Thứ Sáu, Tháng Tư 26, 2024

Cân nhắc lợi, hại

Khải Thư – 

Bộ Tài chính tuần rồi công bố về việc sẽ sửa đổi một số luật thuế, trong đó Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) được sửa theo hướng tăng mức thuế, ngay lập tức đã có nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại. Không ít chuyên gia kinh tế cùng chung nhận định, rằng việc tăng thuế VAT sẽ làm tăng thêm gánh nặng lên vai người nghèo vốn chiếm số đông, làm mất tác dụng chính sách kích cầu tiêu dùng, sức tiêu thụ hàng hóa giảm kéo theo sản xuất có thể gặp khó khăn…

Rất nhiều hàng hóa, dịch vụ được đề nghị nâng thuế suất thuế VAT từ 10% lên 12%; đồng thời có những hàng hóa, dịch vụ đang có thuế suất 5% cũng sẽ điều chỉnh lên mức 12%.

Tác động của việc điều chỉnh mức thuế tăng lên như trên tất nhiên là xảy ra với tất cả mọi người chứ không riêng người nghèo, bởi thuế VAT là loại thuế gián thu, người tiêu dùng nào cũng sẽ phải chịu thuế khi mua sắm hàng hóa, dịch vụ. Nhưng có điều, nhiều người lo ngại cho khả năng chịu đựng của người nghèo.

Bỏ qua những hàng hóa mà người nghèo không với tới, chỉ nhắc đến vô số mặt hàng cần thiết cho cuộc sống, thì khi mua sắm cùng một mặt hàng, người thu nhập cao hay thu nhập thấp cũng đều chịu một mức thuế VAT như nhau. Tuy nhiên, đối với người nghèo, có thu nhập không cao, khi đó tiền nộp thuế sẽ chiếm tỷ trọng lớn hơn trong thu nhập của họ so với trước, trong khi nó có thể không đáng kể đối với người giàu. Có thể chỉ ra rất nhiều hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng dù nghèo cũng buộc phải sử dụng và theo đó phải chịu thuế VAT, từ ăn uống, đi lại, đến học hành, chữa bệnh…

Đối với loại thuế trực thu như thuế thu nhập cá nhân, việc điều tiết tiền thuế căn cứ trên thu nhập của mỗi người, thu nhập ít đóng ít, thu nhập nhiều đóng nhiều, như vậy sẽ ít chi phối với đối tượng là người nghèo. Thế nhưng sắc thuế này dự kiến điều chỉnh giảm, trong khi đó, thuế VAT mà người nghèo cũng như người giàu cùng phải chịu mức thuế như nhau thì lại dự kiến tăng.

Việc tăng thuế VAT cũng đồng nghĩa với giá cả hầu hết hàng hóa, dịch vụ tăng theo tương ứng. Chưa tăng thuế thì lâu nay giá cả hàng hóa, dịch vụ cũng không ngừng nhảy vọt, cho nên với đề xuất nâng thuế VAT – một loại thuế tiêu dùng – đã khiến nhiều người lo ngại áp lực tài chính gia đình càng nặng nề thêm với người nghèo. Họ có thể phải cân nhắc, dè sẻn hơn trong việc chi tiêu. Khi buộc phải hạn chế bớt nhu cầu, tầng lớp chiếm số đông này coi như bị giảm đi cơ hội thụ hưởng vật chất trong cuộc sống, còn nhìn rộng ra là tiêu dùng của xã hội bị ảnh hưởng. Một khi sức mua yếu, hàng hóa chậm tiêu thụ, sẽ dẫn đến sản xuất cũng khó khăn theo.

Cho dù việc tăng thuế VAT được đề xuất đến 1-1-2019 mới áp dụng, nhưng trong bối cảnh nền kinh tế về lâu dài vẫn còn đang cần đến những giải pháp kích cầu tiêu dùng thì bất kỳ một yếu tố nào có thể làm giảm sức mua, dẫn đến đình đốn sản xuất, được các chuyên gia kinh tế cho rằng cần xem xét cẩn trọng.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Ngân hàng số Cake thêm tính năng mã khóa bảo vệ...

0
Nhằm tăng cường thêm độ bảo mật cho người gửi tiết kiệm, Ngân hàng số Cake by VPBank vừa thêm tính năng bảo mật...

Trải nghiệm bánh bèo Huế, giá chỉ 35.000 đồng ở chợ...

0
(SGTT) - Bánh bèo là món ăn đặc trưng vùng miền Việt Nam, có nhiều cách biến tấu tùy thuộc mỗi địa phương. Trong...

Dòng người hối hả về quê, các cửa ngõ TPHCM bắt...

0
(SGTT) – Từ chiều 26-4, ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ 30-4, tại sân bay Tân Sơn Nhất, ga Sài Gòn,...

TPHCM có đủ các loại vắc-xin trong chương trình tiêm chủng...

0
(SGTT) - Theo Sở Y tế TPHCM, các cơ sở thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng trên địa bàn đã có đủ...

Lần đầu tiên Bộ Nông nghiệp có hướng dẫn phát triển...

0
(SGTT) - Lần đầu tiên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tài liệu tập huấn phát triển mô hình du...

Yêu cầu bàn giao 8 dự án cao tốc Bắc –...

0
(SGTT) - Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Ban Quản lý dự án hoàn thiện các thủ tục liên quan để sớm bàn...

Kết nối