Thứ Bảy, Tháng Tư 27, 2024

Kịch cùng Bolero, tiếp sức cho kịch nói thời khó khăn

Nguyễn Huy

Nhiều năm nay, kịch nói đang lâm vào cảnh vô cùng khó khăn, việc trả vé vì ít khán giả gần đây trở thành chuyện bình thường tại tất cả sân khấu. Trong bối cảnh ấy, bỗng dưng chương trình Kịch cùng Bolero xuất hiện trên truyền hình. Nhiều nhà chuyên môn không dám tin cuộc thi này sẽ thu hút sự quan tâm của công chúng, nhưng gần đi đến hồi kết, gameshow tưởng chừng kém hấp dẫn lại lôi cuốn nhiều người.

VH_2Tuyết Thu và Quang Thảo trong một vở diễn của đạo diễn Ngọc Duyên trong Kịch cùng Bolero.

Đầu tư hết mình cho kịch nghệ

Đạo diễn, nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) Vũ Thành Vinh là người sáng tạo ra format (kịch bản) Kịch cùng Bolero. Vì mê kịch, hàng tuần NSƯT Vũ Thành Vinh mua vé vào rạp xem các vở diễn mà anh ưa thích, nhờ vậy mà vị đạo diễn từng đoạt giải thưởng phim truyền hình này nhận ra khán giả đến rạp xem kịch ngày càng giảm số lượng và biết được nguyên nhân tại sao. Anh bắt tay xây dựng một chương trình với hy vọng kéo khán giả trở lại kịch nói.

NSƯT Vũ Thành Vinh hiểu rằng một vở diễn muốn hấp dẫn người xem trước tiên phải có kịch bản hay và bàn tay đạo diễn tài năng. Anh đến từng sân khấu để “săn lùng” những đạo diễn trẻ chưa nổi tiếng nhưng dàn dựng chắc tay. Anh tìm gặp Ngọc Duyên và Ngọc Tưởng của sân khấu Hoàng Thái Thanh, Xuân Trang của sân khấu Phú Nhuận và Trần Vũ từng gây ấn tượng với nhiều vở kịch truyền hình. Đây là những người năng động, sáng tạo và đam mê kịch nghệ và thực tế là họ đã “cháy” hết mình với cuộc thi Kịch cùng Boleo.

Kịch cùng Boleo đã gỡ được bài toán khó cho kịch nói là thay vì buộc khán giả mua vé đến rạp thì mang kịch đến nhà cho công chúng. Kế đến, nhà sản xuất chương trình móc hầu bao hào phóng cho mọi khoản chi phí như kịch bản, diễn viên, cảnh trí, phục trang, âm thanh, ánh sáng, những thứ mà các ông bà bầu sân khấu không dám đầu tư hết sức vì khó có khả năng thu hồi vốn. Điều đó góp phần rất lớn cho mỗi tiết mục dự thi, tức là mỗi vở kịch ngắn của Kịch cùng Bolero có chiều sâu nội dung và được giới chuyên môn đánh giá đạt được giá trị thẩm mỹ. Đây là nguyên nhân cốt lõi để lôi kéo khán giả say mê dõi theo những diễn biến của cuộc thi.

“Chi phí cho Kịch cùng Bolero khá lớn, tuy nhiên bù lại khán giả sẽ thấy rằng kịch vẫn còn rất đáng xem và vấn đề còn lại là người nghệ sĩ có tạo ra những tác phẩm giá trị hay không. Bên cạnh đó, qua cuộc thi này tôi cũng muốn nhắn gửi đến các chủ sân khấu rằng khán giả vẫn sẽ đến rạp nếu như nhà sản xuất biết cách khai thác đúng tâm lý người xem và đầu tư chỉn chu cho từng vở diễn”, đạo diễn Vũ Thành Vinh chia sẻ.

VH_1Minh Luân và Diễm Phương trong một vở kịch của đạo diễn Xuân Trang trong chương trình Kịch cùng Bolero.

Phục vụ khán giả vùng xa

Thực tế cho thấy khán giả hiện nay có điều kiện xem kịch nói thường ở hai đô thị lớn là Hà Nội và TPHCM. Cư dân tỉnh lẻ muốn được xem kịch đúng nghĩa gần như rất hiếm, bởi không có sân khấu kịch chuyên biệt. Giờ đây, khi Kịch cùng Bolero phát sóng truyền hình thì khán giả từ thôn quê đến thành thị đâu đâu cũng có thể thưởng thức bộ môn nghệ thuật này. Từ đây có thể thấy rằng Kịch cùng Bolero không chỉ làm hồi sinh bộ môn kịch tại khu vực thành thị mà còn lan tỏa nó đến nông thôn.

Xa hơn là cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có điều kiện thưởng thức nhiều loại hình nghệ thuật giải trí khác nhau của các nước nhưng kịch nói của Việt Nam thì rất hạn chế. Cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại chỉ có người Việt tại Mỹ còn có cơ hội hiếm hoi được xem kịch do nghệ sĩ Việt Nam trình diễn, còn lại hoàn toàn vắng bóng kịch nói mặc dù họ muốn được xem. Và như thế việc đưa kịch lên truyền hình và sau đó tiếp tục tải lên trang mạng xã hội chia sẻ video YouTube đã giúp cho người Việt Nam khắp nơi trên thế giới được xem nhiều vở kịch hay và lạ. Đây là điều mà các đạo diễn cho rằng đạo diễn Vũ Thành Vinh đã làm thành công qua Kịch cùng Bolero.

NSND Hồng Vân, người có kinh nghiệm trong vai trò bầu sân khấu cho rằng Kịch cùng Bolero chẳng những không làm khán giả bỏ sân khấu vì tranh thủ ngồi nhà xem kịch không mất tiền, mà ngược lại khi nhận thấy kịch nói được làm đến nơi đến chốn sẽ hấp dẫn thế nào, chắc chắn khán giả sẽ mua vé đến rạp bởi niềm tin được khôi phục.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Bữa sáng Sài Gòn: Mới lạ tô phở Cường Ký nấu...

0
(SGTT) - Ngoài hương vị phở miền Nam hay Bắc, món phở còn được một số người Hoa bày bán với những thức ăn...

Ở khách sạn, đi du thuyền ngắm pháo hoa tại TPHCM...

0
(SGTT) – Lưu trú, ăn uống tại những khách sạn ở khu vực trung tâm hay đi du thuyền trên sông Sài Gòn... là...

Ngân hàng số Cake thêm tính năng mã khóa bảo vệ...

0
Nhằm tăng cường thêm độ bảo mật cho người gửi tiết kiệm, Ngân hàng số Cake by VPBank vừa thêm tính năng bảo mật...

Trải nghiệm bánh bèo Huế, giá chỉ 35.000 đồng ở chợ...

0
(SGTT) - Bánh bèo là món ăn đặc trưng vùng miền Việt Nam, có nhiều cách biến tấu tùy thuộc mỗi địa phương. Trong...

Dòng người hối hả về quê, các cửa ngõ TPHCM bắt...

0
(SGTT) – Từ chiều 26-4, ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ 30-4, tại sân bay Tân Sơn Nhất, ga Sài Gòn,...

TPHCM có đủ các loại vắc-xin trong chương trình tiêm chủng...

0
(SGTT) - Theo Sở Y tế TPHCM, các cơ sở thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng trên địa bàn đã có đủ...

Kết nối