Thứ Bảy, Tháng Năm 4, 2024

Chờ gói 100.000 tỉ đồng, vừa mừng vừa lo

Vũ Yến –

Trước thông tin doanh nghiệp, cá nhân làm nông nghiệp công nghệ cao sẽ được tiếp cận gói tín dụng 100.000 tỉ đồng, nhiều doanh nghiệp cho biết họ đều hy vọng và mong chờ. Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp, khoảng cách để họ có thể chạm tay vào nguồn vốn này vẫn còn rất dài.

nong-nghiep-CNCĐể mở rộng sản xuất, bài toán vốn khiến doanh nghiệp rất trăn trở.  Ảnh: Nguyên Ngọc

Ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch Công ty An Phú Đà Lạt (Lâm Đồng), cho biết nguồn vốn để cho doanh nghiệp vay để làm nông nghiệp công nghệ cao là nguồn vốn huy động từ các ngân hàng thương mại với mức lãi suất ưu đãi, thấp hơn 0,5-1,5 điểm phần trăm so với lãi suất cho vay thông thường, tức dao động trong khoảng 5,5-6,5%/năm. Tuy nhiên, một trong những điều kiện vay vốn là phải có tài sản thế chấp, tài sản bảo đảm, không khác gì hình thức vay vốn thông thường. Theo ông, không phải doanh nghiệp nào, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, có đủ tài sản thế chấp, tài sản bảo đảm đáp ứng điều kiện của ngân hàng để được vay nguồn vốn lớn. Trong khi nguồn vốn lớn là yếu tố quan trọng khi muốn làm nông nghiệp công nghệ cao.

Vì vậy, ông Thành cho rằng con đường để doanh nghiệp làm nông nghiệp công nghệ cao tiếp cận được với nguồn vốn 100.000 tỉ đồng này sẽ rất dài và nhiều khó khăn. “Tài sản đảm bảo trước nay chủ yếu là đất đai. Hiện một số cơ quan chức năng, hiệp hội đang đề xuất mở rộng phạm vi tài sản bảo đảm, không chỉ là đất đai mà còn là nhà xưởng, nhà kính, nhà lưới, hệ thống tưới phun sương…”, ông Thành nói thêm.

Một trong những vướng mắc nữa được ông Thành nêu ra là hiện nay chưa có một bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn về nông nghiệp công nghệ cao. Theo đó, doanh nghiệp như thế nào là doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, quy trình như thế nào được gọi là quy trình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao… cũng chưa được rõ ràng.

“Chủ trương, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ thì đã rõ ràng nhưng việc chi tiết hóa, cụ thể cách làm như thế nào (doanh nghiệp có tài sản thế chấp bao nhiêu, dự án nông nghiệp như thế nào thì được vay…) thì vẫn còn đang trong giai đoạn bàn thảo và tôi nghĩ sẽ phải cần rất nhiều cuộc họp nữa thì mới có thể thống nhất. Và những doanh nghiệp như An Phú Đà Lạt chưa thấy một tín hiệu nào để có thể có nguồn vốn vay”, ông Thành băn khoăn.

Ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An (Cần Thơ), cho biết nhiều doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long mong muốn được tiếp cận nguồn vốn 100.000 tỉ đồng.

Theo ông Bình, mặc dù Văn phòng Chính phủ đã có thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về gói tín dụng 100.000 tỉ đồng dành cho nông nghiệp công nghệ cao, tuy nhiên để 100.000 tỉ đồng thật sự có và đi vào phát triển nông nghiệp công nghệ cao thì cơ sở pháp lý phải có để doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân và ngân hàng căn cứ vào đó mà thực hiện.

“Doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân muốn hợp tác liên kết làm nông nghiệp công nghệ cao, việc đầu tiên cần phải có vốn. Nếu không có cơ chế, quy định rõ ràng thì khi vay vốn ngân hàng sẽ đưa ra nhiều điều kiện, nhất là tài sản thế chấp. Mà điều kiện này đa phần doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp nhỏ, thường không thể đáp ứng”, ông Bình nói.

Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM, hiện tại ở TPHCM vẫn chưa triển khai thực hiện gói cho vay này vì còn chờ hướng dẫn từ trung ương.

Về nguồn vốn dành cho nông nghiệp công nghệ cao, một đại diện Ngân hàng Sacombank cho biết, sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Sacombank đã dành một nguồn vốn không giới hạn cho chương trình. Tuy nhiên, Sacombank vẫn đang chờ hướng dẫn cụ thể của Ngân hàng Nhà nước.

“Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đang soạn thảo và chuẩn bị ban hành hướng dẫn cụ thể về nguồn vốn cho vay, cũng như xác định doanh nghiệp như thế nào được cho vay, điều kiện cho vay. Nghe nói trong tháng 4-2017 hướng dẫn sẽ được ban hành. Khi đó Sacombank sẽ nhanh chóng giải ngân nguồn vốn”, vị đại diện ngân hàng nói.

Vị đại diện này cũng cho biết thêm, hiện nay Sacombank vẫn đang triển khai hai chương trình cho doanh nghiệp vay vốn. Đó là chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp và chương trình bình ổn thị trường. Năm 2016 tổng nguồn vốn dành cho hai chương trình này là 4.000 tỉ đồng.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Đến Gia Lai ngắm những ‘ô màu’ vàng xanh trên ruộng...

0
(SGTT) – Ngoài miền Bắc, thì ít ai nghĩ rằng đại ngàn Tây Nguyên cũng được “điểm xuyết” bởi những thửa ruộng bậc thang...

Bữa sáng Sài Gòn: Quán bún riêu 50 năm giữ vị...

0
(SGTT) - Từ gánh bún bán dạo ở khu vực chợ Bến Thành hơn 50 năm trước, bà Mai Thị Liên duy trì hương...

Những bệnh nghề nghiệp nào được đề xuất hưởng bảo hiểm...

0
(SGTT) - Bộ Y tế đang dự thảo thông tư quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội. Theo đó,...

Chỉ sử dụng tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ...

0
(SGTT) - Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị để thống nhất sử dụng...

Giải golf Lương Văn Can vun đắp ước mơ cho người...

0
(SGTT) - Ngày 3-5, Giải Golf Lương Văn Can do Tạp chí Doanh Nhân Sài Gòn tổ chức tại sân golf Tân Sơn Nhất...

Bộ GTVT đề nghị kiểm tra giá vé máy bay tăng...

0
(SGTT) - Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã có văn bản yêu cầu Cục hàng không Việt Nam, vụ Vận tải rà soát,...

Kết nối