Chủ Nhật, Tháng Năm 5, 2024

Ra biển tìm điện

Chánh Tài –

Các tập đoàn dầu khí châu Âu đang nhắm đến các dự án điện gió xa bờ như là hướng mới để đa dạng hóa đầu tư và tận dụng kinh nghiệm hoạt động trên biển.

Sôi động thị trường

Anh-2-2Cận cảnh một tuabin điện gió. Ảnh: GE

Tờ The Wall Street Journal cho biết, Hà Lan đang chuẩn bị xây dựng dự án điện gió xa bờ lớn nhất thế giới với sự hợp tác của tập đoàn dầu khí lớn thứ năm thế giới là Royal Dutch Shell (Hà Lan).

Đầu tháng 12-2016, nhóm nhà đầu tư do Royal Dutch Shell đứng đầu đã thắng gói thầu xây dựng và vận hành một phần của dự án điện gió Borssele của Hà Lan ở Biển Bắc (vùng biển nằm ở phía bắc Đại Tây Dương). Một khi hoàn thành, phần dự án do Royal Dutch Shell xây dựng sẽ sản xuất lượng điện đủ đáp ứng nhu cầu của một triệu hộ gia đình với giá 54,5 euro/megawatt giờ, một mức giá gần ngang ngửa với giá điện được sản xuất từ các nguồn năng lượng rẻ như than và khí đốt.

Tập đoàn dầu khí Statoil (Na Uy) cũng đã xây dựng trạm điện gió xa bờ thứ ba của họ ở biển Baltic và đang phát triển trạm điện gió nổi đầu tiên trên thế giới ở ngoài khơi bờ biển phía đông Scotland. Từ năm 2010 đến nay, Statoil đã đầu tư khoảng 2,1 tỉ đô la Mỹ vào các trạm điện gió xa bờ. Irene Rummelhoff, Phó chủ tịch của Statoil nhận định mức giá ổn định của điện gió xa bờ là niềm mơ ước của lãnh đạo các công ty dầu khí khi họ chứng kiến giá dầu trồi sụt ở vùng đáy suốt hai năm qua. Statoil đang có nguồn quỹ đầu tư 200 triệu đô la Mỹ sẵn sàng cho các dự án chẳng hạn như công nghệ điện gió và pin.

Trong khi đó, công ty năng lượng lớn nhất Đan Mạch là Dong Energy, trước đây hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực dầu khí, nay đã trở thành nhà đầu tư lớn nhất thế giới ở thị trường điện gió xa bờ.

Dong Energy đã bán phần lớn mảng kinh doanh nhiên liệu hóa thạch bao gồm năm mỏ dầu khí ở Na Uy. Giờ đây, họ đang chiếm giữ 29% công suất năng lượng gió xa bờ của thế giới. Tập đoàn Goldman Sachs (Mỹ) đang là cổ đông lớn tại Dong Energy sau khi bỏ ra 1,5 tỉ đô la Mỹ để mua 18% cổ phần của công ty này năm 2014. Dong Energy vừa chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng vào tháng 6-2016 với giá trị trên 15 tỉ đô la Mỹ.

Tại Pháp, Tập đoàn dầu khí Total cũng đề ra mục tiêu nâng tỷ trọng đầu tư vào các lĩnh vực năng lượng carbon thấp (như điện gió, điện mặt trời, địa nhiệt) lên 20% trong danh mục đầu tư trong vòng 20 năm tới.

Chi phí giảm, tăng cạnh tranh

Tính cạnh tranh của các dự án điện gió xa bờ phụ thuộc lớn vào giá điện tại địa phương cũng như các biện pháp hỗ trợ của các chính phủ chẳng hạn khấu trừ thuế, trợ giá, áp mức giá điện tối thiểu… Tuy nhiên, tại các thị trường châu Âu, ngành công nghiệp điện gió có triển vọng cạnh tranh với các ngành năng lượng khác.

Không ai dám chắc rằng ngành công nghiệp điện gió xa bờ bảo đảm gặt hái lợi nhuận bền vững nếu như không có sự hỗ trợ của các chính phủ. Ông Dorine Bosman, Giám đốc phụ trách phát triển mảng kinh doanh điện gió của Royal Dutch Shell nói rằng, mọi công ty phải đặt ra tham vọng không cần đến trợ giá của chính phủ.

Chi phí giảm nhờ các cải tiến về công nghệ, lãi suất giảm đang giúp ngành công nghiệp điện gió xa bờ hướng đến mục tiêu đó. Cuộc chạy đua công nghệ giá rẻ để xây dựng các dự án điện gió xa bờ đang rất nóng đến nỗi nhiều công ty bao gồm Royal Dutch Shell không tiết lộ họ đang đầu tư bao nhiêu và xem các cam kết đầu tư như là bí mật thương mại.

Công đoạn quan trọng nhất trong việc xây dựng các trạm điện gió xa bờ là đưa các kết cấu nền móng bằng thép xuống đáy biển để dựng các cột tháp có gắn các tuabin khổng lồ với các cánh quạt rộng hơn sải cánh máy bay Airbus A380. Chi phí xây dựng các trạm năng lượng gió xa bờ tốn kém hơn các trạm điện gió trên đất liền nhưng bù lại, chúng có thể tận dụng được không gian rộng rãi cũng như các nguồn gió mạnh hơn và liên tục.

Trong khi điện mặt trời được dự báo là nguồn năng lượng tái tạo tăng trưởng nhanh nhất trong năm năm tới, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho rằng công suất điện gió xa bờ sẽ tăng gấp ba vào năm 2021 so với hiện nay. Triển vọng tăng trưởng của điện gió xa bờ đặc biệt hấp dẫn ở các khu vực như Bắc Âu, nơi ánh nắng ít hơn các nơi khác. Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ cũng đang chuẩn bị đặt cược vào điện gió xa bờ khi chi phí đầu tư ngày càng giảm xuống.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Bữa sáng Sài Gòn: Đổi vị với món ốc của dì...

0
(SGTT) - Ngoài các món phở, hủ tiếu, bánh canh... thực khách hãy thử đổi vị bữa sáng bằng một chầu ốc gồm nhiều...

Gợi ý 4 kiểu trang điểm nhẹ nhàng đi chơi cuối...

0
(SGTT) - Cuối tuần là dịp mà nhiều cô nàng dành thời gian cho những cuộc hẹn hay xuống phố dạo chơi. Một chút...

Nhiều người ngại sinh con: ‘báo động đỏ’ cho nguồn cung...

0
(SGTT) - Tỷ lệ sinh bắt đầu giảm trong bối cảnh dân số ngày một già đi khiến các nhà lãnh đạo lo ngại...

Ghé ‘xứ Tiên’ thăm làng cổ Lộc Yên

0
(SGTT) - Làng cổ Lộc Yên thuộc xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, gây ấn tượng với du khách bởi những...

Trưa cuối tuần thử lẩu vịt om măng

0
(SGTT) – Với vị chua thanh đặc trưng từ măng, hòa quyện cùng vị ngọt thịt vịt, lẩu vịt om măng hứa hẹn mang...

Đến Gia Lai ngắm những ‘ô màu’ vàng xanh trên ruộng...

0
(SGTT) – Ngoài miền Bắc, thì ít ai nghĩ rằng đại ngàn Tây Nguyên cũng được “điểm xuyết” bởi những thửa ruộng bậc thang...

Kết nối