Thứ Ba, Tháng Ba 19, 2024

Phi công – chi phí học nghề là gánh nặng

(SGTT) – Muốn cho con đi học nghề phi công, gia đình phải chuẩn bị một khoản học phí từ 2 đến 3 tỉ đồng, chưa kể các khoản chi phí phát sinh. Do đó, dù phi công là nghề đang cần thêm nhân lực và mang lại thu nhập cao nhưng khoản đầu tư lớn để học tập trở thành rào cản với nhiều người.

Phi công là công việc hấp dẫn với nhiều bạn trẻ vì có mức lương cao và có cơ hội đi đến nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, để đảm đương được công việc này, các học viên phải trải qua quá trình đào tạo vô cùng gian nan và cũng tốn kém không ít.

Các điều kiện cần thiết

Hình thể và hồ sơ sức khỏe tốt là tiêu chí bắt buộc cần có khi đăng ký tham gia các khóa đào tạo phi công.

Cụ thể, thí sinh tham gia xét tuyển phải ở độ tuổi 18-33, nam có chiều cao từ 1,65m, cân nặng 54 kg và tiêu chuẩn hình thể tương ứng với nữ là 1,60m và 48kg. Theo yêu cầu xét tuyển của trường Bay Việt (Viet Flight Tranning), giấy chứng nhận sức khỏe – đạt tiêu chuẩn sức khỏe phi công dân dụng theo quy định của Cục Hàng không Việt Nam – phải do Cục Hàng không Việt Nam cấp. Ngoài ra, hồ sơ xét tuyển phải thông qua đơn vị chuyên ngành.

Về học vấn, các trường đào tạo phi công chỉ cần thí sinh nộp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông. Trường Bay Việt không yêu cầu xét điểm thi cao đẳng hay đại học nhưng nếu có bằng tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng là có thể đăng ký học nghề phi công. Các trung tâm đào tạo phi công nước ngoài có văn phòng tại Việt Nam cũng chỉ yêu cầu có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.

Điểm quan trọng khi đăng ký học lái máy bay dân dụng là phải có trình độ tiếng Anh phù hợp với yêu cầu của từng trung tâm đào tạo phi công. Ví dụ, Bay Việt thông báo thí sinh tham gia xét tuyển phải có chứng chỉ tiếng Anh giao tiếp quốc tế TOEIC (Test of English for International Communication) 550 điểm trở lên hoặc chứng chỉ tương đương; một số trường cũng yêu cầu chứng chỉ IETLS (International English Language Testing System – hệ thống kiểm tra tiếng Anh quốc tế) 5.5 hoặc TOEFL iBT (Test of English as a Foreign Language – chứng chỉ tiếng Anh như là ngoại ngữ) 71 điểm trở lên và còn hiệu lực.

Bên cạnh đó, thí sinh sẽ phải đáp ứng một số tiêu chí khác như khả năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng quản lý phi hành đoàn nếu hướng tới mục tiêu trở thành cơ phó hay cơ trưởng. Thí sinh sẽ phải trải qua các vòng sơ tuyển về thi tiếng Anh với các kỹ năng nghe nói, đọc; phỏng vấn trực tiếp bằng tiếng Anh, khảo sát tố chất thí sinh trên máy tính, gồm năng khiếu bay, tiềm năng của một phi công…

Người học nghề phi công, nếu không được tài trợ hoặc nhận học bổng, sẽ phải bỏ ra từ 2,3 đến 2,8 tỉ đồng học phí. Nếu học ở trung tâm đào tạo trong nước sẽ tiết kiệm được khoản tiền ăn ở còn học ở nước ngoài sẽ phải tốn thêm mức chi phí này.

Bù lại mức lương tháng cho phi công là cao, bắt đầu từ khoảng 2.000 đô la Mỹ (tương đương 46,5 triệu đồng) cho phi công mới vào nghề. Phi công có kinh nghiệm, đảm nhiệm vị trí cơ trưởng có mức lương tháng khoảng 10.000 đô la Mỹ (khoảng 240 triệu đồng). Nếu có thể xin việc ở các hãng bay của Trung Đông, mức lương trung bình sau thuế (gồm lương cứng, phụ cấp nhà ở, phụ cấp bay) của phi công có thể từ 371 triệu đến 460 triệu đồng/tháng. Ở Trung Quốc, nơi ngành hàng không đang phát triển bùng nổ, thiếu phi công nghiêm trọng, các hãng bay mời chào phi công nước ngoài bằng mức lương sau thuế trung bình 650 triệu đồng/tháng. Có hãng sẵn sàng trả lương sau thuế 500.000 đô la Mỹ/năm (11,6 tỉ đồng) để tuyển phi công giỏi.

