Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024

Những lợi ích mang lại từ mô hình tuần hoàn rác thải

(SGTT) – Từ Hội thảo “Phát triển du lịch bền vững Quảng Nam 2019 – Du lịch không rác thải nhựa” do Hiệp hội Du lịch Quảng Nam khởi xướng đã tạo cảm hứng, truyền tải thông điệp và đặt viên gạch đầu tiên cho phát triển du lịch xanh trong tương lai của ngành du lịch Quảng Nam. Từ đó, thúc đẩy giải pháp phát triển chuỗi giá trị sản phẩm du lịch xanh – bền vững trong mô hình tuần hoàn vì lợi ích kinh tế.
Du khách đang xem và trải nghiệm làm một sản phẩm tái chế.

Sự thay đổi từ mô hình kinh tế tuyến tính hay kinh tế tái sử dụng sang kinh tế tuần hoàn cần có sự thích nghi, dám thay đổi, sự bền chí và kiên định để kiến tạo hướng đi mới, tạo hấp lực đối với dòng khách du lịch chất lượng cho doanh nghiệp, cho điểm đến ngay khi dịch kết thúc.

Kinh tế tuần hoàn có thể áp dụng bao trùm tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội. Nhưng đối với mục tiêu phát triển du lịch xanh, bền vững, trước hết sẽ là giải pháp và kế hoạch thực thi tuần hoàn rác để giảm thiểu rác thải nhựa, tái chế – tuần hoàn giảm thiểu phát thải ra môi trường và đó cũng là trách nhiệm xã hội của mỗi công dân, của mỗi doanh nghiệp.

Tình nguyện viên người nước ngoài sử dụng chai nhựa bỏ đi để tái chế thành những dụng cụ có thể trồng hoa. Ảnh: Nguyễn Thị Quỳnh Anh

Sản phẩm du lịch đặc sắc

Khi những di sản văn hóa – lịch sử dần trở thành lối mòn quen thuộc, cùng với sự phát triển nhận thức về môi trường và xu hướng du lịch có trách nhiệm, du khách dành sự quan tâm đến du lịch trải nghiệm, du lịch thiên nhiên, tham quan và hòa nhập vào hoạt động nông nghiệp hữu cơ theo mô hình tuần hoàn hay trải nghiệm hoạt động phân loại, tái chế rác thải nhà bếp.

Từ những hoạt động này, du khách cảm nhận rằng, họ đã đóng góp phần trách nhiệm của mình đối với môi trường, và như thế họ cảm thấy như hoạt động của họ có ý nghĩa hơn, hạnh phúc hơn.

Sử dụng rác sinh hoạt hữu có để tái chế. Trong ảnh là một tour của EMIC Travel đưa khách đi xem quy trình về tái chế rác.

Ngoài các sản phẩm du lịch từ mô hình tuần hoàn rác thải tiêu biểu đang được thu hút của The Field Restaurant & bar, Silk Sense Hoi An River Resort, La Siesta Hoi An Resort & Spa, Hội An Chic Villa, Kybimơ Garden, Heal Organic Farm…, hiện đã có nhiều sản phẩm du lịch xanh – kinh tế tuần hoàn đang hứa hẹn sự thành công cho hướng đi bền vững.

Có thể kể đến như làng Thanh Đông – Nông nghiệp hữu cơ; làng Du lịch cộng đồng Gò Nổi, An Nhiên farm: Tái chế rác thải du lịch thành sản phẩm thông dụng của đời sống; An Farm: Sản phẩm thảo mộc vì sức khỏe (chuỗi tuần hoàn từ nguyên liệu đến thành phẩm); Coco Casa với sản phẩm điêu khắc quà tặng du lịch được tái chế từ rác thải biển; Sea’lavie Boutique Resort & Spa với sản phẩm của shop Refill by Sea’lavie,  EMIC Travel: tour du lịch xanh tuần hoàn và tái chế…

Các bé nhỏ được tìm hiểu về quy trình tái chế rác và tận tay thực hiện như một cách thiết thực góp phần bảo vệ môi trường thêm xanh, sạch.

