Chủ Nhật, Tháng Năm 5, 2024

Đi chợ an toàn với điện thoại thông minh

TRÚC DIỄM –

Tương tự như TPHCM, thành phố Hà Nội hiện cũng đang triển khai ứng dụng truy xuất nguồn gốc thực phẩm. Chỉ bằng một chiếc điện thoại thông minh (smartphone), người tiêu dùng có thể biết được nguồn gốc, xuất xứ của các sản phẩm rau, thịt thông qua một phần mềm được cài đặt trong máy.

Nhu cầu minh bạch thông tin

unnamedTại Hà Nội, dự kiến ban đầu sẽ có năm doanh nghiệp tham gia thí điểm với 350 dòng sản phẩm được ứng dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử.

Với người tiêu dùng như chị Chi, nhân viên văn phòng một công ty Nhật Bản nằm trên đường Trần Duy Hưng, Hà Nội, trong bối cảnh thực phẩm bẩn tràn lan, làm sao mua được thực phẩm an toàn là điều mà gia đình chị rất quan tâm. Song lâu nay, việc lựa chọn được thực phẩm mà mình cảm thấy tin tưởng là sạch thì rất khó khăn.

Theo chị Chi, vào cửa hàng rau sạch, chỉ biết rằng rau đó được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP hoặc sản xuất hữu cơ, nhưng độ xác thực thông tin đến mức nào thì chị cũng như nhiều người vẫn chưa được an tâm.

Còn với doanh nghiệp, ông Nguyễn Tiến Hưng, Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm sạch BigGreen Việt Nam, cho hay chuỗi cửa hàng của ông có khoảng 600 sản phẩm rau, hoa quả của hơn 100 nhà phân phối trên cả nước. Theo đó, thật khó để thông tin chi tiết đến người tiêu dùng về các giấy chứng nhận VietGAP, chứng nhận hữu cơ, vùng trồng, nhật ký đồng ruộng…

Xuất phát từ những đòi hỏi trong thực tế như trên, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội mới đây đã triển khai hệ thống minh bạch thông tin, truy xuất nguồn gốc thực phẩm an toàn sau hơn một năm lên ý tưởng và thực hiện chương trình.

Theo đó, chỉ cần sử dụng điện thoại thông minh chạy hệ điều hành iOS hoặc Android có kết nối mạng Internet là khách hàng có thể quét mã QR code trên sản phẩm để tra cứu thông tin chi tiết về sản phẩm, cơ sở sản xuất và cơ sở phân phối. Ngoài ra, người tiêu dùng cũng sẽ thấy được các giấy tờ chứng nhận liên quan đến sản phẩm thông qua ứng dụng này và phản hồi ý kiến tới cơ quan quản lý và doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng có thể xem bản đồ từ vị trí của mình tới vị trí các nhà cung cấp nông sản, thực phẩm trong hệ thống thông qua Google Map.

Theo ông Nguyễn Văn Chí, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội – đơn vị chủ trì đề án trên, ngoài mục đích là minh bạch thông tin tới người tiêu dùng, phần mềm này còn phục vụ nhà quản lý thông qua những phản hồi từ người tiêu dùng.

Ông Nguyễn Tiến Hưng, Giám đốc Công ty BigGreen nói trên, cho rằng các doanh nghiệp làm ăn chân chính đều muốn minh bạch thông tin nhiều nhất có thể tới người tiêu dùng. Với việc sử dụng QR code, doanh nghiệp có thể cung cấp mọi thông tin, và thông tin này có sự kiểm chứng của cơ quan nhà nước. Do đó, người tiêu dùng sẽ cảm thấy tin tưởng hơn với sản phẩm.

