quan đến vấn đề cách ly người đến từ các quốc gia có lưu hành bệnh đậu mùa khỉ, BS. Đinh Thị Hải Yến, Trưởng khoa Truyền thông – giáo dục sức khỏe thuộc HCDC, cho biết khi nhập cảnh từ vùng có dịch hoặc không có dịch bệnh, hành khách không phải cách ly giống như Covid-19.

Chỉ khi hành khách có triệu chứng nghi ngờ tại cửa khẩu, đơn vị sân bay sẽ thực hiện hoạt động kiểm dịch. Nếu hành khách nhập cảnh không có triệu chứng, sẽ được di chuyển bình thường.

Bao cao su không dự phòng được đậu mùa khỉ

Để hạn chế lây lan dịch bệnh, BS. Dương Minh Hải, Phó trưởng Khoa phòng chống HIV/AIDS thuộc HCDC, khuyến cáo ngoài những dấu hiệu nhận biết của bệnh đậu mùa khỉ, bệnh nhân nên chủ động đến các cơ sở y tế để làm các xét nghiệm cần thiết. Trường hợp mắc bệnh cần tuân theo sự hướng dẫn của hệ thống y tế.

Bên cạnh đó, đối với nhóm quan hệ tình dục đồng tính, mọi người nên giảm số bạn tình, giảm bạn tình mới, cũng như ngừng quan hệ tình dục khi dịch bùng phát mạnh trong cộng đồng.

Người có quan hệ tình dục nên nhớ rằng “có thể sử dụng bao cao su để dự phòng STI (PV: nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục), nhưng không dự phòng được bệnh đậu mùa khỉ”, Phó trưởng Khoa phòng chốngHIV/AIDS nhấn mạnh.

Theo HCDC, để phòng bệnh đậu mùa khỉ, mọi người cần tránh tiếp xúc gần với người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ, cũng như tranh những vết thương hở dịch cơ thể, giọt bắn các vật dụng, đồ dùng nhiễm mầm bệnh.

Đối với người nghi ngờ mắc bệnh cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn; đồng thời chủ động tự cách ly phải tránh tiếp xúc gần với người khác bao gồm cả quan hệ tình dục.

Người đến từ các quốc gia vùng lãnh thổ có lưu hành dịch đậu mùa như khu vực Trung và Tây Phi cần tránh tiếp xúc với động vật có vú (chết hoặc sống). Khi quay trở về Việt Nam, người dân cần chủ động khai báo với cơ quan y tế cơ sở địa phương để được tư vấn, kiểm tra.

Ngoài ra, mọi người cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay; che miệng và mũi khi ho, hắt hơi; không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.

Minh Thảo

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

33 ca đậu mùa khỉ ở TPHCM đều là nam, 80%...

0
(SGTT) - Theo bà Lê Hồng Nga, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC), tính từ đầu năm đến nay,...

TPHCM ghi nhận 20 ca bệnh đậu mùa khỉ, nhiều ca...

0
(SGTT) - Theo báo cáo của Sở Y tế TPHCM, thành phố đã ghi nhận 20 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ điều...

Bệnh đậu mùa khỉ dễ nhầm lẫn với thủy đậu, phân...

0
(SGTT) – Ngày 1-10, thông tin từ Sở Y tế TPHCM cho biết, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố đã ghi nhận...

Hai bệnh nhân đậu mùa khỉ của Việt Nam từng ở...

0
Theo thông tin của Trung tâm kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC), bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ thứ nhất và thứ hai ở...

Ca đậu mùa khỉ thứ hai là người từng đi du...

0
Ca bệnh đậu mùa khỉ thứ hai tại Việt Nam là một phụ nữ 38 tuổi, từng đi du lịch tại Dubai (Các tiểu...

TPHCM: Chủng virus ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên khác...

0
Sau khi ghi nhận ca mắc đậu mùa khỉ đầu tiên tại TPHCM, ngày 6-10, Cục Y tế dự phòng của Bộ Y tế...

Kết nối