Thứ Hai, Tháng Năm 6, 2024

Nhớ Sài Gòn xưa theo cách người trẻ

DIỄM MI –

Chưa bao giờ những hoài niệm về một Sài Gòn xưa lại sống dậy mạnh mẽ như thời gian gần đây. Sau triển lãm nghệ thuật trải nghiệm Sài Gòn – Ở đây – Bây giờ được tổ chức kết hợp trong phiên chợ cuối tuần Zero Station vừa kết thúc hôm 17-7, triển lãm Sài Gòn vi vu đến những điều xưa nhất tiếp nối từ ngày 21 tới 24-7 như để tạo nên dòng suối hoài niệm chưa có hồi kết cho những ai muốn hiểu thêm về Sài Gòn.  

Hai triển lãm đều được tổ chức từ các nhóm bạn trẻ yêu thích văn hóa, con người của Sài Gòn xưa và nay. Trong họ không phải ai cũng là dân Sài Gòn chính hiệu nhưng tất cả đều xem vùng đất này là quê hương của mình.

Hoài niệm

VH_3Một tấm postcard được chính các bạn trẻ thiết kế theo sự tưởng tượng về postcard thời xưa.

Có lẽ sinh ra trong thời bình nên những hồi ức về Sài Gòn xưa luôn có sức hút lớn đối với những người trẻ. Những tấm postcard in hình bản đồ Đông Dương, chợ Bến Thành, những câu khẩu hiệu, hình ảnh thiếu nữ Sài Gòn mặc áo dài… vừa giúp người trẻ hình dung rõ hơn về khung cảnh Sài Gòn xưa, vừa giúp những ai đã từng sống trong giai đoạn này ôn lại kỷ niệm một thời.

Đó cũng là lý do mà Nguyễn Viết Tuấn – trưởng nhóm Sài Gòn vi vu, muốn gửi đến người xem thông qua triển lãm Sài Gòn vi vu đến những điều xưa nhất của mình. Mỗi khi nghe người dân gắn thêm danh xưng “hòn ngọc Viễn Đông” sau chữ Sài Gòn như một điều tiếc nuối Tuấn thấy tò mò. Tuấn quyết định tìm kiếm các tư liệu hình ảnh về Sài Gòn xưa và cùng nhóm bạn thực hiện ý tưởng chụp hình tái hiện kiến trúc, con người, văn hóa Sài Gòn xưa và nay.

Trong các bức ảnh triển lãm, luôn có bố cục 3-2-1, cụm ba bức nói về một đề tài, hai bức chụp cùng một cảnh nhưng thời điểm xưa-nay, và một bức ghép giữa hai ảnh bằng phần mềm chỉnh sửa ảnh. Người xem dễ dàng nhận ra những thay đổi (nếu có) ở bức ảnh chụp ở hiện tại khi đem so với bức ảnh khác vì góc chụp, thời gian chụp hoàn toàn giống nhau. Nhưng khó lòng nhận ra ở bức ghép ảnh vì được người chụp xử lý kỹ. Nhiều người xem ví von Sài Gòn đang giao duyên giữa xưa và nay, vì cùng một cảnh vật nhưng mốc thời gian cách xa nhau, có nơi vẫn thế, có nơi đã khác xa rồi nhưng khi lồng vào nhau lại ăn khớp khó ngờ.

VH_2Tranh triển lãm được sắp xếp theo bố cục 3-2-1.

 

 

Tại triển lãm Sài Gòn vi vu đến những điều xưa nhất, nghệ sĩ Thành Lộc là khách mời đặc biệt được nhiều bạn trẻ chờ đón. Họ chờ những câu chuyện từ một cư dân Sài Gòn chính hiệu, sống hơn 50 năm ở mảnh đất này. Và, nghệ sĩ Thành Lộc mang đến những mẩu chuyện không thể mong đợi hơn về sự thay đổi của tà áo dài; con đường Đặng Thị Nhu bây giờ, ngày xưa một buổi bán cá và một buổi bán sách cũ; các sân khấu nhạc kịch dày đặc; Chợ Lớn ngày xưa trong tâm trí những đứa trẻ như một thế giới khác của người Hoa, đến Chợ Lớn như được đi nước ngoài…

Lan tỏa tình yêu Sài Gòn

VH_1Rất đông bạn trẻ đến nghe nghệ sĩ Thành Lộc kể chuyện Sài Gòn của ngày xưa.

