Thứ Bảy, Tháng Tư 27, 2024

“Đừng tiếp tay với đường bẩn, đường lậu mà hại dân mình”

Một số doanh nghiệp kinh doanh đường bẩn, đường lậu vì lợi nhuận, không tuân thủ những quy định của Bộ Y tế và Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), đã sản xuất, chế biến và bán những sản phẩm đường và thực phẩm liên quan đến đường không đủ tiêu chuẩn. Hiện tượng này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng, mà còn gây hại cho các doanh nghiệp ngành đường và người nông dân trồng mía.

“Quản chưa nổi, người nông dân thiệt đơn, thiệt kép”

Trao đổi với chúng tôi, GS.TS Võ Tòng Xuân, người gắn bó lâu năm với nông dân trồng mía, đã chia sẻ một vài tâm tư của ông liên quan đến vấn đề trên. Theo Giáo sư, không chỉ là các cơ quan chức năng của Nhà nước, mà cả doanh nghiệp, truyền thông cũng phải vào cuộc, “tuyên chiến” với các sản phẩm đường không được đóng gói theo tiêu chuẩn, không nhãn mác để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, đồng thời bảo vệ lợi ích của người nông dân và những doanh nghiệp đường có thương hiệu tốt, có uy tín.

GS.TS Võ Tòng Xuân
GS.TS Võ Tòng Xuân

“Trước hiện tượng đường bẩn, đường lậu được công khai bày bán như hiện nay, người nông dân gặp thiệt hại nhiều hơn cả. Doanh nghiệp bị thu hẹp thị trường, bán không được sản phẩm vì đường lậu, tất nhiên phải giảm chi phí sản xuất, cũng có nghĩa là giảm giá thu mua mía nguyên liệu. Trong vai trò người tiêu dùng, người nông dân chủ yếu sống ở nông thôn, ít có dịp mua sắm tại các hệ thống siêu thị, thường mua hàng ở những cửa hàng nhỏ, chợ tạm, nơi không đảm bảo vệ sinh. Thiệt là trớ trêu khi người nông dân trồng mía, mà lại phải mua và dùng các loại đường lậu, đường bẩn. Khi nào chúng ta còn quản chưa nổi việc này, thì người nông dân còn thiệt đơn, thiệt kép dài dài”, GS.TS Võ Tòng Xuân cho biết.

Tại các chợ đầu mối, các sở NN-PTNT đã có một số biện pháp kiểm soát, yêu cầu các sản phẩm đều phải có nhãn để người tiêu dùng nhận biết nguồn gốc xuất xứ sản phẩm và để cho thương nhân chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, tại một số chợ truyền thống, hiện nay, vẫn tồn tại một số sản phẩm đường không nhãn mác, không rõ nguồn gốc. Việc này, Ban chỉ đạo liên ngành về VSATTP đã chỉ đạo Sở Công thương các tỉnh thành lập đoàn thanh tra liên ngành và chuyên ngành ở các cấp, tiến hành thanh tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh tập trung, lấy mẫu đường, sản phẩm liên quan đến đường để kiểm tra các chỉ tiêu an toàn. Các thông tin liên quan đến hoạt động này đều được cung cấp cho các cơ quan báo, đài và đăng trên website của chi cục. Giáo sư cho biết thêm: “Chủ trương, biện pháp thì rất đúng. Nhưng kinh phí thì có hạn. Khó mà có thể phân tích hết được những mẫu đường tại các chợ tạm, hay cửa hàng nhỏ. Thêm nữa, biện pháp chế tài chưa xứng đáng, ăn gian làm dối mà chưa bị xử phạt đúng mức thì những người kinh doanh kiểu đó đâu biết sợ, vì cái lợi trước mắt quá nhiều mà”.

[box type=”download”] Hãy là người tiêu dùng thông minh!