Theo ông Lê Hoàng Hà, Giám đốc Công ty TNHH EMIC Travel, tuần hoàn rác thải là nhân tố cốt lõi, một mắc khâu quan trọng trong chuỗi hoạt động nông nghiệp hữu cơ hay sinh hoạt đời sống hằng ngày. Tuần hoàn rác thải được nâng tầm giá trị thành sản phẩm tour “xanh” đang được ưa chuộng từ nhiều lứa tuổi, kể cả du khách quốc tế và cha mẹ học sinh.

“Chúng tôi muốn đưa du khách vào hành trình trả lại tự nhiên những gì vốn có của nó. Là câu chuyện về văn hóa nông nghiệp hữu cơ truyền thống, về quy luật tuần hoàn của tự nhiên, của rác thải- nơi họ tìm thấy đóng góp của mình vào hành động bảo vệ môi trường và cân bằng cuộc sống”, ông Hà nói.

Nhóm học sinh huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế tham quan, thực hành làm nước rửa sinh học. Ảnh: Nguyễn Thị Quỳnh Anh

Mô hình giáo dục tự nhiên, kích thích sự sáng tạo và hướng tới hạnh phúc

Chúng ta có nhiệm vụ sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên hữu hạn của trái đất và đóng góp vào việc tạo ra một xã hội bền vững theo định hướng tuần hoàn và tái chế. Du lịch tạo điều kiện “va chạm” nhanh nhất, trực tiếp nhất với con người mà trước khi đặt dịch vụ họ đã xác nhận một trạng thái hứng thú rất nhân bản.

Do đó, sự trải nghiệm sản phẩm du lịch tuần hoàn rác thải – sản phẩm tái chế không chỉ là sự thay đổi về thế giới quan, về nhận thức đối với môi trường mà còn là “một chuyến” thực hành, góp phần thay đổi thái độ ứng xử và hành động đối với tự nhiên, với môi trường sống.

Tour giáo dục môi trường- tuần hoàn rác cho học sinh tại The Heal Farm.

Những việc làm từ rác, phế phẩm như phân loại rác thải nhựa để tái chế thông qua trạm phục hồi tài nguyên hay tái sử dụng, tái sinh rác thải biển thành sản phẩm quà tặng du lịch, phân loại rác hữu cơ để tạo enzim làm nước rửa đa năng gia dụng hay ủ phân hữu cơ, phân trùn quế đưa vào chu trình nông nghiệp tuần hoàn, tái chế dầu ăn thừa thành xà phòng… sẽ là hành động giản đơn, thú vị chuyển thải thông điệp giáo dục về môi trường một cách tự nhiên nhất.

Việc khai thác tour “một ngày ở trang trại” tại The Heal Farm organic trong thời gian qua đã cho thấy gắn kết những đứt gãy trong liên hệ giữa các em học sinh với môi trường tự nhiên thông qua hoạt động trải nghiệm trồng trọt tại trang trại hữu cơ và mô hình tuần hoàn rác. Thể nghiệm đó sẽ trở thành thói quen tự nhiên và sự vui thú cho các em trong hành động bảo vệ môi trường.

Các bạn nhỏ đang tham gia một tour về tuần hoàn rác thải.

Áp dụng mô hình tuần hoàn rác trong doanh nghiệp du lịch cũng là động thái tạo cơ hội cho nhân viên thực hành lối sống “xanh” trong hoạt động nghề nghiệp của họ. Khi có sự đồng đều trong nhận thức và hành động của nhân sự đối với môi trường, tuần hoàn rác kích thích năng lực sáng tạo cho sản phẩm tái chế.

Những bánh xà phòng tái chế từ dầu ăn thừa, những lọ nước rửa đa năng từ “trạm đong đầy” được du khách khắc lên những thông điệp sẻ chia truyền cảm hứng đến cộng đồng. Những món ăn tái chế từ phần dư bóc tách thực phẩm được thổi hồn vào đó sự sáng tạo và tính nhân văn của những đầu bếp, đã tạo sự bất ngờ, ấn tượng, thu hút thực khách.

