Thứ Ba, Tháng Năm 14, 2024

Ra ngoài không hẳn vì bên trong yếu

Hồng Ngọc –

Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch kiểm tra thông tin “người Việt Nam chi 7-8 tỉ đô la Mỹ mỗi năm đi du lịch nước ngoài”. Rồi đây, các cơ quan quản lý sẽ có những thông tin phân tích nguyên nhân người dân trong nước đi du lịch nước ngoài ngày một nhiều. Nhưng lâu nay, khi nói tới câu chuyện này, nhiều người cho rằng bên cạnh nhu cầu tìm hiểu, khám phá đất nước, con người quốc gia khác thì còn có lý do là du lịch trong nước thiếu sức hấp dẫn.

Theo Hiệp hội Du lịch Việt Nam, năm ngoái có khoảng 6,5 triệu lượt người Việt Nam đi du lịch nước ngoài, chi tiêu 7-8 tỉ đô la. Bình quân mỗi người chi 1.230 đô la và con số này tăng khoảng 15% so với năm 2015.

Một khảo sát thị trường qua mạng của một tổ chức vào năm ngoái cho biết Singapore đứng đầu danh sách các quốc gia người Việt đi du lịch, kế đến là Campuchia, Nhật Bản, Thái Lan, Mayaysia, Hàn Quốc, Mỹ… Nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ coi Việt Nam là thị trường tiềm năng nên đã mở văn phòng xúc tiến du lịch. Một số điểm đến như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản đã ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc của khách du lịch Việt Nam. Còn với các công ty du lịch, cứ mùa hè hay mùa tết thì nhiều tour du lịch nước ngoài kín chỗ. Nguyên nhân thường được cho là nước ngoài có giá tour rẻ, dịch vụ chất lượng, nhiều chương trình vui chơi, giải trí, mua sắm, cộng với mong muốn khám phá nền văn hóa khác biệt.

Theo một số chuyên gia trong ngành, du lịch nội địa vẫn tăng trưởng tốt nên không thể cho rằng dịch vụ du lịch trong nước kém. Theo họ, thu nhập tăng là lý do chính thúc đẩy tăng trưởng du lịch cả trong và ngoài nước. Một nghiên cứu của Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen cho thấy có tới 38% người Việt Nam dùng tiền nhàn rỗi để đi du lịch.

Lý do thứ hai là các doanh nghiệp trong ngành du lịch đang tận dụng tối đa Internet và điện thoại thông minh để kích thích nhu cầu đi du lịch, nhất là nước ngoài. Đại diện Google Asia Pacific dẫn số liệu của Google cho biết, 90% người dùng điện thoại thông minh tại Việt Nam có độ tuổi từ 30 trở xuống và mức độ tìm kiếm thông tin du lịch khá cao. Tới 48% người dùng điện thoại thông minh tìm thông tin về khách sạn, 42% tìm thông tin về các chuyến bay. Ở Mỹ, tỷ lệ này chỉ ở con số 18% cho cả hai.

Theo khảo sát của Nielsen, dịch vụ du lịch là sản phẩm đứng hàng thứ 4 trong nhóm sản phẩm được người Việt Nam chi tiêu nhiều nhất trên thương mại điện tử, sau thời trang, sản phẩm giải trí và mỹ phẩm.

Một chi tiết khá thú vị là có chuyên gia cho rằng, chính sự ra đời của các hãng hàng không giá rẻ, đi kèm là nhiều điểm đến hơn đã phần nào kích thích nhu cầu du lịch nước ngoài. Trước kia, giá vé máy bay chiếm tỷ lệ cao trong giá tour, nay đã giảm xuống nhờ hàng không giá rẻ, khiến khách du lịch chọn đi nước ngoài nhiều hơn.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Đi thuyền buồm ngắm cảnh đôi bờ sông Nile tại Aswan,...

0
(SGTT) – Đi thuyền buồm ngắm cảnh đôi bờ sông Nile là trải nghiệm được nhiều du khách yêu thích khi đến thành phố...

Bảy đóa sen ‘nở’ trên sông Hương mừng Đại lễ Phật...

0
(SGTT) - Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản năm 2024 tỉnh Thừa Thiên Huế vừa hạ thủy bảy hoa sen giữa dòng sông...

Nhiều nước bắt đầu đánh thuế xe điện

0
(SGTT) - Các nhà hoạch định chính sách trên toàn cầu đang triển khai các loại thuế phí mới đối với xe điện. Động...

Dự kiến tháng 6 chọn xong nhà thầu trạm dừng cao...

0
(SGTT) - Theo kế hoạch, 8 trạm dừng trên cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020 mở thầu vào...

Hơn 90.000 chứng chỉ ngoại ngữ cấp sai quy định của...

0
(SGTT) - Theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các chứng chỉ tiếng Anh Aptis và IELTS cấp sai quy...

Toàn cảnh depot Long Bình với góc nhìn từ trên cao

0
(SGTT) - Depot Long Bình nằm tại thành phố Thủ Đức, có diện tích trên 20 hec-ta. Đây là trung tâm điều khiển và...

Kết nối