Thứ Ba, Tháng Chín 10, 2024

Cô gái Huế và câu chuyện nâng tầm ẩm thực vịt ta thành ‘vịt Âu’

(SGTT) – Lớn lên ở vùng đất Cố đô Huế, chị Trần Thị Kim Quý ngoài bảo tồn ẩm thực địa phương ra còn nghiên cứu những món ăn mới lạ. Trong một cơ duyên đến từ chồng, chị đã mạnh dạn đầu tư và biến tấu thịt vịt trong nước thành món vịt quay rút xương phảng phất hương vị châu Âu.
Chị Quý đang giới thiệu món vịt quay rút xương trong một sự kiện. Ảnh: NVCC

Trước khi kinh doanh mặt hàng mới lạ này, chị Trần Thị Kim Quý (36 tuổi, trú tại 149A Bà Triệu, phường Xuân Phú, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế) đã cùng chồng lập nên thương hiệu Quang Aachener Imbiss vào năm 2013. Theo đó, cơ sở kinh doanh của chị chuyên về sản xuất các sản phẩm đặc trưng đất cố đô như mắm tôm, mắm cá, mắm ruốc, mắm tép mắm nêm, nước mắm truyền thống, chả cua Huế. Đặc biệt, sản phẩm của chị đều làm thủ công, không dùng chất bảo quản hay tạo màu nên rất được du khách ưa chuộng, mua về làm quà biếu.

Nhắc về cơ duyên kinh doanh vịt quay rút xương, chị cho hay, trong một lần ngồi nói chuyện với chồng (đầu bếp có 30 năm kinh nghiêm về ẩm thực và làm việc ở nhiều nhà hàng lớn tại Đức) về việc sản xuất một sản phẩm mới thì nảy ra ý tưởng làm vịt quay rút xương.

Nghĩ là thực hiện, chị cầm số vốn khởi nghiệp 200 triệu đồng cùng chồng tìm vùng nguyên liệu sạch để nuôi vịt, cho ra những lứa vịt đạt yêu cầu chế biến món ăn. Do vịt được cho ăn thức ăn truyền thống như lúa, cám, khoai, ốc… nên thịt ngọt và thơm.

Về quy trình sản xuất vịt quay rút xương, chị chia sẻ đó là cả một quy trình với từng công đoạn đều phải chăm chút kỹ lưỡng. Đầu tiên, thịt vịt để nguyên con, làm sạch lông, lấy lòng ra rửa với nước sạch. Sau đó, dùng hỗn hợp gồm rượu trắng, gừng cắt mỏng, muối hạt… xát đều khắp bên ngoài và trong con vịt nhằm khử mùi. Lúc này, mới rửa sạch lại vịt bằng nước và để ráo.

Vịt quay rút xương được đóng gói, bao bì cẩn thận. Giá bán 140.000 đồng/nửa con và 280.000 đồng/con. Ảnh: NVCC

Công đoạn tiếp theo là làm gia vị tẩm ướp và ướp thịt với hương vị châu Âu đặc trưng trong 4-5 giờ (để ngăn mát tủ lạnh). Tiếp đến, đem vịt quay trên than hồng hoặc lò nướng trong khoảng 40 – 60 phút. Tiếp tục quết thêm gia vị lên thân vịt, nướng tiếp cho đến khi chín.

“Vịt quay rút xương mọi người có thể làm được nhưng hơn nhau ở chỗ canh độ lửa nướng sao cho hợp lý và quan trọng nhất là bí quyết nêm nếm gia vị ướp”, chị cho hay.

Do đóng gói bao bì cẩn thận nên khi thực khách dùng bữa chỉ việc mở bao và cho vào nồi chiên không dầu hoặc áp chảo. Mang vị thanh ngọt tự nhiên, món ăn này phù hợp khi dùng kèm cơm, bún, phở, mì, bánh ướt.

Hiện nay, mỗi tháng cơ sở sản xuất và cung cấp ra thị trường 1.200 con vịt quay rút xương. Giá một con là 280.000 đồng; nửa con giá 140.000 đồng. Hạn sử dụng một năm kể từ ngày sản xuất và thực khách phải bảo quản trong ngăn đông tủ lạnh.

Ngoài kinh doanh vịt quay rút xương, hiện chị và chồng vẫn đang quản lý cơ sở sản xuất các sản phẩm đặc trưng của Huế và quán ăn chuyên bán bún bò Huế. Vừa qua, dự án hệ sinh thái gia vị Huế “Ready to eat” của chị đạt giải ba tại cuộc thi Phụ nữ kinh doanh tài ba năm 2022.

Ngoài kinh doanh vịt quay rút xương theo cách truyền thống, hiện chị còn liên kết với các sàn thương mại điện tử để đưa sản phẩm đến mọi miền đất nước và sâu xa hơn còn là phân phối đến chính những quốc gia châu Âu, nơi sản sinh ra món ăn này.

Hòa Vang

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Đầu bếp Trần Trung Hải: ‘Bếp Việt mới là niềm đam...

0
(SGTT) - Chỉ với bếp Việt, đầu bếp Trần Trung Hải mới tìm lại được hương vị xưa, quen thuộc từ những món ăn...

Bếp trưởng Đỗ Xuân Trình: để làm bếp trưởng không chỉ...

0
(SGTT) - Người đầu bếp giỏi không chỉ luôn học hỏi, rèn luyện kỹ năng nấu bếp mà còn phải đặt tâm của mình...

Nghệ sĩ ẩm thực người Anh tạc tượng người nổi tiếng...

0
(SGTT) – Khi nhạc sĩ nổi tiếng người Anh Ed Sheeran sáng tác ca khúc Shape of You, ông cũng không nghĩ đến hình...

Đầu bếp Arturo Rivera Martínez ‘hái sao’ Michelin nhờ món bánh...

0
(SGTT) – Một tiệm bánh nhỏ ở giữa lòng thành phố Mexico vừa được cẩm nang ẩm thực Michelin trao tặng một sao danh...

Đầu bếp Phạm Thị Thiên Hương: Ở bếp bánh mỗi ngày...

0
(SGTT) - Năm 12 tuổi, chị Phạm Thị Thiên Hương đã tự tay làm ra chiếc bánh ngọt đầu tiên. Cứ thế, hành trình...

Nữ đầu bếp người Nigeria và hành trình ‘hái sao’ Michelin...

0
(SGTT) – Mang triết lý ẩm thực Tây Phi ứng dụng vào nhà hàng Chishuru ở giữa lòng thành phố Luân Đôn (Anh Quốc),...

Kết nối