Chủ Nhật, Tháng Chín 1, 2024

Đầu bếp Nguyễn Thanh Tín: Trong cái khó sẽ tìm thấy cơ hội

(SGTT) – “ Sau tốt nghiệp phổ thông, tôi dự định học nghề điện, nhưng có cơ duyên tham gia một số chương trình giao lưu nấu ăn và ẩm thực. Từ đó, tôi dần yêu thích và theo đuổi nghiệp làm bếp”, đầu bếp Nguyễn Thanh Tín chia sẻ.

Anh Nguyễn Thanh Tín, 38 tuổi, ngụ tại quận 3, TPHCM hiện đang là bếp trưởng tại Nhà hàng 18, đại lộ Bình Dương, tỉnh Bình Dương với hơn 15 năm kinh nghiệm trong nghề bếp.

Ngã rẽ thợ điện sang đầu bếp

Thời điểm sau tốt nghiệp trung học phổ thông, anh Tín vẫn chưa định hướng con đường nghề nghiệp cụ thể sau này. Anh kể: “Lúc đó tôi tính đi học nghề điện, nhưng có thời gian rảnh rỗi nên tham gia một số chương trình giao lưu về nấu ăn, thực hành các món đơn giản để nấu cho gia đình. Càng học, càng được cọ xát nhiều hơn với nghề, tôi bắt đầu yêu thích và theo đuổi con đường làm bếp”.

Xuất phát điểm, anh làm phụ bếp tại một nhà hàng ở quận 3, TPHCM. Lúc đó, anh chỉ nghĩ mình học thêm cho biết cũng như áp dụng kiến thức để nấu ăn, chăm sóc gia đình. Năm 2007, anh chuyển qua làm bếp ở Nhà hàng Lộc Ấn, quận Tân Bình, TPHCM. “Tôi thấy mình thật may mắn khi gặp một người thầy giỏi, tận tâm và hướng dẫn tận tình. Cùng theo đó, là cơ hội trải nghiệm nhiều công việc khác nhau trong khu vực bếp như sơ chế, chia phần, trình bày…”, anh chia sẻ.

Làm được 1 năm tại nhà hàng này thì anh quyết định đăng ký học nghiệp vụ bếp nâng cao tại trường Saigontourist. Sau khóa học vài tháng, anh đã tốt nghiệp và tiếp tục công tác tại Lộc Ấn một khoảng thời gian.

Kể về khoảng thời gian vừa học vừa làm, anh cho hay có đôi lúc mình gặp nhiều áp lực, thử thách bản thân. “Sáng 7 giờ tôi đã phải chuẩn bị để đến trường học, tới 11 giờ trưa là tôi ăn vội rồi vào nhà hàng làm ngay. Khoảng thời gian đó, tôi dường như không có thời gian cho gia đình và cả chính bản thân mình”, anh Tín bộc bạch.

Dù vất vả nhưng anh vẫn không ngừng nỗ lực hoàn thiện bản thân, trau dồi thêm kiến thức về nghề bếp. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Tuy nhiên, mệt mỏi, vất vả là thế nhưng anh lại có cơ hội được học và tiếp cận với ẩm thực phương Tây. Ngoài ra, anh vẫn trau dồi thêm kiến thức món Á để làm sao mang lại hương vị mới lạ, ngon miệng cho thực khách.

Theo anh, món Âu và Á có sự khác biệt rất rõ về trường phái nấu ăn cũng như nguyên liệu. Cụ thể, món Á đòi hỏi nhiều gia vị, cách chế biến cũng cầu kỳ. Còn riêng với món Âu, người Tây Phương lại biến tấu đơn giản hơn, họ dùng ít muối, tiêu, hoặc chút đường, và không kết hợp nhiều gia vị. Cũng chính vì cách chế biến đơn giản, mà các món Âu có hương vị nhẹ nhàng và nguồn dinh dưỡng trong thực phẩm được giữ lại nhiều hơn.