Không phải ai sống ở Sài Gòn cũng có những ký ức đẹp cùng với mảnh đất này. Nhiều bạn trẻ đến triển lãm kể về những câu chuyện họ không may gặp phải khi sống ở Sài Gòn, từ bị cướp, bị lừa, tai nạn xe cộ… Sở dĩ họ kể ra vì họ tin Sài Gòn xưa không như thế. Một lý do được Kim Nhã, sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM đưa ra là vì dân tứ xứ đến đây sinh sống và lập nghiệp nhiều, áp lực kiếm kế sinh nhai khiến một số người trở nên dễ cộc cằn. Họ sống vội vàng, quan tâm đến lợi ích cá nhân nhiều hơn nên quên đi khí chất của con người nơi vùng đất họ đang sống. Nhưng đó chỉ là một số nhỏ những chuyện không vui về Sài Gòn, vẫn còn những câu chuyện cảm động về người Sài Gòn nghĩa hiệp dù họ sống ở đây từ lâu hay người phương xa đến.

Trong khuôn khổ triển lãm, hai nhóm bạn trẻ đều mong muốn vun đắp thêm tình yêu Sài Gòn đến những người xem của mình. Quốc Thiện, nhiếp ảnh gia thực hiện bộ ảnh Sài Gòn xưa chia sẻ: “Bắt tay vào thực hiện những bức ảnh về Sài Gòn mới hay có những nơi mình từng đi qua rất nhiều lần nhưng không hề để ý kiến trúc nơi đó, mãi đến khi nắm trong tay bức ảnh được chụp từ vài chục năm trước mới thấy sự thay đổi quá nhiều. Càng phát hiện ra sự thay đổi càng thấy thích thú hơn với mảnh đất này”.

Hai buổi triển lãm thu hút rất đông những người trẻ đến xem. Đây là tín hiệu vui cho những người tổ chức chương trình nói riêng và những ai mong muốn nhìn thấy giới trẻ sống có trước có sau với quá khứ. Nghệ sĩ Thành Lộc cho rằng người trẻ biết quan tâm đến quá khứ nơi mình đang sinh sống là người có trách nhiệm với chính bản thân và vận mệnh xã hội.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Hai cây cầu được người dân Nhà Bè mong ngóng sẽ...

0
(SGTT) - Cầu Phước Long và Rạch Đỉa đang triển khai thi công theo đúng tiến độ đề ra và dự kiến hoàn thành...

Khám phá nghề làm Hẩu của người Hoa ở Bình Dương

0
(SGTT) - Hẩu được xem là linh vật của người Hoa Phước Kiến ở Bình Dương. Theo dòng chảy thời gian, người Hoa Phước...

Giá vé máy bay tăng cao do phải chịu hơn 20...

0
(SGTT) - Theo Bộ Tài chính, một trong những nguyên nhân đẩy giá vé máy bay tăng cao quá mức là do mức thu...

Trưa nay ăn gì: Đổi vị cùng bánh canh cua ăn...

0
(SGTT) – Ngoài bánh canh cua truyền thống, nhiều quán bánh canh đã có thêm sự biến tấu khi thêm bào ngư. Qua đó,...

Người trẻ ‘biến hình’ cho những dòng kênh đen

5
(SGTT) - Đắm mình vào những dòng nước đen kịt, đầy rác rưởi hôi thối ở TPHCM, những bạn trẻ trong nhóm Sài Gòn...

Ngắm nhà thờ tốn hơn 500 năm xây dựng ở Milan,...

0
(SGTT) – Nằm ở trung tâm thành phố Milan của Ý, nhà thờ chính toà Milano (Duomo di Milano) là điểm đến hấp dẫn...

Kết nối