Gs Võ Tòng Xuân: “Để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình trước thực trạng đường bẩn được buôn bán và sử dụng tràn lan trên thị trường, người tiêu dùng hãy chọn những sản phẩm có nhãn mác đầy đủ được sản xuất ở những cơ sở có thương hiệu lâu năm, được bày bán ở những nơi có đủ điều kiện vệ sinh như siêu thị, các cửa hàng tiện ích… Đồng thời, người dân nên chọn lựa những sản phẩm có màu sắc tự nhiên, tức là chọn những sản phẩm màu tự nhiên của nguyên liệu cấu thành sản phẩm đó; và tuân thủ nghiêm các điều kiện bảo quản của sản phẩm, lưu ý hạn sử dụng”.[/box]

“Phải tập trung tuyên truyền vào đối tượng phụ nữ ở nông thôn”

Về vấn đề tuyên truyền thông tin đến người tiêu dùng, GS.TS Võ Tòng Xuân cho rằng, có một đối tượng truyền thông hay bị bỏ quên, đó chính là phụ nữ ở nông thôn: “Muốn tuyên truyền hiệu quả là phải nhắm vào đối tượng phụ nữ, vì phụ nữ ‘nắm’ cái bếp trong nhà, là người chịu trách nhiệm về bữa ăn và sức khỏe của cả gia đình. Nếu như phụ nữ thành thị được trang bị đầy đủ kiến thức, và chỉ mua sắm ở các siêu thị, cửa hàng đảm bảo các tiêu chuẩn; thì phụ nữ nông thôn ít có dịp được phổ biến thông tin, và phải mua hàng ở chợ tạm, cửa hàng nhỏ, không đảm bảo vệ sinh.

Giáo sư cũng góp thêm một số ý kiến trong công tác tuyên truyền, như: Qua công tác thanh tra, nếu phát hiện các nhà sản xuất kinh doanh thiếu đạo đức thông qua việc không chấp hành đầy đủ các qui định về VSATTP thì cơ quan quản lý sẽ xử lý nghiêm theo qui định và công khai thông tin vi phạm trên báo, đài.

Các cơ quan chức năng khó mà kiểm soát hết được nguồn đường sử dụng, nên người tiêu dùng, nhất là các bà nội trợ cần lựa chọn những sản phẩm đường của những thương hiệu lớn, có nhãn mác đầy đủ, có địa chỉ, hạn sử dụng rõ ràng. Đừng vì tiết kiệm vài ngàn đồng mà mua những loại đường trôi nổi trên thị trường, gây hại cho sức khỏe bản thân và gia đình!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Ở khách sạn, đi du thuyền ngắm pháo hoa tại TPHCM...

0
(SGTT) – Lưu trú, ăn uống tại những khách sạn ở khu vực trung tâm hay đi du thuyền trên sông Sài Gòn... là...

Ngân hàng số Cake thêm tính năng mã khóa bảo vệ...

0
Nhằm tăng cường thêm độ bảo mật cho người gửi tiết kiệm, Ngân hàng số Cake by VPBank vừa thêm tính năng bảo mật...

Trải nghiệm bánh bèo Huế, giá chỉ 35.000 đồng ở chợ...

0
(SGTT) - Bánh bèo là món ăn đặc trưng vùng miền Việt Nam, có nhiều cách biến tấu tùy thuộc mỗi địa phương. Trong...

Dòng người hối hả về quê, các cửa ngõ TPHCM bắt...

0
(SGTT) – Từ chiều 26-4, ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ 30-4, tại sân bay Tân Sơn Nhất, ga Sài Gòn,...

TPHCM có đủ các loại vắc-xin trong chương trình tiêm chủng...

0
(SGTT) - Theo Sở Y tế TPHCM, các cơ sở thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng trên địa bàn đã có đủ...

Lần đầu tiên Bộ Nông nghiệp có hướng dẫn phát triển...

0
(SGTT) - Lần đầu tiên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tài liệu tập huấn phát triển mô hình du...

Kết nối