Thứ Sáu, Tháng Tư 26, 2024

Chọn gia vị bổ sung i-ốt đầy đủ

Như Hoa-

Theo báo cáo nghiên cứu của Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM, thói quen ăn uống của người dân đã có nhiều thay đổi trong những năm qua. Người dân có xu hướng giảm sử dụng muối ăn trong chế biến thực phẩm, thay vào đó là sử dụng các loại gia vị mặn khác như hạt nêm, bột canh, nước mắm. Đây là một trong những nguyên nhân lý giải cho tình trạng thiếu hụt i-ốt của cộng đồng và nguy cơ bị bệnh bướu cổ đang tăng trở lại.

Việc sử dụng hạt nêm bổ sung i-ốt được các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo là một giải pháp đơn giản nhưng hiệu quả để đảm bảo cung cấp đủ lượng i-ốt cần thiết cho gia đình, phòng tránh được nhiều bệnh nguy hiểm do tình trạng thiếu i-ốt gây ra.

Nên chọn gia vị thế nào?

Bên cạnh việc lựa chọn những thực phẩm tươi ngon, bổ dưỡng thì cách nêm nếm gia vị cũng là một “bí quyết” để có được món ăn ngon và đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.

Để làm món thịt nướng chẳng hạn, sau khi dần sơ cho thịt heo mềm, bà nội trợ thường ướp thịt với 1 muỗng hạt nêm, 1 muỗng đường, 1 muỗng mật ong, 1 muỗng nước mắm ngon, 1 muỗng dầu hào, 1 muỗng dầu ăn, 1 muỗng đầu hành băm nhỏ, 1 muỗng tỏi băm nhỏ và nửa muỗng tiêu xay. Tất cả trộn đều rồi để khoảng 2 tiếng đồng hồ cho thịt thấm gia vị. Cách ướp thịt heo nướng truyền thống này thích hợp dùng thịt nướng cho món cơm tấm hay bún thịt nướng.

Hạt nêm là một loại gia vị mới được đưa vào thị trường và ngày càng được sử dụng phổ biến trong nấu ăn, thay cho muối. Mọi người ưa dùng hạt nêm vì hạt nêm làm tăng khẩu vị món ăn, đa dạng mùi vị, tiện lợi trong sử dụng, không cần phải kết hợp với nhiều loại gia vị khác, dễ nêm nếm, không sợ món ăn bị quá mặn hay quá nhạt.

Tuy nhiên, khi sử dụng hạt nêm, bạn không còn sử dụng muối i-ốt nữa nên để đảm bảo bổ sung i-ốt đầy đủ cho cả gia đình, các bác sĩ dinh dưỡng khuyến cáo các bà nội trợ cần chọn hạt nêm có bổ sung i-ốt để tránh việc thiếu hụt lượng i-ốt cần thiết cho cơ thể. Việc thiếu hụt i-ốt sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe.

BS.CK2. Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM, cho biết việc thiếu i-ốt sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển tầm vóc, trí tuệ, làm giảm kết quả học tập, năng suất lao động, gây nhiều thiệt hại đến nền kinh tế của đất nước. Phụ nữ mang thai bị thiếu i-ốt dễ bị sẩy thai, sinh non, thai chết lưu. Trẻ sơ sinh bị thiếu i-ốt sẽ chậm phát triển trí tuệ, đần độn, tăng nguy cơ bị dị tật bẩm sinh và tử vong. Trẻ nhỏ nếu thiếu i-ốt làm tăng nguy cơ chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển tâm thần, hạn chế sự phát triển chiều cao, cân nặng, suy dinh dưỡng suy tuyến giáp, bướu cổ. Người lớn nếu thiếu i-ốt sẽ giảm khả năng tư duy, giảm sức lao động và gây bệnh bướu cổ.

hinhViệc sử dụng hạt nêm bổ sung i-ốt được các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng đánh giá là một giải pháp đảm bảo cung cấp đủ lượng i-ốt cần thiết cho gia đình.