Mang “ẩm thực signature” đến vùng đất mới

Vào đầu năm 2011, anh quyết định nghỉ việc tại nhà hàng Lộc Ấn (khi ấy đang là vị trí bếp phó) để đến tỉnh Bình Dương “lập nghiệp”. Theo anh, Bình Dương là vùng đất đang phát triển nên sẽ có nhiều cơ hội học hỏi, giao lưu nghề nghiệp. Sau vài tháng thử việc, thì giữa năm 2011 anh chính thức trở thành bếp trưởng Nhà hàng 18 và quản lý đội ngũ anh em đầu bếp khoảng 15 người.

Thời gian đầu mới về, anh em chưa có cơ hội tìm hiểu nhau nên trong công việc cũng chưa thông suốt. Nhưng chỉ sau vài tháng “bắt nhịp”, anh đã có trong tay một đội ngũ đầu bếp với tinh thần trách nhiệm công việc cao cũng như yêu nghề. “Với kinh nghiệm của tôi cộng thêm sự hỗ trợ của chủ đầu tư, anh em bếp luôn được luân phiên vị trí làm việc, lịch làm việc hợp lý để vừa tái tạo năng lượng cho mọi người, vừa giúp mọi người thạo hơn các công việc trong gian bếp”, anh Tín cho hay.

Chia sẻ về lý do gắn bó với nhà hàng đến thời điểm này đã hơn 10 năm, anh cho biết: “Chủ đầu tư có tầm nhìn chiến lược kinh doanh tốt, luôn tạo điều kiện cho anh em phát triển nghề nghiệp cộng thêm môi trường làm việc thuận lợi nên tôi đã gắn bó đến giờ”.

Kể thêm về lý do gắn bó, anh Tín cho hay, vào năm ngoái mọi người ở nhà hàng đã bí mật tổ chức sinh nhật cho anh, làm anh rất bất ngờ. Chính vì thế, anh lại càng yêu công việc và môi trường tại nhà hàng 18.

Ngoài ra, do có những món ăn sáng tạo mang dấu ấn cá nhân – signature – nên thực khách ở những khu vực lân cận mỗi lần “thèm” thì lại tới gặp bếp trưởng Nguyễn Thanh Tín cũng là lý do anh gắn bó ở nơi đây. Có thể kể đến trong đó là món tôm hùm đút lò, cá chẽm sốt chanh dây hay món đùi ngỗng sốt rượu vang Pháp.

Chia sẻ về một trong những món ăn khiến anh cảm thấy thích thú và ấn tượng nhất là tôm hùm đút lò. Anh Tín cho biết: “Nhiều đầu bếp sẽ có công thức khác nhau, nhưng tôi thì dùng tôm hùm Alaska và phô mai để tạo vị thơm, béo, giúp ngậy mùi của hải sản”.

Gây tiếng vang là thế nhưng anh vẫn đôi lần gặp sự cố. “Có lần, một vị khách Tây vào nhà hàng tôi gọi món cơm chiên. Do món ăn có tỏi, vị khách này không rõ nên đòi nhà hàng phải giải quyết bởi bác sĩ dặn ông không ăn được gia vị này. Sau hội ý với quản lý nhà hàng, tôi liền tức tốc vào bếp làm ngay đĩa cơm chiên mới mà không có tỏi. Cứ hồi hộp lo vị khách góp ý nữa thì may mắn ông cười vui lên và nói rằng rất hài lòng về món ăn cũng như cung cách phục vụ của nhà hàng”, anh Tín cho biết biết thêm.

Hiện nay, tuy nhà hàng đang tạm dừng hoạt động được vài tháng nhưng cũng là cơ hội để anh trau dồi kiến thức, thành lập các nhóm học trực tuyến về ẩm thực. Đây sẽ là phương tiện nhằm chia sẻ với mọi người về kinh nghiệp bếp núc, mẹo nấu ăn ngon, dinh dưỡng. Ngoài ra, anh còn cùng các anh, em làm các công việc thiện nguyện trong mùa dịch. Khi hết dịch, nhà hàng hoạt động trở lại thì lại có một người bếp trưởng say mê với nghề để tạo nên những món ăn ngon cho thực khách.

