Thứ Ba, Tháng Năm 14, 2024

Bác sĩ cần ứng xử khéo léo

Trần Thái Học (Bến Tre) –

Đầu năm 2016, chị tôi đến một bệnh viện lớn ở TPHCM khám bệnh và làm những thủ tục xét nghiệm về khối u bên ngực phải của chị. Khi chị bước ra khỏi phòng bác sĩ, chị khóc như mưa và sau đó thì ngất xỉu. Suốt đoạn đường từ thành phố về quê, nước mắt chị cứ trào ra.

Những ngày tiếp theo, chị không ăn uống đến độ sụt cân nhanh, người gầy rạc thấy rõ. Vì lẽ đó mà những lần xạ trị đều phải hoãn lại vì thiếu máu, sức khỏe kém. Cũng may là lịch điều trị vẫn còn nằm trong giai đoạn 2, nếu chuyển qua giai đoạn 3 chắc còn mệt thêm.

Cạnh nhà tôi, chủ nhân là một ma men có tiếng. Ông ta nghiện rượu đến độ một ngày phải có ít nhất uống một cữ rượu trong bữa ăn. Đầu năm 2017 vừa qua, tôi giật mình khi thấy một người béo tốt như ông lại gầy trơ xương. Hỏi thăm mới biết ông đến một cơ sở y tế ở quận 10 xét nghiệm và sau đó thì sụt cân luôn.

Nguyên nhân là bác sĩ nghi ngờ sức khỏe có vấn đề, yêu cầu xét nghiệm máu đến hai lần trong ngày và cuối cùng thì bác sĩ thông báo ông có dấu hiệu ung thư gan. Dù không khóc nhưng ông khụy gối xuống đất như là cách biểu hiện dấu chấm hết về cuộc đời mình. Từ đó trở đi, ông ít ăn, ít nói, giống như người mất hồn.

Tôi cho là các bác sĩ đó ứng xử chưa thật sự khéo léo khi thông báo với những bệnh nhân mang trọng bệnh như hai câu chuyện tôi vừa nêu. Lẽ ra, với những căn bệnh nan y như ung thư, HIV, bác sĩ nên tìm cách thông báo kết quả cho bệnh nhân biết theo một cách nào đó để không làm họ bị sốc. Tất nhiên bác sĩ không thay đổi kết quả xét nghiệm nhưng trong những trường hợp thế này thì không nên nói ra trực tiếp mà có thể gặp hoặc liên lạc với người nhà bệnh nhân thông báo kết quả bệnh án và nhờ họ tìm cách lựa lời nói sao cho bệnh nhân không hụt hẫng.

Người bệnh cần có thời gian (dù chỉ vài phút) để chuẩn bị tinh thần trước khi đối diện với sự thật rằng mình bệnh nan y hoặc sắp lìa đời.

Thường thì người bệnh thấy lo lắng cả trước và sau khi được khám bệnh. Ở giai đoạn chuyển tiếp, tức đang ngồi chờ kết quả với người thân, bệnh nhân luôn hoang mang, lo lắng về bệnh tình của mình, khi mà những nghi ngờ về sức khỏe cứ ám ảnh từng giây. Và ai cũng hy vọng mình sẽ không mắc phải căn bện nan y. Nếu sự thật phũ phàng diễn ra quá đường đột, tất nhiên người bệnh không tránh khỏi trạng thái tuyệt vọng.

Theo tôi một vị bác sĩ thì ngoài giỏi về chuyên môn cần có tâm ý tốt lành, biết nhã nhặn, khéo léo nhằm nâng đỡ về tinh thần cho bệnh nhân, nhất là những người không may bị bệnh nan y.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Cách chăm sóc bàn tay khô và nứt nẻ tại nhà

0
(SGTT) - Tình trạng sức khỏe, thời tiết, thói quen sinh hoạt... là những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng da tay...

Những thông tin thú vị về cơm tự chín

0
Gần đây, một doanh nghiệp Việt cho ra mắt thị trường sản phẩm cơm tự chín với mức giá dự kiến từ 100.000 -...

Hiểu hơn về tác dụng của rau húng quế

0
Là loại rau gia vị thường xuyên có trong các món Việt, húng quế vừa giúp hương vị món ăn thêm đặc sắc, vừa...

Trưa nay ăn gì: Thanh ngọt salad rau diếp cá thịt...

0
(SGTT) – Trong ẩm thực Việt, diếp cá là loại rau khá quen thuộc và phổ biến với người nội trợ. Theo đó, loại...

Một ngày dạo quanh ‘phố đàn’ trên đường Nguyễn Thiện Thuật

0
(SGTT) – Đường Nguyễn Thiện Thuật (quận 3, TPHCM) được mệnh danh là “phố đàn” hay “phố guitar”… bởi nơi đây tập trung hàng...

Đi thuyền buồm ngắm cảnh đôi bờ sông Nile tại Aswan,...

0
(SGTT) – Đi thuyền buồm ngắm cảnh đôi bờ sông Nile là trải nghiệm được nhiều du khách yêu thích khi đến thành phố...

Kết nối