Những điểm cần lưu ý khi chọn trường

Khi đáp ứng được các điều kiện cần thiết để đăng ký học nghề, người học sẽ dành thời gian để nghiên cứu kỹ nơi mình sắp xin vào học nghề phi công. Trên thực tế việc chọn lọc không kỹ nơi học đã dẫn đến những điều rắc rối khôn lường. Ví dụ, đăng ký vào học ở một trường đào tạo phi công – nơi chưa được cơ quan quản lý hàng không cấp giấy phép huấn luyện bay hoặc giấy phép này… sắp hết hạn. Đã có trường hợp chọn học nghề phi công ở nước ngoài nhưng người học lại đăng ký nhầm trường không đủ điều kiện. Hoặc có trường hợp, trường nước ngoài không có loại giấy phép huấn luyện được Việt Nam công nhận. Vì vậy, người học dù đã tốt nghiệp vẫn không thể làm nghề phi công tại Việt Nam.

Để tránh những sai lầm như vậy, người muốn học nghề phi công cần khảo sát cẩn thận điều kiện học tập, giấy phép huấn luyện phi công… của các trường đào tạo phi công. Nếu trường đó có liên kết với hãng hàng không trong nước như Vietnam Airlines hoặc VietJet là tốt nhất. Theo học các trường này, học viên vừa được bảo đảm có việc làm sau khi ra trường, vừa chắc chắn về tính hợp pháp của loại giấy phép huấn luyện phi công.

Hiện tại, đối với các trường đào tạo phi công trong nước, chỉ có trường Bay Việt có giấy phép chính thức huấn luyện phi công. Đây cũng là trường đào tạo phi công dân dụng duy nhất tại Việt Nam được Cục Hàng không Việt Nam phê chuẩn, với lộ trình huấn luyện rõ ràng theo chuẩn EASA (khu vực châu Âu).

Bên cạnh đó, Tập đoàn Vingroup cũng công bố thành lập Trường Đào tạo nhân lực kỹ thuật cao ngành Hàng không Vinpearl Air trong đó có tuyển dụng và đào tạo phi công. Đây sẽ là cơ sở đào tạo phi công, nhân sự chuyên ngành hàng không phục vụ cho hãng hàng không Vinpearl Air trong tương lai. Giữa tháng 8 vừa qua, Vinpearl Air đã chính thức tuyển sinh khóa 1 với số lượng học viên phi công dự kiến là 400. Học viên trúng tuyển sẽ được đào tạo trong 26 tháng, có cơ hội để học liên thông lên cao ở chuyên ngành quản trị hàng không và được đảm bảo việc làm sau tốt nghiệp. Ngoài ra, học viên còn được tham gia chương trình hỗ trợ học phí, với mức hỗ trợ tối đa lên đến 50.000 đô la Mỹ/người (1,2 tỉ đồng) và được ngân hàng hỗ trợ cho vay tới 75% gói học phí.

Minh Chí

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Cô giáo tiểu học ‘phượt’ hơn 1000km khám phá Cao Bằng

0
(SGTT) - Ở chuyến "phượt" xe máy thứ hai trong đời, cô giáo Ngọc Lan, đến từ Hà Nội, đã có hành trình 3...

The New York Times gợi ý 7 quán cà phê ngon...

0
(SGTT) - Phóng viên của tờ The New York Times đã đi khắp TPHCM để tìm ra những quán cà phê có hương vị...

Kèn hồng bắt đầu khoe sắc ở trung tâm TPHCM

0
(SGTT) – Thời điểm này, một số cây kèn hồng trên tuyến đường Hàm Nghi (quận 1, TPHCM) bắt đầu khoe sắc hoa. Con...

Giá vé máy bay tăng nhưng doanh nghiệp hàng không vẫn...

0
(SGTT) - Theo Bộ Tài chính, giá vé máy bay tăng nhưng các công ty kinh doanh dịch vụ hàng không vẫn lỗ. Hiện...

Khung cảnh suối Tía lọt top 10 bức ảnh đẹp nhất...

0
(SGTT) - Bức ảnh chụp từ trên cao tại Suối Tía, thành phố Đà Lạt, của tác giả Nguyễn Khánh Vũ Khoa được chọn...

Nghiên cứu mở rộng cao tốc TPHCM-Trung Lương-Mỹ Thuận

0
(SGTT) - Bộ Giao thông Vận tải đang nghiên cứu phương án đầu tư mở rộng toàn tuyến cao tốc TPHCM-Trung Lương-Mỹ Thuận theo...

Kết nối