Chủ Nhật, Tháng Tư 28, 2024

Áo dài trong tâm thức người Huế

(SGTTO) – Tà áo dài gắn với người Huế ra sao? Câu trả lời rằng chị em phụ nữ Huế chúng tôi rất yêu quý chiếc áo dài, đều trang trọng mặc chiếc áo ấy trong các dịp lễ lộc và xem đó như một biểu tượng văn hóa của đất thần kinh.

Phụ nữ Huế trong trang phục áo dài. Ảnh: Bảo Mẫn Sala

Những tà áo dài nhẹ bay trong gió từ lâu đã đi vào thi ca, là nguồn cảm hứng vô tận của những người làm thơ, viết nhạc. Tà áo dài mềm mại đã nhẹ nhàng êm ái đến với cuộc đời, nhẹ nhàng êm ái đi vào lòng người… Qua bao mùa dâu bể, qua bao nhiêu vật đổi sao dời, chiếc áo dài truyền thống, chiếc áo dài duyên dáng và trữ tình của người phụ nữ Việt Nam vẫn luôn luôn là hình ảnh khó phai mờ và còn ở lại mãi trong lòng người. Ở đâu thấp thoáng áo dài là thấy “tâm hồn quê hương” Việt Nam ở đó.

Gần đây, cứ hai năm một lần vào các năm chẵn, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Festival Huế đều có chương trình biểu diễn áo dài trên sân khấu – nơi có công trình kiến trúc cung đình hay cây cầu lịch sử hoặc bên dòng sông Hương thơ mộng, đặc trưng không nơi nào có được.

Festival Huế 2020 có cả một chuỗi hoạt động tôn vinh, giới thiệu và trình diễn áo dài Việt Nam ở khu vực hồ Tịnh Tâm, làng cổ Phước Tích, Phố cổ Bảo Vinh. Điểm nhấn chính là Chương trình trình diễn áo dài Lễ bế mạc Festival 2020 lúc 20:00 ngày 2-9-2020 với chủ đề “Nét duyên giao hòa” tại Quảng Trường Ngọ Môn với những bộ sưu tập thời trang áo dài của nhà thiết kế nổi tiếng Hà Nội, Huế, Sài Gòn.

Tà áo dài gắn với người Huế ra sao? Câu trả lời rằng chị em phụ nữ Huế chúng tôi rất yêu quý chiếc áo dài, đều trang trọng mặc chiếc áo ấy trong các dịp lễ lộc và xem đó như một biểu tượng văn hóa của đất thần kinh. Chúng tôi đã chọn đó là trang phục duy nhất để thể hiện sự tao nhã của phụ nữ Huế trong các dịp lễ hội. Chúng tôi muốn tôn tạo và giữ gìn nét Huế qua chiếc áo dài để xao xuyến những ai đã đến Huế ngày nay và những ngày sau.

Niềm vui sướng của cô con gái mới lớn bước chân vào cổng trường trung học với chiếc áo dài trắng; chiếc áo dài của những công chức tại Huế mặc thường kỳ vào mỗi thứ Hai hằng tuần như lời nhắc nhở về sự tận tâm với công việc; chiếc áo dài của mọi phụ nữ Huế được tham quan các di tích miễn phí vào ngày lễ; chiếc áo dài trọng đại trong cuộc đời làm dâu và làm mẹ nhắc nhở sự thủy chung tận sơn cùng thủy tận… Phụ nữ Huế chúng tôi muốn nói lời cảm ơn hàng triệu triệu lượt người đã mặc chiếc áo dài truyền thống ấy với một vẻ đẹp thuần khiết và dịu dàng mang tên: Áo dài Việt Nam.

Ai là người khai sáng áo dài Việt Nam?Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1714-1765) lên ngôi vương năm 1738 khi 24 tuổi, được xem là  người đã khai sáng trang phục áo dài Việt khi có chủ trương cải tổ triều phục, cải cách y phục dân gian Đàng Trong. Hiện nay, nơi yên nghỉ của Chúa là di tích lăng Trường Thái tọa lạc tại thôn La khê, xã Hương Thọ, Thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm ở tả ngạn dòng Tả Trạch, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 10,5km.Để tri ân người khai sáng áo dài Việt Nam, tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phê duyệt đề án “Ngày hội áo dài” và đang gấp rút phương án chỉnh trang và tôn tạo di tích này để tổ chức lễ dâng hương và một số hoạt động tưởng niệm. Đồng thời, đưa điểm di tích tích thành điểm hành hương dành cho những người đang hoạt động trong lĩnh vực thời trang áo dài đến Huế  trong dịp Festival 2020 diễn ra từ 28-8 đến 2-9-2020.  Lăng Trường Thái được kỳ vọng sẽ trở thành một điểm hành hương hàng năm trong thời gian tới của các Nhà thiết kế, may đo áo dài ở khắp các tỉnh thành Việt Nam.

Ngày 26-6-2020, tại Văn miếu Quốc Tử Giám đã ra mắt Câu lạc bộ “Phụ nữ với di sản văn hóa” do bà Đặng Thị Bích Liên – Nguyên Thứ trưởng Bộ Văn Hóa Thông tin Thể thao và Du lịch Việt Nam làm chủ nhiệm. Tại buổi ra mắt áo dài đã được xuất hiện xuyên suốt chương trình nghệ thuật do nghệ sĩ ưu tú Trần Ly Ly dàn dựng.

Bảo Mẫn Sala

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Rực rỡ sắc hoa ngô đồng tháng 4 tại xứ Huế

0
(SGTT) - Trong cái nắng của tháng 4, những cây ngô đồng đang độ trổ hoa đua nhau khoe sắc tại cố đô, từ...

Xanh mướt mùa thu hoạch cỏ bàng ở Phò Trạch, Huế

0
(SGTT) – Cứ đến tháng 3 âm lịch, dân làng Phò Trạch (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) vào mùa thu hoạch cỏ...

Huế: Lễ rước Thánh mẫu truyền thống thu hút tín đồ,...

0
(SGTT) - Trong khuôn khổ Lễ hội mùa Hạ Festival Huế 2024, hoạt động cung nghinh Thánh Mẫu Hội đồng Tứ phủ trên đường...

Hơn 400 tay chèo tham gia giải đua ghe truyền thống...

0
(SGTT) - Sáng 23-3-2024, giải đua ghe truyền thống thành phố Huế lần thứ 13 năm 2024 đã diễn ra, thu hút hơn 400...

800 mẫu Áo dài được trình diễn trong ‘Lễ hội Áo...

0
(SGTT) - Tối 7-3, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1, TPHCM), Lễ hội Áo dài TPHCM lần thứ 10 năm 2024 với...

Nhiều hoạt động tại lễ hội áo dài TPHCM năm 2024

0
(SGTT) - Năm nay, lễ hội áo dài TPHCM sẽ diễn ra từ ngày 7 đến 17-3-2024. Người dân và du khách có thể...

Kết nối