Chủ Nhật, Tháng Tư 28, 2024

Nhà Việt Nam học người Nga

Bảo Hướng –  

18 năm trước, sau khi học xong năm thứ hai Đại học Tổng hợp Quốc gia Viễn Đông ở thành phố cảng Vladivostok, Liên bang Nga, Daria Mishukova đến Việt Nam lần đầu tiên theo chương trình hợp tác giáo dục và nghiên cứu khoa học giữa Việt Nam và Liên bang Nga. Chương trình kéo dài một năm tại Khoa Tiếng Việt thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội dành cho sinh viên của Viện Nghiên cứu Phương Đông ở Moscow, St.Petersburg và Đại học Tổng hợp Quốc gia Viễn Đông. Daria chọn chuyên ngành Việt Nam học.

nha-nu-viet-nam-hoc-daria-mishukovaNhà nữ Việt Nam học Daria Mishukova.

Bén duyên với tiếng Việt từ đó, sau năm năm học tập, Daria đã góp nhặt cho mình những kiến thức sâu rộng về ngôn ngữ, văn hóa, lịch sử, văn học, kinh tế, địa lý, chính trị… để bắt đầu cho chặng đường mới, ở lại trường, làm giảng viên trẻ vào năm 2001 và tiếp tục luận án tiến sĩ về ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam. Kiên trì, nhẫn nại học hỏi, cô trở thành phó trưởng khoa nghiên cứu Đông Nam Á trẻ nhất trong lịch sử của trường vào năm 2005, kiêm Giám đốc Trung tâm Văn hóa Việt Nam ở Vladivostok.

Luôn quan niệm “không thể hiểu được linh hồn ngôn ngữ nếu không hiểu được tư duy của người Việt”, Daria đã đi dọc chiều dài đất nước hình chữ S để tìm hiểu, thu thập tư liệu và nghiên cứu về văn hóa, lịch sử, phong tục tập quán của người Việt. Nhiều bài báo nhỏ ra đời, phôi thai cho công trình đầu tiên với bao tâm huyết Việt Nam – Đất nước con rồng cháu tiên – quyển sách tiếng Nga viết về Việt Nam chỉ trong vỏn vẹn ba tháng hè làm việc nghiêm túc. Đầu năm 2007, sách ra mắt bạn đọc ở Nga, thu hút sự chú ý của dân du lịch và khơi dậy nỗi tò mò về một đất nước Đông Nam Á xa xôi. Quyển sách tiếp tục được tái bản vào năm 2010 ở Nga, rồi được chính Daria dịch sang tiếng Việt và ra mắt công chúng Việt Nam vào năm 2013. Việt Nam – Đất nước con rồng cháu tiên nhanh chóng thu hút báo chí và ngành du lịch với hơn 100 cuộc phỏng vấn, bài báo trên các phương tiện truyền thông của cả hai nước Nga-Việt và quốc tế.

vh_2

Lấy cảm hứng từ huyền thoại nổi tiếng và phổ biến về gốc tích người Việt – cha rồng Lạc Long Quân, mẹ tiên Âu Cơ – Daria tâm đắc chọn lấy làm tựa đề cho quyển sách của mình. Cô chia sẻ: “Cái tên nghe đáng yêu và bí ẩn, vì thế nó khơi dậy sự tò mò, kích thích người Nga tìm đến Việt Nam. Có thể nói tựa sách đã trở thành slogan mời gọi du khách Nga của một số công ty du lịch”.

Báo chí Nga cho biết người Nga thích cuốn sách vì cách viết dí dỏm, thông tin chi tiết, mở ra những chuyến đi và người đọc không thể nào cưỡng lại nỗi tò mò về một Việt Nam thật sự thế nào. Người Việt thì khen góc nhìn của Daria mới mẻ, hấp dẫn. Còn đối với Daria, viết sách không có gì khó khăn khi có niềm đam mê và vốn liếng kiến thức cũng như sự hiểu biết vững chắc, quan trọng là có đủ kiên nhẫn để bắt đầu, đủ tình yêu để chia sẻ thông tin và quan điểm cá nhân. Nhờ có bạn bè và các thầy cô giáo người Việt giúp đỡ, Daria đã nắm bắt cặn kẽ về văn hóa truyền thống lẫn hiện đại và tâm lý của người Việt, từ đó tìm ra những chi tiết thú vị, đắt giá làm điểm nhấn.

