Thứ Bảy, Tháng Năm 18, 2024

Cách nào để liên thông kết quả xét nghiệm?

Hoàng Nhung –

Bộ Y tế đang từng bước thực hiện liên thông kết quả xét nghiệm giữa các bệnh viện trung ương trực thuộc bộ, hoàn thành trước ngày 1-7. Nhiều lãnh đạo bệnh viện cho rằng đây là một chủ trương đúng, nhưng Bộ Y tế cần xác định sẽ liên thông những xét nghiệm gì, làm thế nào để các bệnh viện chấp nhận kết quả của nhau.

Còn nhiều bất cập

thuc-hien-xet-nghiemCác kỹ thuật viên đang thực hiện xét nghiệm tại một bệnh viện ở TPHCM.

Hiện nay nhiều bệnh viện không công nhận kết quả xét nghiệm của nhau, dẫn đến tình trạng bệnh nhân khi chuyển tuyến, hoặc đi khám lại ở bệnh viện khác phải làm lại các xét nghiệm, chụp, chiếu. Có những bệnh nhân vừa hôm trước xét nghiệm ở bệnh viện tỉnh nhưng hôm sau chuyển lên bệnh viện trung ương bác sĩ vẫn yêu cầu làm lại xét nghiệm đó, gây tốn kém, phiền hà cho người bệnh.

Theo ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), thực tế cho thấy trong công tác xét nghiệm y học hiện nay vẫn còn những bất cập như kết quả xét nghiệm của các trung tâm xét nghiệm hay của các bệnh viện có tính tương đồng chưa cao. Cùng một bệnh nhân nhưng kết quả xét nghiệm lại khác nhau, các cơ sở y tế vẫn chưa chấp nhận kết quả xét nghiệm của nhau, không ít trường hợp do đánh giá chưa đúng vai trò của xét nghiệm mà ảnh hưởng tới kết quả khám chữa bệnh…

Do đó, Bộ Y tế thực hiện lộ trình liên thông kết quả xét nghiệm giữa các bệnh viện trực thuộc bộ trước ngày 1-7-2017, sau đó đến bệnh viện hạng I và tương đương trước ngày 1-1-2018.

Lộ trình là vậy, nhưng hầu như các bệnh viện chưa sẵn sàng công nhận kết quả xét nghiệm của nhau. Trưởng khoa xét nghiệm của một bệnh viện cấp trung ương tại TPHCM cho biết, có rất nhiều loại xét nghiệm mà kết quả xét nghiệm có thể thay đổi theo từng giờ, từng ngày nên không thể vì bệnh nhân vừa mới xét nghiệm hôm qua mà hôm nay không cần xét nghiệm lại. Mặt khác, các phòng xét nghiệm của các bệnh viện hiện đa số còn chưa đồng chuẩn, chất lượng xét nghiệm cũng có sự chênh lệch, trong khi muốn công nhận kết quả xét nghiệm của nhau thì phải có một chuẩn chung.

Hiện nay, phòng xét nghiệm của các bệnh viện đạt chuẩn ISO 15189 không nhiều. Chưa kể máy móc xét nghiệm, hóa chất xét nghiệm của các bệnh viện được đầu tư khác nhau, nhân lực làm xét nghiệm trình độ khác nhau nên kết quả có thể khác nhau. Nếu bệnh nhân mắc bệnh nặng, bệnh khó, bác sĩ không chỉ định xét nghiệm lại mà căn cứ vào kết quả xét nghiệm của bệnh viện bạn để xác định phương pháp điều trị, nếu không may có rủi ro, biến cố thì không biết quy trách nhiệm thế nào.

Cần có chuẩn quốc gia

GS.BS. Nguyễn Đức Công, Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất (TPHCM), cho rằng Bộ Y tế nên xác định xem cần liên thông những xét nghiệm gì. Có lẽ Bộ Y tế chỉ liên thông về lĩnh vực sinh hóa, hóa nghiệm, huyết học, vi sinh, còn những xét nghiệm về siêu âm, chẩn đoán hình ảnh… thì chưa liên thông được. Lý do, những xét nghiệm này ảnh hưởng rất lớn, bởi người thực hiện và người đọc có trình độ rất khác nhau.

Theo GS. Công, liên thông xét nghiệm là chủ trương đúng vì người bị bệnh đã mệt mỏi mà cứ bị kim chọc vào người lấy máu xét nghiệm nhiều lần, vừa tốn máu vừa đau, vừa mất thời gian chờ đợi kết quả, và đặc biệt mất niềm tin ở ngành y tế.

Tuy nhiên, muốn liên thông được cần chuẩn hóa các phòng xét nghiệm ISO, kiểm chuẩn, nội kiểm. Ngoài việc kiểm chuẩn, kiểm chứng định kỳ phải tuân thủ quy trình làm việc của các phòng xét nghiệm ngày một nâng cao, đặc biệt từng lô sản phẩm đều được kiểm soát về mặt chất lượng.

Đơn vị xét nghiệm cũng phải được thống nhất. Quy định cả nước cần phải theo chuẩn quốc tế, phải thống nhất về mặt hệ thống, Bộ Y tế cần quy định dùng đơn vị nào thì tất cả đơn vị đo của phòng thí nghiệm phải dùng như nhau.

“Tôi có nghe thông tin rằng muốn liên thông kết quả xét nghiệm, bác sĩ phải chịu trách nhiệm ký tên, đóng dấu. Nếu như tất cả các khâu xét nghiệm đều phải đóng dấu thì căng, mười xét nghiệm phải đóng mười dấu thì phòng xét nghiệm phải có đến cả chục con dấu mới được. Như vậy, chỉ riêng việc xếp hàng đóng dấu cũng đủ nhiêu khê rồi. Do đó, chỉ cần chữ ký và có logo chìm, hoặc có những dấu hiệu phân biệt giấy xét nghiệm thật hay giả. Không nên phức tạp hóa vấn đề đòi hỏi bác sĩ phải ký tên, đóng dấu”, ông Công nói.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Gắn kết vườn quốc gia với cộng đồng dân cư để...

0
(SGTT) - Nhiều du khách lựa chọn các vườn quốc gia để trải nghiệm thiên nhiên, đồng thời khám phá nét văn hóa của...

Tour nước ngoài ‘thắng thế’ trong mùa du lịch hè

0
(SGTT) – Đã bước vào mùa du lịch hè, tuy nhiên, vé máy bay nội địa vẫn còn cao, ảnh hưởng ít nhiều đến...

Dự án chống ngập 10.000 tỉ của TPHCM vẫn ‘bất động’...

0
(SGTT) - Không chỉ ngập do mưa, nhiều con đường ở TPHCM còn ngập kép do ảnh hưởng của triều cường dâng cao. Trong...

Ngôi chùa có tượng Quán Thế Âm làm bằng hoa bất...

0
(SGTT) - Chùa Linh Phước, còn được biết đến với tên chùa Ve Chai, là một trong những điểm du lịch tâm linh nổi...

Ghé quán xôi duy nhất được Michelin đề xuất

0
(SGTT) - Từ ý tưởng của một nhóm bạn trẻ, thương hiệu Xôi Bát ra đời và mang đến cho thực khách TPHCM trải...

Lẩu ba ba dinh dưỡng, lạ miệng cho trưa cuối tuần

0
(SGTT) – Thịt ba ba có vị ngọt, hương thơm đặc trưng và nhiều dinh dưỡng. Theo đó, món lẩu ba ba hứa hẹn...

Kết nối