Uyển Cầm ghi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Mới nhất

Gặp gỡ ‘cô thợ xác’ với đam mê nhuộm xương động vật

(SGTT) - Cốt sắc học - một kỹ thuật nhuộm xương xác động vật, có thể là lĩnh vực còn xa lạ với nhiều người, nhưng đối với “cô thợ xác” Sally Trần, đây là đam mê được nung nấu ngay từ nhỏ. Ngắm bảo tàng có kiến trúc...

Mùa thu hoạch cói tại làng nghề dệt chiếu hơn 100 năm ở Phú Yên

(SGTT) - Cách thành phố Tuy Hòa khoảng 30km, làng nghề dệt chiếu cói ở thôn Phú Tân, xã An Cư, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên đã có lịch sử hơn 100 năm. Đến mùa thu hoạch, cánh đồng cói ở Phú Tân - nơi cung cấp nguyên...

Số ca mắc sởi tăng nhanh: những ai cần nhanh chóng tiêm vaccine sởi?

(SGTT) - Theo các bác sĩ, hiện TPHCM đang tổ chức chiến dịch tiêm bổ sung vaccine sởi nên trong kỳ nghỉ lễ 2-9, phụ huynh có thể đưa trẻ nhỏ (chưa được tiêm hoặc chưa tiêm đủ hai mũi vaccine sởi) đến các cơ sở y tế để...

Mùa tựu trường, nhiều sinh viên chọn ở trọ căn hộ dịch vụ, chung cư mini

(SGTT) - Cao điểm tựu trường năm nay, bên cạnh những dãy phòng trọ truyền thống, các căn hộ dịch vụ, chung cư mini cũng ghi nhận sự tăng trưởng mạnh về lượng khách thuê. Những người cho thuê phòng chia sẻ, năm nay, sinh viên có xu hướng...

Bến xe đông khách, sân bay thông thoáng trước kỳ nghỉ lễ 2-9

(SGTT) - Chiều tối 30-8, lượng khách đến các bến xe tăng cao. Trong khi đó, khách qua sân bay và ga xe lửa khá thưa thớt. Sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài dự kiến đón hơn 800.000 lượt khách dịp 2-9 Dự báo lễ 2-9: bến...

Chương trình ‘Top 7 Ấn tượng Việt Nam’ năm 2024 chính thức nhận đề cử từ 1-9

(SGTT) - Tiếp nối thành công sau ba năm triển khai, chương trình “Top 7 Ấn tượng Việt Nam” năm 2024 do Sài Gòn Tiếp Thị - một ấn phẩm của Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức sẽ chính thức nhận đề cử từ 1-9-2024. Lễ 2-9,...

Mùa bông súng nở phủ sắc hồng trên đồng lũ Long An

(SGTT) – Hằng năm, khi mùa nước nổi về, những cánh đồng ngập nước ở Long An lại phủ sắc hồng bông súng, mời gọi du khách ghé thăm. Dấu xưa – Hồn phố: Về Long An, ghé thăm làng nghề dệt chiếu Long Cang Dấu xưa – Hồn...

‘Mỏi mắt’ tìm sách giáo khoa trước thềm năm học mới

(SGTT) - Còn vài ngày nữa là khai giảng năm học mới, hiện các bậc phụ huynh lẫn học sinh đang “rốt ráo" tìm mua sách giáo khoa. Nhiều người ngán ngẩm vì tìm đến nhà sách thứ 3, thứ 4 vẫn chưa thể mua đủ bộ sách giáo...

Cùng chuyên mục

Chia sẻ

Xem nhiều

Các chuyên mục