Thứ Sáu, Tháng Tư 26, 2024

Hàng không: nan giải chuyện an toàn và tiện ích

Hữu Long

Vẫn chưa có một giải pháp hữu hiệu nhằm bảo đảm trọn vẹn tính an toàn và tiện ích cho hành khách sau lệnh cấm mang các thiết bị điện tử cỡ lớn lên khoang hành khách trong một số chuyến bay nhất định tại Mỹ và Anh, sau cuộc họp thường niên của Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế (IATA).

Hãng tin Reuters cho biết việc tìm kiếm giải pháp thay thế lệnh cấm mang các thiết bị điện tử cỡ lớn, ví dụ như máy tính xách tay (laptop) lên khoang hành khách để bảo đảm an ninh cho các chuyến bay mà không gây ra sự bất tiện đã trở thành một chủ đề nóng bỏng tại cuộc hội nghị thường niên IATA vào ngày 5 và 6-6 vừa qua ở Cancun, Mexico.

 hangkhong1Tìm giải pháp sau lệnh cấm mang các thiết bị điện tử cỡ lớn lên khoang hành khách của Mỹ và Anh là một vấn đề đau đầu của ngành hàng không.

Thách thức trong giai đoạn phát triển

Tại cuộc họp của IATA, các phương án được đề xuất bao gồm chó nghiệp vụ, công nghệ dò bom, tăng cường công tác huấn luyện và nhiều biện pháp khác nhằm thay thế cho lệnh cấm mà hiệp hội này cho là đang đe dọa ngành hàng không ngay tại thời điểm ngành đang phát triển mạnh mẽ.

Ông Alexandre de Juniache, Tổng giám đốc IATA, nói rằng việc giá dầu thấp và 3,8 tỉ hành khách lựa chọn phương thức vận tải này vào năm ngoái (con số được dự đoán sẽ tăng lên gấp đôi trong 20 năm tới) đã mang đến cho ngành hàng không một giai đoạn phát triển khá ấn tượng, với tám năm liên tiếp thu lợi nhuận.

Tuy nhiên, triển vọng tài chính này đang bị phủ mây đen sau khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi tháng 3 vừa qua đã ban hành lệnh cấm mang các thiết bị điện tử cỡ lớn vào khoang hành khách trên các chuyến bay giữa Mỹ và 10 sân bay ở Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Đông và Bắc Phi. Nước Anh cũng đưa ra một lệnh cấm tương tự đối với các chuyến bay từ sáu quốc gia.

IATA ước tính nếu lệnh cấm nói trên được mở rộng việc áp dụng đối với cả các chuyến bay giữa Mỹ và châu Âu như Bộ An ninh nội địa Mỹ từng đề cập đến thì doanh thu của ngành hàng không sẽ bị thiệt hại khoảng 1,4 tỉ đô la mỗi năm.

Theo Tổng giám đốc Juniache, biện pháp cấm đoán hiện tại không thể được chấp nhận như những giải pháp lâu dài cho bất cứ mối đe dọa nào trong lĩnh vực vận chuyển trên không. Người đứng đầu IATA đề xuất biện pháp quét các thiết bị điện tử tại các điểm kiểm soát và kêu gọi các chính phủ hợp tác với ngành hàng không để tìm ra giải pháp có tính khả thi hơn.

 

Chưa có giải pháp hữu hiệu

Trước cuộc họp của IATA khoảng ba tuần, vào ngày 17-5, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã thảo luận về các vấn đề được cho là “các mối đe dọa đang trở nên nghiêm trọng” đối với an ninh hàng không trong bối cảnh Washington đang xem xét áp dụng lệnh cấm các thiết bị điện tử trên các chuyến bay đến từ châu Âu.

Một tuyên bố chung được đưa ra sau cuộc gặp cho biết hai bên đã trao đổi thông tin về các mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh hàng không và cách thức ứng phó với các mối đe dọa này. Ngoài ra, tiêu chuẩn an ninh hàng không và khả năng phát hiện cũng như tăng cường an ninh liên quan đến các thiết bị điện tử cỡ lớn đặt trong hành lý ký gửi đã qua kiểm tra an ninh cũng được đưa ra thảo luận. Sau đó, vào ngày 30-5, giới chức Mỹ thông báo tạm hoãn việc ban hành lệnh cấm mang máy tính cá nhân lên khoang hành khách đối với các chuyến bay từ châu Âu đến nước này.

Các chuyên gia ngành hàng không cho rằng một lệnh cấm của Mỹ đối với việc mang máy tính xách tay lên máy bay có thể là điều bình thường như hiện nay có thể là một cú sốc khi dự kiến có khoảng 3.250 chuyến bay mỗi tuần từ châu Âu đi Mỹ trong mùa hè này. Một mối lo ngại khác là nguy cơ cháy nổ pin khi các thiết bị này được đặt vào hành lý ký gửi.

Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) đã yêu cầu các nhà quản lý cân nhắc về các biện pháp an ninh và an toàn bay sau khi Mỹ và Anh bắt buộc các thiết bị điện tử cỡ lớn phải để ở khoang hành lý, thay vì trên khoang hành khách, đối với các chuyến bay đến từ các nước Hồi giáo.

Trên thực tế, lệnh cấm có thể giải tỏa những lo lắng về vấn đề an ninh nhưng lại tiềm ẩn các rủi ro liên quan đến kỹ thuật, do các loại hàng hóa chứa lithium rất dễ bắt lửa và gây cháy nổ. Tình hình sẽ khó kiểm soát và trở nên vô cùng nguy hiểm khi cháy nổ xảy ra trong khoang hành lý ký gửi.

Từ năm 2016, ICAO đã ra thông báo cấm vận chuyển pin lithium dưới dạng hàng hóa ký gửi trên máy bay. Các chuyên gia trong ngành hiện đang nghiên cứu để phát triển các kỹ thuật đóng gói mới giúp cho việc vận chuyển loại pin này theo đường hàng không trở nên thuận tiện và an toàn hơn.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Ở khách sạn, đi du thuyền ngắm pháo hoa tại TPHCM...

0
(SGTT) – Lưu trú, ăn uống tại những khách sạn ở khu vực trung tâm hay đi du thuyền trên sông Sài Gòn... là...

Ngân hàng số Cake thêm tính năng mã khóa bảo vệ...

0
Nhằm tăng cường thêm độ bảo mật cho người gửi tiết kiệm, Ngân hàng số Cake by VPBank vừa thêm tính năng bảo mật...

Trải nghiệm bánh bèo Huế, giá chỉ 35.000 đồng ở chợ...

0
(SGTT) - Bánh bèo là món ăn đặc trưng vùng miền Việt Nam, có nhiều cách biến tấu tùy thuộc mỗi địa phương. Trong...

Dòng người hối hả về quê, các cửa ngõ TPHCM bắt...

0
(SGTT) – Từ chiều 26-4, ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ 30-4, tại sân bay Tân Sơn Nhất, ga Sài Gòn,...

TPHCM có đủ các loại vắc-xin trong chương trình tiêm chủng...

0
(SGTT) - Theo Sở Y tế TPHCM, các cơ sở thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng trên địa bàn đã có đủ...

Lần đầu tiên Bộ Nông nghiệp có hướng dẫn phát triển...

0
(SGTT) - Lần đầu tiên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tài liệu tập huấn phát triển mô hình du...

Kết nối