Băn khoăn việc kiểm soát

20141218_190946

Ông Nguyễn Văn Chí cho biết, theo quy trình cấp QR code cho sản phẩm, một dòng sản phẩm muốn được cấp code trước tiên phải được chứng nhận VietGap. Mã QR code không phải là giấy chứng nhận mà chỉ là cách thức minh bạch thông tin của giấy tờ, ngày cấp, ngày hết hạn, nguồn gốc xuất xứ, tên sản phẩm, mô tả sản phẩm, đơn vị nào cấp…

Người tiêu dùng cũng có thể phản hồi luôn trên ứng dụng này. Những phản hồi của người tiêu dùng sẽ gửi về cơ sở sản xuất và về đơn vị quản lý. Nếu có ý kiến, đơn vị chức năng sẽ tổ chức phối hợp kiểm tra.

Dự kiến, ban đầu sẽ có năm doanh nghiệp tham gia thí điểm với 350 dòng sản phẩm được ứng dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử. Trong đó có 150 sản phẩm của Hà Nội và 200 sản phẩm của các tỉnh, thành khác được bán tại thị trường Hà Nội.

Tuy nhiên, theo một số doanh nghiệp, do đây là một ứng dụng mới với người tiêu dùng và cả doanh nghiệp nên bước đầu triển khai còn một số lo ngại, vướng mắc. Các ý kiến cho rằng hạn chế của hệ thống này là tem và phần mềm khi thử nghiệm chưa thực sự nhạy.

Hơn nữa, giá thành tem in riêng còn cao, gây khó cho doanh nghiệp kinh doanh nhiều loại mặt hàng. Ngoài ra, có thể xảy ra tình trạng quay vòng tem nếu việc quản lý tem in QR code không chặt chẽ.

[box type=”download”] Để sử dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử trên điện thoại, người dùng truy cập Appstore đối với điện thoại chạy hệ điều hành iOS, và Google play đối với điện thoại chạy hệ điều hành Android, tải về ứng dụng NGTP, cài đặt, đăng nhập và tiến hành truy xuất.[/box]

Ông Chí cho hay, tất cả những điểm cấp QR code đều phải ký biên bản chịu trách nhiệm trước cộng đồng, đồng thời người sản xuất, người kinh doanh phải chịu trách nhiệm cuối cùng về chất lượng sản phẩm.

Liên quan đến việc “tem thật, hàng giả”, ông Chí cho hay, đây là việc kiểm soát của các lực lượng chức năng trong quá trình cấp giấy chứng nhận. Còn QR code chỉ được hiểu là một “profile” (sự mô tả), một cách minh bạch thông tin để người tiêu dùng có thể nhận diện, tránh hàng giả.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Nở rộ dịch vụ hỗ trợ các phiên livestream bán hàng

0
(SGTT) - Hình thức livestream (bán hàng trực tiếp) trên các nền tảng mạng xã hội đang xuất hiện với tần suất dày hơn...

Khám phá Văn Miếu – Quốc Tử Giám về đêm

0
(SGTT) - Bằng việc sử dụng công nghệ 3D Mapping, phối hợp cùng kỹ thuật dàn dựng ánh sáng và âm thanh, Văn Miếu...

Hợp nhất hai công ty vận tải đường sắt cuối năm...

0
(SGTT) - Hai công ty cổ phần vận tải đường sắt khi được sáp nhập sẽ giúp triệt tiêu cạnh tranh nội bộ, giảm...

Thủ tướng yêu cầu truy xuất nguồn gốc thực phẩm

0
(SGTT) - Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế tuyên truyền việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa, khắc phục sự cố về...

Dấu xưa – Hồn phố: Thăm ngôi đình cổ hơn 170...

0
(SGTT) - Được xây dựng trên cù lao Bà Tàng, phường 7, quận 8, nằm ngay nhánh rẽ của dòng kênh Đôi, đình Bình...

Ghé quán ốc được Michelin gợi ý ở TPHCM

0
(SGTT) - Dù nằm khuất trong con hẻm đường Nguyễn Trãi, quận 1, nhưng tiệm ốc Đào lại là điểm đến quen thuộc của...

Kết nối