Thứ Sáu, Tháng Chín 20, 2024

Việt Nam thăng hạng trong Chỉ số Tương lai xanh 2023

(SGTT) – So với năm 2022, Việt Nam đã có sự thăng hạng trong Chỉ số Tương lai xanh 2023 của MIT Technology Review khi từ vị trí 56 vươn lên vị trí 53.
Nguồn: MIT Technology Review

Chỉ số Tương lai Xanh 2023 vừa được MIT Technology Review công bố là bảng xếp hạng so sánh 76 quốc gia và vùng lãnh thổ về khả năng phát triển một tương lai bền vững, ít carbon. Chỉ số này đo lường mức độ hướng tới năng lượng sạch, công nghiệp, nông nghiệp và xã hội xanh của các nền kinh tế thông qua hoạt động đầu tư vào năng lượng tái tạo, đổi mới và chính sách xanh.

Theo đó, Việt Nam xếp vị trí thứ 53 trong Chỉ số Tương lai Xanh 2023, còn nếu tính ở khu vực ASEAN thì Việt Nam xếp vị trí thứ 4 sau Singapore, Philippines và Indonesia. So với năm 2022, Việt Nam đã tăng 3 bậc từ vị trí 56.

Năm nay, các nước châu Âu vẫn chiếm vị trí cao, khi có 9/10 quốc gia, vùng lãnh thổ nằm trong Top 10. Hàn Quốc là quốc gia châu Á duy nhất lọt vào Top 10.

Chỉ số Tương lai xanh được MIT Technology Review (thuộc Viện Công nghệ Massachusetts của Mỹ),thực hiện thông qua việc chấm điểm mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ dựa trên năm yếu tố chính là lượng khí thải carbon, sự chuyển đổi năng lượng, xã hội xanh, công nghệ sạch (clean technology) và những chính sách liên quan đến tình trạng biến đổi khí hậu.

Đối với Việt Nam, sau gần ba năm chịu tác động nặng nề của dịch Covid-19, nền kinh tế Việt Nam trong năm 2023 và những năm tới lại một lần nữa đối mặt với những khó khăn đến từ suy thoái kinh tế toàn cầu. Không những vậy, hiện nay, thế giới đang phải đối mặt với ngày càng nhiều tác động tiêu cực và phức tạp từ biến đổi khí hậu. Theo Ngân hàng thế giới, biến đổi khí hậu sẽ làm giảm 3,5% GDP của Việt Nam vào năm 2050.

Để vượt qua những thách thức này, Việt Nam xác định theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững kết hợp bảo vệ môi trường. Trong đó, một lựa chọn tất yếu là chủ động đẩy mạnh tăng trưởng xanh trên diện rộng. Net Zero vào năm 2050 – cam kết của Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021 (COP26) đã trở thành một dấu mốc, tạo tiền đề xây dựng một nền kinh tế xanh, bền vững.

Đây là thách thức nhưng cũng mang đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp trước xu hướng dịch chuyển xanh của thế giới và Việt Nam.

Nam Nguyên

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

“Xanh hóa” thị trường trang sức: nhìn từ Thái Lan

0
(SGTT) – Vài năm qua, ngành trang sức và đá quý Thái Lan tập trung xây dựng các tiêu chuẩn, thông qua nhiều chứng...

Nông dân có thể dùng điện thoại để tính toán phát...

0
(SGTT) - Chỉ với những thao tác trên điện thoại, người nông dân có thể dễ dàng theo dõi sự phát triển của lúa...

Bàn cách xác định ‘dấu chân’ carbon để hướng đến du...

0
(SGTT) – Xác định "dấu chân" carbon, phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan và đảm bảo lợi ích cho cộng đồng...

Nhà máy xử lý nước thải lớn nhất nước chuẩn bị...

0
(SGTT) - Sau 9 năm thi công, nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng (huyện Bình Chánh, TPHCM) được nâng công hoạt động...

Khách sạn ‘không rác thải nhựa’ ở Hội An đạt chứng...

0
(SGTT) - Silk Sense Hoi An River Resort, thành viên chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn vừa đạt được Chứng nhận “Travelife...

Bán tín chỉ carbon rừng: Hành trình còn xa

0
(SGTT) - Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để phát triển thị trường tín chỉ carbon rừng, góp phần bảo vệ môi...

Kết nối