Hạt nêm bổ sung i-ốt được khuyên dùng

Trên thị trường hiện nay, hạt nêm “3 Miền” bổ sung i-ốt được xem là sản phẩm đã ứng dụng thành công công thức và quy trình công nghệ từ kết quả đề tài nghiên cứu “Bổ sung i-ốt vào hạt nêm, góp phần cải thiện tình trạng thiếu hụt i-ốt trong cộng đồng” vào thực tế sản xuất công nghiệp. Đề tài do BS.CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp và BS.CK1 Tạ Thị Lan làm chủ nhiệm, với sự quan tâm của Sở Khoa học Công nghệ và Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM, phù hợp với Chiến lược Dinh dưỡng quốc gia của Bộ Y tế.

Hạt nêm “3 Miền” bổ sung i-ốt được các nhà chuyên môn đánh giá cáo về giải pháp hữu hiệu và đơn giản nhằm phòng chống các rối loạn do thiếu i-ốt gây ra. TS. Friday Nwaigwe, Trưởng Chương trình vì sự sống còn và phát triển trẻ em của UNICEF Việt Nam cũng có đánh giá như vậy. Nhóm nghiên cứu được UBND TPHCM tặng bằng khen vì đã đóng góp xuất sắc trong việc thực hiện Chiến lược Dinh dưỡng quốc gia, cải thiện sức khỏe cho công đồng.

Nghiên cứu cho thấy có sự gia tăng i-ốt niệu có ý nghĩa phòng bệnh trên người sử dụng hạt nêm “3 Miền” bổ sung i-ốt (i-ốt niệu 24 giờ trung bình tăng lên 320,6 ± 42,3 mcg/24 giờ, cao hơn 2,3 lần so với sử dụng hạt nêm không i-ốt) và có sự gia tăng lượng i-ốt ăn vào (trung bình là 264 ± 126 mcg/ngày) so với khi sử dụng hạt nêm không bổ sung i-ốt (trung bình 95,6 ± 50,1 mcg/ngày). Món ăn vẫn được đảm bảo được trọn vẹn mùi vị thơm ngon. Lượng hạt nêm “3 Miền” bổ sung theo công thức này khuyến cáo tiêu thụ là 10g/ngày/người, đảm bảo cung cấp đủ lượng i-ốt và natri khuyến nghị về dinh dưỡng của Bộ Y tế trong việc phòng chống các rối loạn do thiếu hụt i-ốt.

[box] Khi người dân có xu hướng sử dụng hạt nêm trong nấu ăn thay cho muối, việc bổ sung i-ốt vào hạt nêm là một giải pháp rất tốt để đảm bảo được lượng i-ốt cần thiết được đưa vào cơ thể. Hạt nêm “3 Miền” được đánh giá là sản phẩm đã thành công trong việc nghiên cứu bổ sung i-ốt, giúp khắc phục tình trạng thiếu i-ốt và các nguy cơ do thiếu i-ốt gây ra, mà vẫn đảm bảo cho món ăn thơm ngon. Sản phẩm ứng dụng công trình khoa học của Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM. Được biết, hạt nêm “3 Miền” bổ sung i-ốt có cả vị xương thịt hầm dùng cho chế biến các món mặn và vị nấm hương dùng cho các món chay, được các bà nội trợ ưa chuộng.[/box]

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

TPHCM có đủ các loại vắc-xin trong chương trình tiêm chủng...

0
(SGTT) - Theo Sở Y tế TPHCM, các cơ sở thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng trên địa bàn đã có đủ...

Lần đầu tiên Bộ Nông nghiệp có hướng dẫn phát triển...

0
(SGTT) - Lần đầu tiên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tài liệu tập huấn phát triển mô hình du...

Yêu cầu bàn giao 8 dự án cao tốc Bắc –...

0
(SGTT) - Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Ban Quản lý dự án hoàn thiện các thủ tục liên quan để sớm bàn...

Nha Trang sẽ bắn pháo hoa ba đêm cuối tuần đến...

0
Bắt đầu từ ngày 3-5, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà sẽ bắn pháo hoa tầm thấp vào 3 đêm cuối tuần tại...

Trưa nay ăn gì: Bữa trưa thơm lừng cùng diềm bò...

0
(SGTT) – Trong nhiều phong cách ẩm thực nướng, các món nướng của người Hàn Quốc luôn có những "tín đồ" riêng bởi sự...

Dừng nghỉ, đổ xăng ở đâu trên suốt tuyến cao tốc...

0
(SGTT) - Trên dữ liệu ghi nhận thực tế, Sài Gòn Tiếp Thị tóm lược các vị trí trạm dừng tạm, cây xăng và...

Kết nối