Thứ Ba, Tháng Năm 14, 2024

Đề xuất thu phí thoát nước 1.800-2.000 đồng/m3

Văn Nam – 

Dự kiến trong năm 2018 này, người dân tại TPHCM có thể sẽ phải trả phí dịch vụ thoát nước, với mức thu ban đầu là 1.800-2.000 đồng cho mỗi mét khối nước sạch sử dụng của mỗi hộ gia đình, cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp.

Một nguồn tin cho biết, dự kiến trong tháng 1 này, Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước sẽ trình UBND TPHCM đề án thu phí dịch vụ thoát nước đối với nước sạch. Nếu chính quyền thành phố thông qua, loại phí mới này sẽ được áp dụng từ tháng 3-2018.

Mức thu ban đầu vào khoảng 1.800-2.000 đồng/m³. Tuy nhiên, đơn vị đề xuất còn phải lấy ý kiến góp ý của các sở ngành và nhận phản biện từ nhiều phía trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt mức thu cuối cùng.

Đơn vị này cho hay, với việc áp dụng thu phí dịch vụ thoát nước nói trên, mỗi năm ngân sách thành phố có thêm 1.200-1.400 tỉ đồng. Khoản thu này sẽ dùng để chi trả cho các dịch vụ thu gom, vận hành, bảo trì hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt của thành phố.

Dự kiến mức thu sẽ tăng dần theo từng năm, theo nguyên tắc người gây ô nhiễm nhiều sẽ phải trả tiền nhiều. Nghĩa là người sử dụng càng nhiều nước sạch sẽ trả nhiều tiền hơn cho chi phí xử lý nước thải sinh hoạt.

Khi áp dụng phí dịch vụ thoát nước, thành phố sẽ không thu thuế bảo vệ môi trường đối với nước sạch. Hiện tại, thuế này đang được áp ở mức 10% giá nước sạch sinh hoạt.

Trong thời gian vừa qua, việc kêu gọi đầu tư đối với các dự án xử lý nước thải ở TPHCM gặp nhiều khó khăn, phần lớn là do nhà đầu tư thiếu vốn, không mặn mà với các dự án thoát nước do thiếu chính sách về phí để thu hồi vốn.

Hiện nay, TPHCM chỉ có một nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt đang vận hành là nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng với công suất 141.000 m³/ngày. Theo quy hoạch, TPHCM sẽ có khoảng bảy nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt. Hiện nay đang có khoảng 10 nhà đầu tư trong và ngoài nước đăng ký tham gia đầu tư các dự án xử lý nước thải sinh hoạt tại TPHCM.

Theo các chuyên gia môi trường, hiện tổng lượng nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý của cả thành phố thải ra kênh rạch mỗi ngày là trên 1,2 triệu m³. Do chưa có đầy đủ hệ thống xử lý nên phần lớn nước thải chưa xử lý khu vực nội thành được thải thẳng ra các kênh rạch, đổ ra sông Sài Gòn và trôi dần về phía hạ lưu là sông Đồng Nai.

Số liệu từ Tổng công ty cấp nước Sài Gòn (Sawaco) cho thấy, TPHCM đã đạt chỉ tiêu 100% hộ dân có nước sạch với tổng công suất phát nước bình quân mỗi ngày của các nhà máy nước khoảng 1,8 triệu m³/ngày, công suất tối đa có thể lên 2,4 triệu m³/ngày.

Theo yêu cầu của UBND thành phố, ngoài giá dịch vụ thoát nước dự kiến sẽ được áp dụng thu trong năm nay, thành phố cũng đang tính đến các phương án thu phí trông giữ xe trên lòng lề đường, vỉa hè tại khu trung tâm, phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng và tiện ích công cộng khu vực cửa khẩu cảng biển thành phố, phí ô tô vào trung tâm thành phố, thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng xa xỉ.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Đi thuyền buồm ngắm cảnh đôi bờ sông Nile tại Aswan,...

0
(SGTT) – Đi thuyền buồm ngắm cảnh đôi bờ sông Nile là trải nghiệm được nhiều du khách yêu thích khi đến thành phố...

Bảy đóa sen ‘nở’ trên sông Hương mừng Đại lễ Phật...

0
(SGTT) - Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản năm 2024 tỉnh Thừa Thiên Huế vừa hạ thủy bảy hoa sen giữa dòng sông...

Nhiều nước bắt đầu đánh thuế xe điện

0
(SGTT) - Các nhà hoạch định chính sách trên toàn cầu đang triển khai các loại thuế phí mới đối với xe điện. Động...

Dự kiến tháng 6 chọn xong nhà thầu trạm dừng cao...

0
(SGTT) - Theo kế hoạch, 8 trạm dừng trên cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020 mở thầu vào...

Hơn 90.000 chứng chỉ ngoại ngữ cấp sai quy định của...

0
(SGTT) - Theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các chứng chỉ tiếng Anh Aptis và IELTS cấp sai quy...

Toàn cảnh depot Long Bình với góc nhìn từ trên cao

0
(SGTT) - Depot Long Bình nằm tại thành phố Thủ Đức, có diện tích trên 20 hec-ta. Đây là trung tâm điều khiển và...

Kết nối