Và từ năm 2011, cô đã biên tập nội dung của sách từng chương theo yêu cầu để đăng tải hàng tháng trên tạp chí của một hãng hàng không Nga kèm những hình ảnh đẹp, sống động, tạo nên một kênh quảng bá liên tục, thu hút khách Nga đến Việt Nam.

Ngoài chuyện viết sách về Việt Nam, trong năm 2005, Daria theo đoàn famtrip (hình thức du lịch tìm hiểu, tiếp thị, khai thác tour mới) từ Viễn Đông của Nga đến thăm Bình Thuận, khi đó ngành du lịch ở tỉnh này mới chỉ thu hút 5.000 du khách Nga mỗi năm. Qua chuyến đi, Daria nghĩ mùa Đông ở Nga rất lạnh, người Nga lại thích tắm biển, tắm nắng trong khi đó Việt Nam có bãi biển dài, khí hậu nhiệt đới, thời tiết phía Nam ấm nóng quanh năm. Vì thế, Daria nhận lời sang Việt Nam làm việc cho Công ty Du lịch quốc tế Nhật Minh với vị trí phó giám đốc.

Chuyến charter flight (chuyến bay dành riêng cho du khách của một hãng lữ hành) đầu tiên từ Vladivostok đến Cam Ranh vào năm 2010 đã hạ cánh nhờ sự đóng góp của hãng hàng không Vladivostok Avia và Công ty Du lịch quốc tế Nhật Minh. Và sau đó, Công ty Pegas Touristik bắt đầu triển khai chương trình bay đến thành phố biển Nha Trang từ 10 thành phố của Liên bang Nga, khách Nga bay sang Việt Nam nhộn nhịp.

Giờ đây, con số 5.000 khách Nga đến Việt Nam hàng năm quá bình thường khi tháng 5-2016 Việt Nam đón 36.171 khách Nga, tháng 6-2016 đón 24.145 khách và tháng 7-2016 Việt Nam đón 28.883 khách Nga. Daria cho biết, vì nhiều lý do khác nhau, hiện nay ngành du lịch đầy cạnh tranh. Ngành du lịch Việt Nam cần tích cực cải thiện hơn nữa để quảng bá thương hiệu, thu hút du khách quốc tế. “Xu hướng du lịch trong những năm tới, khách Trung Quốc sẽ chiếm ưu thế về số lượng và khả năng chi trả, tuy nhiên, khách Nga sẽ vẫn chiếm một vị trí lớn trong nhóm mười quốc gia có khách quốc tế lớn đến Việt Nam”, cô cho hay.

Hiện nay cô vẫn tiếp tục những chuyến đi tìm hiểu Việt Nam đất nước-con người khắp mọi miền đất của một nhà Việt Nam học.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Huế giới thiệu ẩm thực truyền thống đến du khách

0
(SGTT) – Trong kỳ nghỉ lễ 30-4, du khách đến Huế sẽ có dịp thưởng thức các món ăn, đồ uống truyền thống địa...

Sân bay Tân Sơn Nhất, Nội Bài đón hơn 209.000 khách...

0
(SGTT) - Trong ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ dịp 30-4 và 1-5, tức 27-4, sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất...

Đầm hoa lục bình hút khách check-in ở Hà Nội

0
(SGTT) - Những ngày đầu Hè, hoa lục bình đua nhau nở tím biếc tại một đầm nước ở quận Long Biên, thành phố...

6 món ăn nên thử khi ghé thăm Đồng Nai dịp...

0
(SGTT) - Trong kỳ nghỉ lễ 30-4, nếu du khách chọn khám phá những địa phương lân cận TPHCM, thì Đồng Nai là một...

Lên Tủa Chùa ngắm cầu treo Pa Phông

0
(SGTT) – Nằm ở huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên, cầu treo Pa Phông là điểm đến được nhiều du khách khám phá trong...

Du khách trải nghiệm không gian văn hoá ẩm thực làng...

0
(SGTT) – Nằm trong chương trình kích cầu du lịch 2024 “Quảng Nam – Miền xanh di sản”, tối 26-4, lễ hội văn hoá...

Kết nối