Thứ Ba, Tháng Năm 7, 2024

Từng bước phát triển du lịch y tế thời 4.0

(SGTT) – Trình độ y khoa của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu và thậm chí vượt xa hơn các nước trong khu vực. Vậy tại sao du lịch y tế của Việt Nam vẫn còn ở dạng tiềm năng? Công nghệ thời 4.0 có thể góp phần đưa ra lời giải đáp.

Bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Phó giám đốc Sở Du lịch TPHCM, cho biết lượng khách nước ngoài đến Việt Nam chữa bệnh kết hợp với du lịch tăng dần qua các năm với doanh thu tính theo năm ở khoảng 2 tỉ đô la. Nhu cầu khách nước ngoài muốn đến Việt Nam du lịch và trải nghiệm các dịch vụ về nha khoa, điều trị vô sinh (IVF), đông y, tham gia các khóa thiền, yoga, thể dục dưỡng sinh, spa tắm khoáng, cai thuốc lá, giảm cân… là rất lớn. Tuy nhiên, hiện nay du lịch y tế ở Việt Nam vẫn chưa phát triển đúng tiềm năng do còn vướng nhiều rào cản. Trong đó, điều khó khăn lớn nhất là không có kênh thông tin tra cứu và quảng bá bài bản, chuyên nghiệp.

Ít thông tin để tra cứu

Việc tìm kiếm thông tin về các bệnh viện và các dịch vụ du lịch y tế từ các công ty lữ hành trở nên rất khó khăn. Trang web của các đơn vị này có rất ít thông tin cần thiết, thậm chí không có phiên bản tiếng Anh và không có thông tin về các dịch vụ hỗ trợ kèm theo. Trong khi đối tượng du lịch y tế nằm ở phân khúc khách hàng (toàn cầu) có nhiều tiền và chịu chi tiền. Họ sẵn sàng dành một khoản ngân sách không nhỏ để được chăm sóc sức khỏe dài hạn tại Việt Nam. Do đó, họ cần được bảo đảm về mọi thứ như các vấn đề về visa, yếu tố pháp lý trong du lịch y tế, sự bảo đảm về chất lượng dịch vụ y tế, trách nhiệm của bệnh viện khi không may có sự cố xảy ra… cho họ. Ngoài ra, cũng chưa có ứng dụng nào dành cho du lịch y tế để hỗ trợ du khách dễ dàng tiếp cận với dịch vụ.

Tín hiệu vui

Nhận thấy tiềm năng to lớn của lĩnh vực du lịch y tế và tìm hướng đi nhằm khai thác đúng mức tiềm năng này, Sở Du lịch TPHCM và Sở Y tế TPHCM đã có nhiều chương trình phối hợp cùng thực hiện nhằm khắc phục “điểm yếu” của du lịch y tế tại Việt Nam. Các hoạt động gồm xây dựng cẩm nang du lịch y tế, tạo ứng dụng để tra cứu các dịch vụ khám chữa bệnh giúp du khách dễ dàng truy cập tìm hiểu thông tin, đăng ký các dịch vụ qua Internet.

Sở Du lịch TPHCM đang xây dựng trang web giới thiệu về loại hình du lịch y tế để đẩy mạnh việc quảng bá dịch vụ này ra thế giới. Bên cạnh việc cải thiện phát triển ứng dụng tra cứu thông tin với nhiều ngôn ngữ khác nhau. Còn Sở Y tế TPHCM, sau chín tháng xây dựng, đã bắt đầu triển khai thử nghiệm phần mềm ứng dụng tích hợp trên điện thoại thông minh, giúp người dân dễ dàng tra cứu và chọn lựa nơi khám và chữa bệnh phù hợp. Thời gian thử nghiệm dự kiến từ tháng 9 đến tháng 12 năm nay. Trong quá trình này, thông tin của tất cả cơ sở khám, chữa bệnh sẽ được bổ sung và hoàn thiện, đồng thời dự kiến vào đầu năm 2020, Sở Y tế sẽ giới thiệu ứng dụng tra cứu bằng tiếng Anh cho du khách nước ngoài.

Trước đó, vào tháng 8, Cục Quản lý Dược thuộc Bộ Y tế đã tổ chức lễ ra mắt trang web “Ngân hàng dữ liệu ngành Dược – Drugbank.vn” lần đầu tiên tại Việt Nam. Với kho dữ liệu chứa thông tin của hơn 10.000 đầu thuốc đang được lưu hành, gần 41.000 cơ sở sản xuất, phân phối thuốc và danh sách các dược sĩ đã được cấp giấy chứng nhận hành nghề, hệ thống cơ sở dữ liệu này cung cấp cho người dùng một nền tảng tra cứu toàn diện, thuận tiện mọi lúc nọi nơi thông qua trang hoặc ngay trên ứng dụng di động.

Một nền tảng khác cũng đang được thử nghiệm là cổng thông tin trực tuyến về y tế Hospitalsbox.com. Theo cổng thông tin của Bộ Y tế, đây là nền tảng công nghệ phụ trợ cho du lịch y tế toàn cầu, giúp các bệnh viện Việt Nam xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp, cung cấp nhiều dịch vụ phụ trợ, tạo thành một chuỗi cung ứng cho dịch vụ du lịch y tế Việt Nam và trên toàn cầu.

Trong hệ sinh thái Hospitalsbox, các bệnh viện trở thành điểm kết nối trung tâm để khách hàng tìm kiếm thông tin. Dự kiến đến hết năm nay, người dùng có thể mua các dịch vụ y tế trọn gói trên nền tảng số Hospitalsbox này.

Dù còn đang ở giai đoạn đầu tư, xây dựng và thử nghiệm, nhưng các hoạt động hướng du lịch y tế tiến tới phát triển chuyên nghiệp hơn là tín hiệu đáng mừng cho lĩnh vực rất nhiều tiềm năng này.

Quỳnh Trang

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Nở rộ dịch vụ hỗ trợ các phiên livestream bán hàng

0
(SGTT) - Hình thức livestream (bán hàng trực tiếp) trên các nền tảng mạng xã hội đang xuất hiện với tần suất dày hơn...

Cầu giảm và cạnh tranh tăng, lối nào cho hàng thời...

0
(SGTT) - Trong giai đoạn suy thoái kinh tế, nhu cầu mua sắm thời trang giảm sút ảnh hưởng lên nhiều thương hiệu nội...

‘Tảng băng chìm’ sau những phiên livestream bán hàng chục tỉ

0
(SGTT) - Gần đây lướt trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) không khó để bắt gặp những kênh bán hàng trên sóng...

Bán hàng trên Tiktok Shop có dễ thu tiền tỉ?

0
(SGTT) - Gần đây, nhiều người xôn xao trước thông tin một chủ kênh TikTok cho biết đã đạt doanh thu đạt trên 75...

Thị trường mỹ phẩm chuyển dịch với làn sóng tiêu dùng...

0
(SGTT) - Làn sóng tiêu dùng mỹ phẩm theo xu hướng mạng xã hội ở Việt Nam đang thúc đẩy sự xuất hiện loại...

2 tỉ đồng đã được chi để mua sô cô la...

0
(SGTT) – Năm nay, ngày lễ tình nhân (Valentine) rơi mùng 5 Tết âm lịch. Do đó, khách hàng có xu hướng đặt hàng...

Kết nối