Thứ Sáu, Tháng Tư 26, 2024

Nhà hàng thức ăn nhanh mệt vì cửa hàng tiện lợi

Chánh Tài –

Các chuỗi cửa hàng tiện lợi hàng đầu ở Nhật Bản đang mở hàng ngàn cửa hàng mới có không gian kinh doanh ăn uống. Thực tế này đang gây sức ép cạnh tranh lên các nhà hàng thức ăn nhanh.

Nở rộ kinh doanh ăn uống tại cửa hàng tiện lợi

Anh-1Một cửa hàng tiện lợi FamilyMart ở Nhật Bản có không gian kinh doanh ăn uống. Ảnh: Nikkei Asian Review

Theo Nikkei Asian Review, các cửa hàng tiện lợi và các nhà hàng thức ăn nhanh ở Nhật Bản đang lao vào cuộc chiến gay gắt để giành giật khách hàng có thói quen đi ăn ngoài. Nhu cầu các bữa ăn nhanh, giá rẻ ở bên ngoài ngày càng gia tăng khi số các gia đình có bố hoặc mẹ đơn thân, các đôi vợ chồng trẻ chưa có con cũng như số người già ở Nhật Bản tăng lên. Để khai thác nhu cầu này, các chuỗi cửa hàng tiện lợi hàng đầu của Nhật Bản đang nhanh chóng gia tăng số lượng các cửa hàng có không gian kinh doanh ăn uống. Các chuỗi cửa hàng tiện lợi trở thành đối thủ cạnh tranh không ngờ tới của các nhà hàng thức ăn nhanh, buộc họ phải thiết kế lại không gian nhà hàng để thu hút thực khách.

Chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất Nhật Bản 7-Eleven đã quyết định tăng số lượng cửa hàng tiện lợi có không gian ăn uống lên hơn con số 4.000 trong số 19.000 cửa hàng 7-Eleven trên toàn quốc. 7-Eleven có kế hoạch mở 1.700 cửa hàng mới trong năm nay. Hầu hết các cửa hàng mới sẽ có mặt bằng đủ rộng để kinh doanh ăn uống. 7-Eleven cho biết đến tháng 2-2018, cửa hàng tiện lợi có kinh doanh ăn uống của tập đoàn sẽ vượt con số 5.000. “Khi tính đa dạng của thức ăn nấu sẵn giá rẻ và ngon miệng tăng lên, tôi thường đi ăn ở cửa hàng tiện lợi”, một nam sinh viên 20 tuổi ở Tokyo cho biết. Nam sinh viên này nói khi vừa ăn xong hai món ăn làm sẵn được hâm nóng lại và một ly mì ramen ở góc ăn uống của một cửa hàng của 7-Eleven ở Tokyo.

Ngành kinh doanh bán lẻ ở cửa hàng tiện lợi đang đối mặt với nguy cơ bão hòa. Có gần 60.000 cửa hàng tiện lợi ở Nhật Bản nhưng dân số nước này lại đang giảm. Trong khi đó, nhu cầu cho các thực phẩm chế biến sẵn hoặc các món ăn làm sẵn như cơm nắm hay các hộp cơm trưa đóng sẵn tăng đều đặn. Dù ngành kinh doanh nhà hàng không tăng tưởng trong giai đoạn 2004-2014 vì doanh thu vẫn đứng yên ở mức 24.300 tỉ yen (220 tỉ đô la Mỹ)/năm, thị trường cho các thực phẩm nấu sẵn tăng lên 9,26 tỉ yen trong năm 2014, cao hơn 20% so với năm 2005, theo Hiệp hội Thức ăn nấu sẵn Nhật Bản. Đó là lý do các chuỗi cửa hàng tiện lợi của Nhật Bản đua nhau lấn sân mạnh mẽ sang lĩnh vực kinh doanh ăn uống.

Lawson, một chuỗi cửa hàng tiện lợi hàng đầu khác ở Nhật Bản, cũng đã thiết kế các không gian ăn uống ở khoảng 4.000 trong số 13.000 cửa hàng tiện ích mang thương hiệu Lawson trên khắp cả nước. Số cửa hàng tiện lợi có góc kinh doanh ăn uống của Lawson dự kiến sẽ tăng lên con số 5.000 vào đầu năm 2018. FamilyMart, một đối thủ tầm cỡ khác của 7-Eleven và Lawson với mạng lưới cửa hàng tiện lợi lên đến con số 18.000 trên khắp nước Nhật, cũng đang có khoảng 6.000 cửa hàng tiện lợi cung cấp các dịch vụ ăn uống. FamilyMart cho biết sẽ mở thêm nhiều cửa hàng tiện lợi có không gian phục vụ nhu cầu của các thực khách.

