Thứ Ba, Tháng Tư 30, 2024

Sắp hết tình trạng rao bán thuốc phòng, điều trị Covid-19 với giá “cắt cổ”

(SGTT) – Việc xem xét cấp số đăng ký đối với thuốc chứa hoạt chất molnupiravir cho một số công ty dược trong thời gian sắp tới được xem là chìa khóa tháo gỡ điểm nghẽn trong quá trình sản xuất thuốc điều trị Covid-19 tại Việt Nam. Ngoài ra, bệnh nhân mắc Covid-19 không phải lo lắng khi mua thuốc molnupiravir trôi nổi trên mạng với giá cao ngất ngưởng, nhưng không nắm được chất lượng của loại thuốc này.
Molnupiravir là thuốc kháng virus trong chương trình thí điểm điều trị F0 có kiểm soát tại cộng đồng được Bộ Y tế triển khai đầu tiên ở TPHCM từ tháng 8-2021. Ảnh: Đ.T.

Ngày 29-12-2021, Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã chính thức cho phép kinh doanh thương mại thuốc molnupiravir. Trước thông tin tích cực về thuốc molnupiravir của nước láng giềng, nhiều người dân tại các tỉnh, thành phố, trong đó có TPHCM rất mong ngóng loại thuốc này sớm được phổ biến rộng rãi, để không còn tình trạng thuốc trị Covid-19 miễn phí được được rao bán với giá đắt đỏ.

Hiện nay, tại Việt Nam, thuốc molnupiravir vẫn đang là thuốc sử dụng có kiểm soát, phải có cam kết và ký nhận theo quy định.

Với những kết quả tích cực trong các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng của thuốc molnupiravir do Bộ Y tế công bố, nhiều câu hỏi đặt ra cho đến khi nào thuốc molnupiravir được cấp phép và có thể bán rộng rãi tại những tiệm thuốc nhằm tạo sự chủ động cho bác sĩ, cũng như bệnh nhân mắc Covid-19.

Trả lời Sài Gòn Tiếp Thị về việc cấp phép thuốc molnupiravir trong thời gian sắp tới, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TPHCM, cho biết hiện nay, Bộ Y tế và cơ quan chức năng đang thực hiện rà soát các thủ tục để đáp ứng an toàn, đảm bảo các lộ trình, cũng như quy định hiện hành mới được cấp phép. Vấn đề này đã được ngành y tế trình Chính phủ và chờ xem xét.

Theo Bộ Y tế, chiều hôm nay (5-1), Hội đồng Tư vấn cấp giấy phép thuốc và nguyên liệu làm thuốc sẽ họp nhằm xem xét cấp số đăng ký bốn loại thuốc chứa hoạt chất molnupiravir cho bốn công ty dược trong nước.

Ngoài ra, còn sáu đơn vị đang bổ sung hồ sơ để được xem xét vào đợt sau. Trước đó, 10 công ty dược nộp hồ sơ đề nghị cấp số đăng ký cho thuốc chứa hoạt chất molnupiravir.

Liên quan đến tình trạng rao bán thuốc monulpiravir với giá cao ngất ngưởng trong thời gian vừa qua, bà Mai nhấn mạnh hiện việc mua bán monulpiravir là bất hợp pháp, người dân không nên tiếp tay cho việc này.

Với loại thuốc kháng virus – gói thuốc C, ngành y tế hiện vẫn còn trên 7.000 liều đáp ứng đối tượng đủ điều kiện sử dụng. Trong thời gian tới, Sở Y tế TPHCM sẽ tiếp tục đánh giá và xin Bộ Y tế thêm 25.000 liều để đáp ứng nếu xảy ra tình trạng tăng nhu cầu sử dụng thuốc trên địa bàn.

Thuốc molnupiravir, favipiravir được rao bán rầm rộ trên các trang mạng xã hội với giá cao ngất ngưởng trong thời gian vừa qua. Ảnh chụp màn hình

Tại Nghị quyết số 12/2021/UBTVQH 15 về cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách trong lĩnh vực y tế để phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 30-12-2021. Trong đó, quy định nội dung về việc quản lý thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong bối cảnh dịch Covid-19.

Theo đó, với các thuốc mới có chỉ định điều trị Covid-19 sản xuất trong nước, nếu có cùng dạng bào chế, đường dùng, hàm lượng với thuốc đã được một trong những cơ quan quản lý dược nghiêm ngặt (SRA) cấp phép thì Việt Nam cho phép miễn nộp hồ sơ nghiên cứu lâm sàng trong hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký lưu hành.

Trước đó, căn cứ kết quả đánh giá giữa kỳ của các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng tiến hành tại Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Phổi Trung ương, Đại học Y Dược TPHCM cho thấy molnupiravir có tính an toàn cao, dung nạp tốt, hiệu quả rõ rệt về giảm tải lượng virus, giảm lây lan, giảm chuyển nặng và rút ngắn thời gian điều trị Covid-19. Trong đó, tỷ lệ chuyển nặng rất thấp từ 0,02% – 0,06% và không có ca nào dẫn đến tử vong.

Với những kết quả tích cực trên, Bộ Y tế đã cho phép triển khai Chương trình sử dụng thuốc có kiểm soát molnupiravir cho các trường hợp mắc Covid-19 thể nhẹ tại cộng đồng tại TPHCM từ giữa tháng 8-2021 và hiện nay đã mở rộng triển khai tại 46 địa phương có dịch trong toàn quốc.

Tại Việt Nam, hiện có ba loại thuốc kháng virus được đưa vào phác đồ điều trị Covid-19. Cụ thể, remdesivir dùng cho bệnh nhân có triệu chứng trung bình, nặng. Favipiravir sử dụng cho bệnh nhân không triệu chứng, triệu chứng nhẹ trung bình. Monulpiravir dùng cho bệnh nhân mức độ nhẹ với lưu ý liều dùng theo đề cương thử nghiệm lâm sàng đã được phê duyệt.

Minh Thảo

1 BÌNH LUẬN

  1. Người dân không tiếp tay nhưng không có thuốc dẫn đến tử vong thì sao ? Tại sao thuốc được thế giới công nhận, điều trị hiệu quả trên thế giới gần 1 năm qua và tại Việt Nam gần 6 tháng rồi mà Bộ Y tế còn xem xét tới lui. Trong khi đó Test Việt Á lại khẩn cấp thông qua khi chưa được kiểm chứng thực tế (Không có bệnh nhân để chứng minh)?

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Lượng hàng tồn trên thế giới tăng gần 30% so với...

0
(SGTT) - Lượng hàng tồn trên toàn cầu đạt 2.200 tỉ đô la vào tháng 3-2023, mức cao nhất trong 10 năm. Đến tháng...

Chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B

0
Trong phiên họp thứ 20 diễn ra chiều 3-6, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 thống nhất chuyển bệnh Covid-19 từ...

Các loại vaccine phòng Covid-19 “made in Vietnam” giờ ra sao?

0
(SGTT) - Thời điểm dịch Covid-19 bùng phát vào năm 2020, các công ty trong nước tham gia quá trình nghiên cứu và phát...

Đà Nẵng: Chợ Hàn hút du khách trở lại sau hai...

0
Chợ Hàn – ngôi chợ truyền thống tại Đà Nẵng được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến – bắt đầu thu...

Khi nào đại dịch Covid-19 sẽ kết thúc?

0
Hôm 5-5, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu đối với đại...

Đại dịch Covid-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y...

0
Tối ngày 5-5 (giờ Việt Nam), Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus chính thức tuyên bố đại...

Kết nối