Theo anh Phạm Tới, bếp trưởng The Field Restaurant & bar: “Chúng tôi tạo ra món nước sốt đặc biệt được làm từ phần dư củ quả trong nhà bếp, hay “món ăn rác” được làm từ vỏ củ quả cũng có mặt trong menu thực đơn của nhà hàng. Mọi người ở đây cũng như thực khách của chúng tôi, mỗi người luôn có những cách sáng tạo của họ để thực hành rác và giảm thiểu phát thải ra môi trường”.

Món nước sốt tái chế của The Field restaurant.

Các cơ sở kinh doanh từ lâu đã góp mặt tác động và để lại dấu chân sinh thái, gây ra các vấn đề về ô nhiễm không khí, nguồn nước, tác động đến tính đa dạng sinh học… làm ảnh hưởng sinh kế và sức khỏe cộng đồng. Do đó nhận thức các vấn đề về rác và thực hành tuần hoàn rác là một sự đóng góp trách nhiệm với môi trường và tài nguyên của trái đất.

Việc tôn trọng nguyên tắc khai thác có giới hạn, tôn tạo, bảo tồn tài nguyên và thực hành quy luật tuần hoàn của tự nhiên sẽ góp phần thừa nhận vai trò, ý nghĩa cuộc sống của mỗi người. Bắt đầu từ những điều đơn giản bởi rác và tuần hoàn rác thải trong đời sống và hoạt động doanh nghiệp, mỗi cá nhân tìm lại chính mình trong quy luật tuần hoàn của tạo hóa.

Sản phẩm tái chế từ rác thải biển của Coco Casa.

Dấu ấn của mỗi người trong hành trình nâng tầm giá trị của tài nguyên rác, sẽ mang lại trạng thái hài hòa, cân bằng giữa cá nhân với môi trường xung quanh. Thỏa mãn điều này, mỗi người cảm thấy hạnh phúc…

Ông Phan Xuân Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Quảng Nam, cho biết hiệp hôi đang mong muốn xây dựng chỉ số hạnh phúc doanh nghiệp và sẽ áp dụng thí điểm trong doanh nghiệp du lịch ở Quảng Nam.

“Việc đưa chủ đề Bảo tồn và đa dạng sinh thái vào tiêu chí hạnh phúc, trong đó có mô hình tuần hoàn rác thải là một chỉ số quan trọng. Bởi tôi tin rằng việc thực hành mô hình tuần hoàn rác thải trong mỗi doanh nghiệp hay mỗi gia đình là sự thừa nhận đóng góp cho môi trường sống, liên kết cá nhân với tự nhiên, như vậy sẽ mang lại sự hạnh phúc cho mỗi người”, ông Thanh nói.

Một trong những sản phẩm được tái chế từ rác thải tại shop Refill by Sea’lavie.

Cũng theo ông Thanh, phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn về rác thải và tái chế thành sản phẩm du lịch thuộc phạm vi định hướng du lịch xanh – bền vững của Hiệp hội Du lịch Quảng Nam.

Bên cạnh sự thừa nhận đóng góp, chung tay của cộng đồng doanh nghiệp đối với trách nhiệm môi trường, bảo tồn đa dạng sinh thái thì mô hình này cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, gia tăng doanh số, nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống cho nhân sự để đạt đến chỉ số hạnh phúc doanh nghiệp.

Vào lúc 14:30, thứ Năm, ngày 19-8, trên fanpage của Sài Gòn Tiếp Thị và fanpage của Đài Truyền hình Hậu Giang, sẽ bắt đầu chương trình livestream Chat với doanh nhân du lịch có chủ đề Tuần hoàn rác – khó mà dễ.Đây là chương trình do Sài Gòn Tiếp Thị cùng Sáng kiến Điểm đến an toàn thực hiện và nằm trong loạt nội dung “Họ sống thế nào trong đại dịch” của Tạp chí Kinh tế Sài Gòn, có sự đồng hành phát trên kênh fanpage của Đài Truyền hình Hậu Giang.Trong chương trình này, ban tổ chức mời anh Phan Xuân Thanh, Chủ tịch Emic Hospitality – doanh nhân ươm mầm và lan tỏa kinh tế tuần hoàn trong nhiều năm qua tại Quảng Nam, làm người dẫn chuyện (Moderator).Và khách mời là chị Vũ Mỹ Hạnh, Quản lý dự án “Doanh nghiệp Giảm rác thải hướng tới Hội An – Điểm đến Xanh” và chị Nguyễn Thị Quỳnh Anh, chủ nhân của Huế Eco Homestay – nơi vật dụng trang trí nội thất và đồ dùng được tái chế từ vật dụng cũ.Cùng với anh Nguyễn Trung Châu, Trưởng đại diện Văn phòng miền Trung của nhóm báo Kinh tế Sài Gòn – chủ trì phòng Zoom sẽ chia sẻ về những “bí quyết” tuần hoàn rác mà mọi người có thể áp dụng dễ dàng, đặc biệt là trong ngành du lịch để phục vụ cho xu hướng du lịch xanh sau đại dịch.

