Thứ Sáu, Tháng Tư 19, 2024

Chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B

Trong phiên họp thứ 20 diễn ra chiều 3-6, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 thống nhất chuyển bệnh Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B. 
So với năm 2022, số ca mắc bệnh Covid-19 giảm 48 lần. Ảnh minh họa: Minh Thảo

TTXVN thông tin, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 đã ban hành những hướng dẫn việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 phù hợp với dịch bệnh nhóm B và khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới; góp phần quản lý đối với dịch Covid-19 giai đoạn 2023-2025 phù hợp với tình hình thực tế..

Bộ Y tế lý giải, dịch Covid-19 hiện nay đã không phù hợp với các tiêu chí bệnh truyền nhiễm nhóm A. So với năm 2021, số ca mắc Covid-19 đã giảm 8,5 lần, còn so với năm 2022, số ca mắc giảm 48 lần.

Trong 5 tháng đầu năm 2023, tỷ lệ người tử vong do Covid-19 giảm xuống còn 0,02% so với con số này ở năm 2021 là 1,86% và năm 2022 là 0,1%. Như vậy, tỷ lệ này đang tương đương hoặc thấp hơn tỷ lệ tử vong của một số bệnh truyền nhiễm nhóm B đang được ghi nhận tại Việt Nam trong 5 năm gần đây như sốt xuất huyết (0,022%), sốt rét (0,017%), bạch hầu (0,102%), ho gà (0,417%).

Đồng thời, cơ quan chức năng cũng đã xác định rõ tác nhân gây bệnh Covid-19 là do virus SARS-CoV-2 và bệnh Covid-19 đang có những tiêu chí thuộc bệnh truyễn nhiễm nhóm B theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm (nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong).

Theo chinhphu.vn, sau khi chuyển từ nhóm A sang nhóm B, Bộ Y tế cùng các đơn vị rà soát các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 để xem xét, quyết định việc áp dụng các biện pháp phù hợp với tình hình dịch bệnh.

Về công bố dịch, Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền công bố dịch theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế. Bộ trưởng Bộ Y tế công bố dịch theo đề nghị của Chủ tịch UBND cấp tỉnh khi có từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương công bố dịch.

Như vậy, dịch Covid-19 khi chuyển sang nhóm B không còn thuộc đối tượng công bố dịch của Thủ tướng Chính phủ.

Về việc công bố hết dịch, nếu ở nhóm A, theo quy định, Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định xem xét đề nghị Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch đối với trường hợp Thủ tướng Chính phủ đã công bố dịch.

Khi chuyển sang bệnh truyền nhiễm nhóm B, Bộ Y tế, UBND các tỉnh, thành phố căn cứ vào tình hình thực tế của dịch Covid-19 để thực hiện việc công bố hết dịch theo quy định pháp luật.

Thời gian qua, trong công tác chống dịch Covid-19, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế và các bộ ngành, địa phương cũng đã ban hành nhiều văn bản hướng đến việc phòng, chống dịch, trong đó, có quy định nhiều biện pháp chưa có tiền lệ.

Vì vậy, việc chuyển nhóm bệnh Covid-19 sang nhóm B đặt ra yêu cầu cần điều chỉnh lại các biện pháp phòng, chống dịch đang được áp dụng cũng như các quy định liên quan đến chế độ, chính sách đối với người tham gia phòng, chống dịch, thanh toán chi phí khám, chữa bệnh.

Nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.Còn nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.Theo baochinhphu.vn, thời gian tới, Thủ tướng đề nghị các đơn vị, địa phương tiếp tục hoàn thiện thủ tục pháp lý liên quan đến việc công bố hết dịch; lên kế hoạch phòng, chống Covid-19 phù hợp tình hình thực tế.Bộ Y tế tiến hành tổng kết công tác phòng, chống dịch trong tháng 6; hướng dẫn các địa phương chủ động thực hiện hoặc đề xuất về sửa đổi, bãi bỏ các quy định liên quan; tiếp tục thực hiện tiêm vaccine phòng, chống Covid-19 phù hợp tình hình, nghiên cứu việc tiêm vaccine Covid-19 hằng năm trong chương trình tiêm chủng mở rộng.UBND các tỉnh, thành phố hướng dẫn các cơ quan chuyên môn thực hiện việc rà soát tình hình dịch bệnh, công bố dịch, công bố hết dịch trên địa bàn dựa trên hướng dẫn của Bộ Y tế và quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.Trước đó, ngày 3-5-2023, WHO công bố chiến lược về chuẩn bị và ứng phó với Covid-19 giai đoạn 2023-2025. Bộ Y tế cũng đã xây dựng dự thảo về kế hoạch kiểm soát, quản lý đối với dịch Covid-19 giai đoạn 2023-2025 và đang tổng hợp ý kiến từ các đơn vị liên quan.

T.Đào

Theo Kinh tế Sài Gòn Online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Ăn lành, ngủ đủ, tập đều, sống vui – bí quyết...

0
(SGTT) - "Ăn lành, ngủ đủ, tập đều, sống vui" là câu châm ngôn khái quát phương thức để có một cơ thể khoẻ...

Phát hiện ca nhiễm cúm A/H9N2 đầu tiên tại Việt Nam

0
Theo Cục Y tế dự phòng, ca mắc cúm A/H9N2 đầu tiên tại Việt Nam là bệnh nhân nam, 37 tuổi, có bệnh lý...

Tháng 3, cả nước có gần 400 người bị ngộ độc...

0
Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, riêng trong tháng 3-2024, cả nước xảy ra sáu vụ ngộ độc thực phẩm, khiến...

Collagen tự nhiên đến từ những thực phẩm ăn hằng ngày

0
(SGTT) - Collagen là một loại protein tốt cho sức khỏe con người thông qua việc cải thiện sức khỏe tim mạch, cơ bắp...

Tắm nước nóng Ofuro: bí quyết đẹp da và sống thọ...

0
(SGTT) - Người Nhật tắm nước nóng nhiều hơn bất kỳ người nào khác trên thế giới. Tắm là một phần quan trọng trong...

‘Bàn tay’ AI trong sự phát triển của ngành y

0
(SGTT) - AI đang ngày càng khẳng định tiềm năng trong việc tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ y tế và cải...

Kết nối