Nhà hàng tìm cách níu giữ thực khách

Dĩ nhiên, các chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh ở Nhật Bản đang đứng trước nỗi lo mất khách vào tay của các cửa hàng tiện lợi, nơi phục vụ thực đơn đồ ăn và thức uống đa dạng hơn. Các chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh đang chống trả chiến lược mở rộng các cửa hàng tiện lợi có kinh doanh ăn uống bằng cách thiết kế và trang trí lại không gian và trang thiết bị của nhà hàng nhằm mang đến những trải nghiệm thoải mái và hài lòng nhất cho thực khách. Các thương hiệu chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh lớn đang lên kế hoạch tân trang 1/3 trong số 6.000 nhà hàng của họ trong vài năm tới để giữ chân thực khách. Một số nhà hàng sẽ được bài trí lại để trông giống như quán bar hay cà phê. Masaki Kondo, Chủ tịch của Công ty KFC Nhật Bản, cho biết ranh giới giữa các cửa hàng tiện lợi và các nhà hàng thức ăn nhanh ngày càng trở nên mờ nhạt trên khía cạnh kinh doanh ăn uống bình dân.

Trong 4 năm tới, KFC Nhật Bản dự kiến sẽ tân trang 600 nhà hàng, tức phân nửa số nhà hàng của KFC đang có tại Nhật Bản. Chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh Mos Food Services (Nhật Bản) cũng cho biết sẽ sửa sang lại khoảng 100 nhà hàng trong năm nay. Chuỗi nhà hàng McDonald’s ở Nhật Bản đã tân trang khoảng 1/3 trong số khoảng 3.000 nhà hàng trong các năm 2015 và 2016. Tuy nhiên, McDonald’s cho biết sẽ tiếp tục trang trí lại 350-400 nhà hàng ở Nhật Bản trong năm 2017.

Cuộc chiến tranh giành thực khách giữa mạng lưới cửa hàng tiện lợi và các chuỗi nhà hàng cũng có thể bị tác động bởi chính sách khi Chính phủ Nhật Bản đang tranh luận về kế hoạch tăng thuế tiêu thụ từ mức 8% lên 10% vào tháng 10-2019. Chính phủ Nhật Bản đã tạm gác lại đề xuất duy trì mức thuế 8% cho thực phẩm và đồ uống khi thuế tiêu thụ tăng lên 10%. Đề xuất ban đầu kêu gọi giữ nguyên mức thuế tiêu thụ 8% cho các món ăn nấu sẵn ở các cơ sở kinh doanh ăn uống trong khi đó vẫn tăng thuế tiêu thụ ở các nhà hàng lên 10%. Những người điều hành các chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh lo ngại nếu đề xuất này được thông qua, họ sẽ mất thêm nhiều khách hàng nữa vào tay các cửa hàng tiện lợi.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Lần đầu tiên Bộ Nông nghiệp có hướng dẫn phát triển...

0
(SGTT) - Lần đầu tiên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tài liệu tập huấn phát triển mô hình du...

Yêu cầu bàn giao 8 dự án cao tốc Bắc –...

0
(SGTT) - Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Ban Quản lý dự án hoàn thiện các thủ tục liên quan để sớm bàn...

Nha Trang sẽ bắn pháo hoa ba đêm cuối tuần đến...

0
Bắt đầu từ ngày 3-5, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà sẽ bắn pháo hoa tầm thấp vào 3 đêm cuối tuần tại...

Trưa nay ăn gì: Bữa trưa thơm lừng cùng diềm bò...

0
(SGTT) – Trong nhiều phong cách ẩm thực nướng, các món nướng của người Hàn Quốc luôn có những "tín đồ" riêng bởi sự...

Dừng nghỉ, đổ xăng ở đâu trên suốt tuyến cao tốc...

0
(SGTT) - Trên dữ liệu ghi nhận thực tế, Sài Gòn Tiếp Thị tóm lược các vị trí trạm dừng tạm, cây xăng và...

Singapore thu hồi ba loại thực phẩm có xuất xứ từ...

0
Cơ quan Quản lý Thực phẩm Singapore thông báo thu hồi một số thực phẩm có xuất xứ từ Việt Nam gồm nem cuốn...

Kết nối