Nguyễn Phúc Hoàng Tuyên

Chánh Văn phòng Hiệp hội Du lịch Quảng Nam

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Mới nhất

Trải nghiệm trekking, cắm trại trên đồi cỏ Phước Bình

(SGTT) - Nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Ninh Thuận, Vườn quốc gia Phước Bình (huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận) nổi tiếng với những đồi cỏ xanh mướt, trập trùng, kéo dài mênh mông. ‘Mùa cỏ cháy’ trên cung đường trekking Tà Năng – Phan Dũng Trekking khám...

Kích cầu du lịch nội địa dễ ‘mất đà’ khi vé máy bay chưa hạ nhiệt

(SGTT) - Mùa hè 2024 sắp đến, du lịch quí 1 có nhiều khởi sắc, tăng tưởng so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên vé máy bay vẫn còn cao ảnh hưởng ít nhiều đến tình hình bán tour nội địa. Do đó, doanh nghiệp cũng như địa...

Thái Lan: Áo thun từ vảy cá, nội thất từ gỗ vụn bỏ đi… liệu bạn đã nghe qua?

(SGTT) - Gom vảy cá làm chất liệu may áo thun, thu thập những chiếc áo khoác da cũ để thiết kế giày hay túi xách mới… - đây là những ý tưởng được thực hiện bởi các doanh nghiệp thời trang và nội thất tại Thái Lan. Một...

Phong trào chạy bộ nở rộ nhưng không phải ai cũng chạy được Marathon

(SGTT) - Hiện phong trào chạy bộ đang phát triển mạnh tại khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước. Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng một số giải chạy chưa có các bước kiểm tra y tế toàn diện để kiểm soát các vấn đề về sức...

‘Mùa cỏ cháy’ trên cung đường trekking Tà Năng – Phan Dũng

(SGTT) - Tà Năng - Phan Dũng được xem là một trong những cung đường trekking bậc đẹp nhất Việt Nam. Với thảm thực vật đa dạng, khung cảnh ấn tượng, độ khó vừa phải... nên cung đường này thu hút nhiều du khách chinh phục. Trekking khám phá...

Buýt vi vu: Khám phá những mảng xanh ở TPHCM cùng buýt 65

(SGTT) - Trên hành trình vi vu từ quận 1 đến bến xe An Sương (huyện Hóc Môn) cùng xe buýt số 65, du khách có thể ghé thăm các mảng xanh của TPHCM như công viên 23 tháng 9, công viên Tao Đàn, công viên Lê Thị Riêng...

Về Khánh Hòa, khám phá nét thanh bình tại Ninh Vân

(SGTT) - Những vườn tỏi bạt ngàn, không gian yên bình và đường bờ biển đẹp là những nét thu hút rất riêng của Ninh Vân. Khánh Hoà đón hơn 3.000 khách tàu biển quốc tế trong hai ngày Mùa của những chiếc ván diều trong gió biển Ninh...

Runner bước lên bục cao giải chạy marathon ở tuổi 60

(SGTT) – Từ những bước chạy tự phát trong mùa dịch, chú Phan Văn Khương, 60 tuổi, đã có 4 lần hoàn thành cự ly full marathon 42km với thành tích liên tục được cải thiện. Chú cũng có nhiều lần được vinh danh thứ hạng ở lứa tuổi...

Cùng chuyên mục

Chia sẻ

Xem nhiều

Các chuyên mục